Nhật Bản hướng dẫn người dân tự vệ khi Triều Tiên tấn công
Truyền hình Nhật Bản đã phát sóng một chương trình để hướng dẫn người dân nước này cách tự bảo vệ bản thân trong trường hợp Triều Tiên tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân nguy hiểm.
Trẻ em Nhật Bản học kỹ năng tự vệ khi xảy ra thảm họa (Ảnh: AFP)
Theo Dailymail, trong đoạn clip kéo dài 30 giây, chính phủ Nhật Bản đã khuyến cáo người dân nước này nên nằm rạp xuống đất hoặc tìm kiếm những nơi trú ẩn kiên cố trong trường hợp Triều Tiên tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nhật Bản.
Ngoài ra, người dân Nhật Bản cũng được khuyên nên tránh xa các cửa sổ, bảo vệ phần đầu trong trường hợp họ đang ở trong phòng, đồng thời tìm cách ẩn nấp sau các đồ vật cứng khi bị tấn công hạt nhân.
Theo thông báo của chính phủ Nhật Bản, nếu xảy ra một vụ tấn công từ phía Triều Tiên, hệ thống cảnh báo sớm, hoạt động nhờ vào các vệ tinh trên quỹ đạo, sẽ phát đi thông báo tới người dân thông qua hệ thống loa phóng thanh được “phủ sóng” khắp cả nước.
Đoạn clip trên sẽ được phát sóng trên 43 đài truyền hình tại Nhật Bản từ nay cho tới đầu tháng 7. Trong khi đó, các hướng dẫn bằng văn bản cũng đã được đăng tải trên 70 tờ báo của Nhật Bản.
Trước đó, chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các địa phương tiến hành các cuộc diễn tập sơ tán cho người dân, đồng thời hướng dẫn người dân cách phòng vệ khi phải đối mặt với một cuộc tấn công từ Triều Tiên.
Các động thái trên của Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên ngày càng tăng cao, trong khi căng thẳng giữa Mỹ – đồng minh thân cận của Nhật Bản – với Bình Nhưỡng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Việc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa về phía biển Nhật Bản trong thời gian qua khiến Tokyo không khỏi lo ngại. Tháng trước, 3 tên lửa Triều Tiên đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, ngoài khơi bờ biển Akita.
Triều Tiên hồi tháng 5 tuyên bố Nhật Bản sẽ “chìm trong những đám mây phóng xạ” nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra, đồng thời cảnh báo Tokyo sẽ phải chịu hậu quả nặng nề nhất nếu có bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra từ cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Philippines: một quốc gia, 3 chính sách đối ngoại?
Việc trình bày mạch lạc chính sách đối ngoại của Philippines đối với các nhà ngoại giao và báo chí Manila hiện nay là một nhiệm vụ bất khả thi.
Video đang HOT
South China Morning Post, Hồng Kông ngày 26/3 có bài bình luận: trong khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tìm kiếm một liên minh với Trung Quốc, các quan chức quốc phòng nước này lại cảnh báo về mối đe dọa chiến lược đến từ Bắc Kinh trên Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.
Bất hòa trong chính sách đối ngoại của Philippines xuất hiện khi Tổng thống thì luôn tìm kiếm sự ủng hộ từ Trung Quốc, quân đội lại nuôi dưỡng mối quan hệ với Hoa Kỳ, đã khiến các nhà ngoại giao và truyền thông nước này xoay như chong chóng, cố gắng dung hòa giữa 2 trường phái.
Tuy nhiên việc trình bày mạch lạc chính sách đối ngoại của Philippines đối với các nhà ngoại giao và báo chí Manila hiện nay là một nhiệm vụ bất khả thi. [1]
Những tiếng nói trái chiều
Từ khi lên nắm quyền, ông Rodrigo Duterte luôn luôn mô tả Trung Quốc như một quốc gia thân thiện và hào phóng, một đối tác thiết yếu đối với sự phát triển của quốc gia và một đồng minh quân sự tiềm năng của Philippines.
