Nhật Bản hôm 5/2 xác nhận 10 người trên du thuyền bị nước này cách ly cho kết quả dương tính về các xét nghiệm với virus corona.
Princess Cruises, công ty sở hữu du thuyền cho biết họ áp dụng kiểm dịch bắt buộc 3.700 hành khách và thủy thủ đoàn sau thông tin này.
Cũng theo công ty này, một vị khách từng lên tàu Diamond Princess tại thành phố Yokohama vào ngày 20/1 và lên bờ hôm 25/1 bị xác nhận nhiễm virus corona hôm 2/2, tức là 6 ngày sau khi rời tàu. Trong thời gian còn ở trên tàu, người này không có bất cứ triệu chứng nào.
10 người trên tàu du lịch Nhật Bản nhiễm virus corona. (Ảnh: Reuters)
Ngay sau khi hay tin về hành khách trên, Diamond Princess bị cách ly ở khu vực ngoài khơi bờ biển Yokohama. Trong số các hành khách, mẫu của 273 người đã được lấy. Trong số 31 kết quả trả về cho đến nay, 10 người cho kết quả xét nghiệm dương tính.
Đại diện Bộ Y tế Nhật Bản cho biết 10 người này được đưa lên bờ bằng tàu của Cảnh sát biển Nhật Bản và được vận chuyển tới các bệnh viện địa phương để nhận được sự chăm sóc từ các chuyên gia y tế Nhật Bản.
Con tàu sẽ được kiểm dịch trong ít nhất 14 ngày theo yêu cầu từ Bộ Y tế Nhật Bản. Hành khách được yêu cầu ở lại trong cabin khi các xét nghiệm vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Princess Cruises cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục cung cấp cho hành khách dịch vụ điện thoại và internet miễn phí trong thời gian này.
Virus corona mới hiện lây nhiễm cho hơn 24.300 người tại 28 quốc gia, giết chết 490 người ở Trung Quốc đại lục, 1 người Trung Quốc ở Philippines và 1 người ở Hong Kong. Chủng virus mới lây lan giữa người và một người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus cho 2,68 người khác. Các bệnh nhân có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì dù đã nhiễm virus trong thời gian ủ bệnh từ 10-14 ngày.
Video đang HOT
SONG HY (Nguồn: CNBC)
Theo vtc.vn
Cảnh giác những thông tin xuyên tạc làm xấu tình hình dịch bệnh Coronavirus
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm phổi lạ do virus corona, một số đối tượng phản động, chống đối đăng tải, phát tán thông tin trên xã hội không đúng sự thật về các địa phương đang có người nhiễm virus corana khiến người dân hoang mang.
Những ngày qua khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV, hay còn gọi là virus Vũ Hán vì khởi phát từ thành phố này) bùng phát mạnh ở Trung Quốc và lây lan sang nhiều quốc gia, bên cạnh "cuộc chiến" trên mặt trận y tế cũng đã khởi phát một "cuộc chiến" song hành: Phòng chống tin giả, tin sai lệch về virus Corona.
Tất cả các trường hợp bị xử lý vì tung tin đồn thất thiệt dịch bệnh do virus corona đều có chung mục đích "gây sự chú ý trên mạng xã hội".
Một số đối tượng phản động, chống đối đăng tải, phát tán thông tin trên xã hội không đúng sự thật về các địa phương đang có người nhiễm virus corana khiến người dân hoang mang.
Thông tin giả tràn lan trên mạng xã hội
Ngày 29/1 vừa qua, Sở Thông tin truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý tài khoản Facebook "Nhàn Lê" về việc đăng tin thất thiệt trên Facebook.
Theo đó, trong ngày 29/1, tài khoản Facebook có tên Nhàn Lê đã đăng tải 1 nội dung khẳng định tỉnh Thừa Thiên Huế có 1 trường hợp bị nhiễm dịch cúm do virus Corona gây ra. Tài khoản Nhàn Lê khẳng định người bị bệnh là người ở TP Vũ Hán (Trung Quốc) - nơi đang xảy ra đại dịch - và đang điều trị ở bệnh viện Trung ương Huế.
"Huế đã có 1 trường hợp dịch cúm Corona, người Vũ Hán, đang nằm cách ly tại BVTW Huế. Thông báo cho cả nhà phòng tránh. Xuân an lành!!!", nội dung đăng tải trên facebook Nhàn Lê.
Dòng nội dung đăng tải của Facebook Nhàn Lê nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận với hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận. Người dân tỏ ra vô cùng lo lắng với thông tin trên.
Trao đổi với PV, đại diện bệnh viện Trung ương Huế khẳng định hiện tại Thừa Thiên Huế chưa có trường hợp nào nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. Thông tin trên Facebook Nhàn Lê là hoàn toàn sai sự thật.
