Nhật Bản: Hơn 10.000 mặt hàng thực phẩm tăng giá
Công ty nghiên cứu tín dụng Teikoku Databank Ltd. ngày 1/6 đã công bố kết quả khảo sát cho thấy giá của hơn 10.000 mặt hàng thực phẩm ở Nhật Bản có thể tăng trung bình 13% trong năm 2022, trong bối cảnh chi phí đầu vào nguyên liệu tăng cao và đồng yen bị mất giá nhanh chóng.
Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo công ty Teikoku Databank Ltd., 105 nhà sản xuất lương thực thực phẩm lớn đã tăng giá của 6.285 sản phẩm trong tháng 6, đồng thời có kế hoạch tăng giá thêm 4.504 sản phẩm từ tháng 7 tới.
Hiện nay, ngày càng nhiều công ty Nhật Bản đã tăng giá bán các mặt hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng như việc giá cả nhiều loại mặt hàng leo thang, từ lúa mỳ cho đến dầu ăn. Ngoài ra, việc đồng yen bị mất giá đã làm tăng chi phí nhập khẩu cũng như sản xuất. Điều này đã đặt ra thách thức ngày càng lớn hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Video đang HOT
Trước đây, nhiều công ty đã sử dụng các biện pháp như giảm khối lượng sản phẩm hoặc chấp nhận phải giảm lợi nhuận để không tăng giá bán. Tuy nhiên, theo Teikoku Databank, việc chi phí nguyên liệu tăng vọt đã khiến các nhà sản xuất buộc phải tăng giá bán sản phẩm.
Theo cuộc khảo sát, mặt hàng đồ uống, đặc biệt là đồ uống có cồn sẽ tăng cao nhất, với mức tăng trung bình khoảng 15%, do lúa mỳ và chai nhựa tăng cao. Ngoài ra, hơn 80% sản phẩm này sẽ tiếp tục tăng giá kể từ tháng 7 tới hoặc lâu hơn. Giá thực phẩm đã qua chế biến (chiếm khoảng 40% mặt hàng tăng giá), sẽ tăng trung bình 14%, trong khi đó đồ ngọt tăng 12%, gia vị tăng 11%, bánh mỳ tăng 9%.
Nhiều khả năng các công ty sẽ không “chịu được mức chi phí nguyên liệu và sản xuất tăng cao”, do đó giá cả có thể sẽ lại tăng trong năm nay, với “tốc độ nhanh chưa từng thấy”.
Nhật Bản thêm 8.234 ca mắc, 40 ca tử vong do COVID-19
Ngày 6/9, Nhật Bản ghi nhận 8.234 ca mắc mới và 40 ca tử vong trên toàn quốc. Số bệnh nhân COVID-19 nguy kịch cũng giảm 9 ca so với một ngày trước đó xuống còn 2.198 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, dịch COVID-19 tại Nhật Bản đang có dấu hiệu bớt căng thẳng khi số ca mắc mới đã giảm xuống dưới ngưỡng 10.000 ca/ngày lần đầu tiên kể từ ngày 2/8. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản có thể vẫn gia hạn tình trạng khẩn cấp về y tế.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản, ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 6/9, Nhật Bản ghi nhận 8.234 ca mắc mới và 40 ca tử vong trên toàn quốc. Số bệnh nhân COVID-19 nguy kịch cũng giảm 9 ca so với một ngày trước đó xuống còn 2.198 người.
Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận 968 ca mắc mới, giảm 947 so với 1 tuần trước đó. Đây là ngày đầu tiên kể từ ngày 19/7, số ca mắc mới ở Tokyo giảm xuống dưới 1.000 ca/ngày. Số ca mắc mới bình quân trong tuần từ 31/7 đến 6/9 ở Tokyo là 2.414 ca/ngày, giảm 34,9% so với một tuần trước đó.
Mặc dù số ca mắc mới đang có xu hướng giảm nhưng giới chức y tế Nhật Bản vẫn cảnh giác do các biến thể nguy hiểm như Delta và Lambda đã xâm nhập nước này, trong khi hệ thống y tế ở một số khu vực vẫn đang trong tình trạng căng thẳng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc gia hạn tình trạng khẩn cấp ở vùng thủ đô trước khi biện pháp này hết hạn vào ngày 12/9. Hãng tin Jiji Press dẫn lời một quan chức chính phủ cho biết sẽ khó dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và các tỉnh khác nằm trong vùng thủ đô. Chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này vào ngày 9/9.
Hiện Nhật Bản áp dụng tình trạng khẩn cấp ở 21 trong số 47 tỉnh, thành, trong đó có 4 tỉnh, thành thuộc vùng thủ đô là Tokyo, Saitama, Chiba và Kanagawa.
Tàu sân bay Anh đến Nhật Bản Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cập cảng Yokosuka, sau khi tiến hành đợt diễn tập với lực lượng Mỹ và Nhật Bản trên Thái Bình Dương. "Chuyến thăm Nhật Bản của nhóm tác chiến tàu sân bay Anh và các đợt diễn tập chung cho thấy mục tiêu của hai quốc gia. Hợp tác quốc phòng Nhật - Anh không chỉ đóng...