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc năm ngoái, ông Rodrigo Duterte tuyên bố tách nước mình khỏi Hoa Kỳ, trong khi đó Mỹ là đồng minh hiệp ước duy nhất của Philippines.
Một người dân Philippines mang theo tranh biếm họa tới cổng đại sứ quán Trung Quốc tại Manila tuần hành phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và rãnh Benham. Ảnh: AP.
Đồng thời ông Duterte cũng đưa ra ý tưởng tái cấu trúc quan hệ Philippines - Trung Quốc.
Thậm chí vị Tổng thống này còn cường điệu đến mức tuyên bố kiếm tìm một trật tự thế giới mới, nơi Manila sẽ cùng Bắc Kinh và Moscow "chống lại (trật tự) thế giới".
Ông còn tìm cách gây ấn tượng với Trung Nam Hải bằng việc nhấn mạnh nguồn gốc tổ tiên mình với tuyên bố: "Ông tôi là người Trung Quốc". [2]
Trung Nam Hải đã trải thảm đỏ đón ông, họ không tiếc màn đón tiếp xa hoa nhất có thể, đi kèm là một gói (cam kết) viện trợ kinh tế hào phóng.
Trong khi ở Trung Quốc, ông Rodrigo Duterte tiếp tục không tiếc lời lăng mạ người đồng cấp Hoa Kỳ, ông Barack Obama.
Những điều này trái ngược hoàn toàn với người tiền nhiệm, Tổng thống Benigno Aquino III, người đã nhiều lần ví von Trung Quốc với phát xít Đức, trong khi liên tục tìm cách củng cố quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.
Dưới thời quản lý của ông Aquino, các kênh thông tin liên lạc giữa Philippines và Trung Quốc gần như sụp đổ hoàn toàn. Philippines là quốc gia đầu tiên đưa Trung Quốc ra một tòa trọng tài quốc tế về tranh chấp (giải thích, ứng dụng UNCLOS 1982 trên) Biển Đông.
Một quốc gia, ba chính sách đối ngoại
Tuy nhiên, những hùng biện của ông Rodrigo Duterte vẫn chưa trở thành chính sách đối ngoại trong thực tế.
Điều này thể hiện rõ bởi các quan chức trọng yếu trong nội các, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana.
Ông Lorenzana liên tục theo đuổi không mệt mỏi trong việc giữ gìn nền tảng liên minh quốc phòng Philippines - Hoa Kỳ, đồng thời không ngừng cảnh báo những nguy cơ từ Trung Quốc trên Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.
Xét tới ảnh hưởng của quân đội Philippines trong suốt chiều dài lịch sử, sẽ là một sự liều lĩnh nếu ông chủ Điện Manacanang bỏ qua quan điểm chính thức và tình cảm của các quan chức quốc phòng cấp cao.
Trong thực tế, Philippines hiện có 3 chính sách đối ngoại khác nhau cùng một lúc. Chính sách thứ nhất là các tuyên bố riêng của Tổng thống Rodrigo Duterete.
Những tuyên bố này có xu hướng mang nặng màu sắc cảm xúc cá nhân và phản chiếu nhiều lựa chọn.
Chính sách đối ngoại thứ hai có thể tìm hiểu qua các quan chức quốc phòng Philippines, nơi Trung Quốc đang được xem là mối đe dọa chiến lược và chủ yếu.
Chính sách đối ngoại thứ ba có thể nhận thấy qua bộ phận ngoại giao và báo chí Philippines.
Các nhà ngoại giao và nhà báo Philippines đang vận dụng tối đa khả năng ngôn ngữ của mình để không ngừng nỗ lực tổng hợp, trung hòa các phát biểu mâu thuẫn giữa ông Rodrigo Duterte với các tướng lĩnh, quan chức quốc phòng nhằm trình bày một chính sách đối ngoại rõ ràng, mạch lạc.
Nhiệm vụ bất khả thi
Bất hòa trong chính sách đối ngoại của Philippines đã "mưng mủ" trong những tuần gần đây khi ông Rodrigo Duterte và các quan chức Bộ Quốc phòng đưa ra những bình luận rất khác nhau về sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và ngoài khơi bờ biển phía Đông Philippines.