Dòng nội dung đăng tải của Facebook Nhàn Lê nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận với hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận. Người dân tỏ ra vô cùng lo lắng với thông tin trên.
Mới đây, Bộ Công an đã gửi điện trong ngành chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona. Theo Bộ Công an, "lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước đã đăng tải, tán phát lên không gian mạng các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình liên quan đến dịch bệnh tại Việt Nam, gây hoang mang trong dư luận người dân; tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự".
Trên thực tế, trước đó trường hợp một thanh niên đưa tin sai sự thật về dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra tại Vũng Tàu là Trần Văn T. đã bị công an triệu tập và xử lý vào ngày 28.1.
Theo Luật sư Nguyễn Hải Nam tùy vào mức độ vi phạm khi đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội nhất là những vụ việc về virus corona, người trẻ có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hiện nay, tình trạng nhiều người sử dụng mạng xã hội để đăng tin, hình ảnh giật gân, sai sự thật nhằm để câu "view", câu "like" diễn ra khá phổ biến.
Tuy nhiên, nếu chỉ là hành vi đăng tải nhằm gây sự chú ý mà không gây thiệt hại cho xã hội, cho người khác thì rất khó để xử lý. Tuy vậy, hành vi tung tin sai sự thật rõ ràng là vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm, việc tung tin sai sự thật dù cá nhân tung tin không có chủ ý nhưng có rất nhiều hệ lụy có thể xảy ra mà người tung tin không thể lường trước được.
Đối tượng phản động cố tình lợi dụng để xuyên tạc
Lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước đã đăng tải, tán phát lên không gian mạng các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình liên quan đến dịch bệnh tại Việt Nam, gây hoang mang trong dư luận người dân; tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.
Có thể thấy, tất cả các trường hợp bị xử lý vì tung tin đồn thất thiệt dịch bệnh do virus corona đều có chung mục đích "gây sự chú ý trên mạng xã hội". Đây là hiện tượng khá phổ biến, một phần do nhận thức của người dùng mạng xã hội, tuy nhiên cũng có những đối tượng phản động cố tình lợi dụng để xuyên tạc tình hình, gây bất ổn xã hội Việt Nam.
Trước tình hình này, ngày 29/1, Bộ Công an cũng đã có Điện gửi Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.
Tất cả các trường hợp bị xử lý vì tung tin đồn thất thiệt dịch bệnh do virus corona đều có chung mục đích "gây sự chú ý trên mạng xã hội".
Theo Bộ Công an, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước đã đăng tải, phát tán lên không gian mạng các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình liên quan đến dịch bệnh tại Việt Nam, gây hoang mang trong dư luận người dân; tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.
Một số đối tượng phản động, chống đối đăng tải, phát tán thông tin trên xã hội không đúng sự thật về các địa phương đang có người nhiễm virus corana khiến người dân hoang mang.
Để bảo đảm tình hình an ninh, trật tự và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, thực hiện nghiêm túc điện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và hướng dẫn của Cục Y tế ngày 24/1/2020 về phòng, chống dịch bệnh.
"Công an các đơn vị, địa phương phối hợp các bộ, ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu đường bộ, đường không, đường biển (cả người và hàng hóa, đặc biệt là nghiêm cấm việc nhập, vận chuyển động vật hoang dã vào Việt Nam), có biện pháp soi chiếu, sàng lọc, kiểm dịch y tế nghiêm ngặt tại các cửa khẩu; tham mưu chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân không qua lại đường mòn, lối mở biên giới tới các vùng dịch bệnh tại Trung Quốc để phòng ngừa bị lây nhiễm bệnh", công điện của Bộ công an nêu rõ.
Đặc biệt, Bộ Công an cũng yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh; chủ động kế hoạch, phương án phòng, chống, tham gia dập tắt dịch bệnh và bảo đảm an ninh, trật tự trong tình huống có dịch bệnh bùng phát tại nước ta.
Do vậy, để sử dụng an toàn và hiệu quả, cần phải tìm hiểu quy định pháp luật, trang bị kiến thức cần thiết để biết chắt lọc thông tin. Khi đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng phải hết sức cẩn trọng để tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc. Nhất là vụ việc có liên quan đến dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra.
Quỳnh Quỳnh
Theo canhco.net
Bác sĩ Trung Quốc bị kết tội vì lên tiếng đầu tiên cảnh báo sự nguy hiểm của virus Corona Người trong hình là một bác sĩ bình thường ở Vũ Hán, tên ông là Li Wenliang. Giờ ông được cả thế giới biết đến, vì là người đầu tiên lên tiếng về dịch virus Vũ Hán, bị chính quyền thành phố này vùi dập và nay được Tòa án Tối cao Trung Quốc trả lại thanh danh. ông Li Wenliang Vào một...