Đầu tháng này, các quan chức quốc phòng Philippines cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động đáng ngờ ngoài rãnh Benham, một phần của thềm lục địa phía Đông Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho rằng tàu Trung Quốc tiến hành hoạt động nghiên cứu hải dương học bất hợp pháp trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp và không có tranh chấp của Philippines.
Bình luận của ông bị các quan chức Trung Quốc bác bỏ thẳng thừng, nhưng nó nhen nhóm sự mất lòng tin ngày càng sâu sắc trong dư luận dân chúng Philippines đối với Bắc Kinh, dù Trung Quốc đang cam kết cung cấp các thương vụ đầu tư lớn cho quốc gia Đông Nam Á này.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã nhanh chóng tìm cách giảm nhẹ tình trạng này bằng tuyên bố, ông đã cho phép Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển này (rãnh Benham).
Tuy nhiên, cả Bộ trưởng Quốc phòng lẫn Ngoại trưởng Philippines từ chối bình luận về tuyên bố này. Họ nói mình không biết gì về một thỏa thuận như thế.
Đồng thời, cả hai trợ thủ của ông Duterte đều lưu ý rằng, theo Hiến pháp Philippines, sự cho phép (mà ông Duterte nói) phải có một thỏa thuận chính thức và được các cơ quan chính phủ giám sát.
Tương tự như rãnh Benham, các quan chức quốc phòng Philippines đặt ra mối lo ngại về khả năng Trung Quốc xây dựng trên bãi cạn Scarborough.
Các quan chức quốc phòng Philippines nhanh chóng gọi nó là kịch bản tồi tệ không thể chấp nhận được, đồng thời nhấn mạnh tính tất yếu Mỹ phải ngăn chặn điều đó.
Một quan chức có ảnh hưởng, thẩm phán Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio đã ngay lập tức kêu gọi Điện Manacanang tăng gấp đôi các hoạt động hợp tác quốc phòng với Mỹ cũng như một phản ứng ngoại giao mạnh mẽ phản đối Trung Quốc xây dựng tại Scarborough. [3]
Nhưng ông Rodrigo Duterte đã nhanh chóng bác bỏ bất cứ đề nghị nào tương tự với tuyên bố, Philippines không thể ngăn chặn Trung Quốc làm việc này, ngay cả Mỹ còn chẳng ngăn nổi họ.
South China Morning Post nhận định, những gì dư luận đang chứng kiến về chính sách đối ngoại của Philippines giống như trò chơi "cảnh sát tốt, cảnh sát xấu" được điều khiển bởi chính quyền Tổng thống Rordrigo Duterte.
Tuy nhiên một giả thuyết hợp lý hơn là, chính sách đối ngoại của Philippines là sản phẩm của thương lượng và tranh luận giữa một Tổng thống "phi truyền thống" mới xuất hiện với các đại diện của quân đội rất chính thống và mạnh mẽ.
Kết quả cuối cùng sẽ là một mối bất hòa chính sách điển hình, các nhà ngoại giao và báo chí Philippines phải đối mặt với nhiệm vụ bất khả thi khi cố gắng trình bày một cách mạch lạc và hợp lý chính sách đối ngoại của đất nước mình.
Điều này có thể dẫn đến một sự hoang mang cho dư luận trong và ngoài Philippines.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2082090/philippines-duterte-seeks-alliance-china-defence
[2]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2038385/will-playing-chinese-ancestry-card-help-rodrigo-duterte
[3]http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Binh-luan-ve-phat-bieu-cua-Tong-thong-Duterte-khong-the-ngan-duoc-Trung-Quoc-post175201.gd
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Biên phòng Nga bắn tàu cá Triều Tiên, một người chết Đội tuần tra biên phòng Nga hôm 14/10 buộc phải nổ súng trong lúc khám xét một tàu cá Triều Tiên sau khi phát hiện con tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nga ở vùng Viễn Đông. Biên phòng Nga hôm 14/10 nổ súng vào một tàu cá Triều Tiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế. Ảnh minh...