Nhật Bản hối thúc Trung Quốc lập đường dây nóng quốc phòng
Nhật Bản khẳng định đối thoại là cách duy nhất để giải quyết bất đồng trên biển Hoa Đông, đồng thời hối thúc Trung Quốc sớm lập đường dây nóng quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản liên tục hối thúc Trung Quốc đối thoại và lập đường dây nóng quốc phòng.
Trong các phát biểu liên tiếp ngày 9/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nhấn mạnh mục tiêu duy nhất của Tokyo là xây dựng nền hòa bình lâu dài ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo ông Onodera, dù quan hệ với Trung Quốc đang trong tâm bão nhưng Tokyo vẫn luôn coi Bắc Kinh là nước láng giềng quan trọng. Do vậy, hai bên cần tiến hành đối thoại và lập đường dây nóng quốc phòng nhằm giải quyết những bất đồng hiện nay.
“Chúng tôi cần một đường dây nóng để đối thoại. Chúng tôi đã nêu vấn đề này với phía Trung Quốc nhưng đáng tiếc là đối thoại vẫn chưa được mở ra”, người đứng đầu ngành quốc phòng Nhật Bản nói trong buổi họp báo với người đồng cấp Pháp ở thủ đô Paris.
Video đang HOT
Cách đây 2 năm, Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí thảo luận việc thiết lập đường dây nóng quốc phòng để liên lạc trong những tình huống khẩn cấp trên biển và trên không. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã bị đình trệ sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2012.
Quan hệ giữa hai nước sau đó tiếp tục gia tăng căng thẳng với hàng loạt động thái từ cả hai phía mà điển hình là việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông chồng lấn lên vùng ADIZ của Nhật Bản và việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe viếng thăm đền Yasukuni, nơi thờ các tội phạm chiến tranh.
Vì vậy, khi tới Paris, Bộ trưởng Onodera đã không quên biện minh cho chuyến thăm đền Yasukuni gây tranh cãi của Thủ tướng Shinzo Abe, hành động không chỉ gây tức giận cho phía Trung Quốc và Hàn Quốc mà còn khiến Mỹ cũng phải lên tiếng chỉ trích.
Trong buổi trả lời phỏng vấn hãng thông tấn PTI của Ấn Độ chiều 9/1, Bộ trưởng Itsunori Onodera một lần nữa đề cập đến nhu cầu đối thoại với Bắc Kinh khi nói rằng đây là cách duy nhất để giải quyết bất đồng sau khi Trung Quốc áp đặt những hạn chế tại biển Hoa Đông và các khu vực khác.
“Đối với Ấn Độ và Nhật Bản, Trung Quốc là nước láng giềng quan trọng. Cả 2 nước đều có các mối liên kết kinh tế quan trọng với Bắc Kinh. Tuy nhiên, sau những hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc, cộng đồng quốc tế cần phải gửi thông điệp tới Bắc Kinh. Nhật Bản và Ấn Độ phải đề nghị tiến hành đối thoại với phía Trung Quốc”, Bộ trưởng Onodera nhấn mạnh.
“Nhật Bản và Ấn Độ phải đề nghị Trung Quốc không được thay đổi hiện trạng bằng cách dùng vũ lực. Những vấn đề này phải được giải quyết thông qua đối thoại và theo luật pháp quốc tế”, ông Onodera nói thêm nhân kết thúc chuyến thăm Ấn Độ.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony cũng khẳng định các bên hữu quan cần giải quyết căng thẳng thông qua đối thoại hòa bình thay vì sử dụng vũ lực.
Theo Dantri
Nhật lên án quy định hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngày 12/1 đã lên án việc Trung Quốc áp đặt các quy định mới về hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh hải sau hành động xâm phạm mới nhất của tàu thuyền Trung Quốc.
Phát biểu tại buổi thị sát tập trận của lữ đoàn không quân tinh nhuệ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) về khả năng bảo vệ và tái chiếm đảo xa, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho rằng quy định mới của Trung Quốc về hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông và việc nước này thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông đang gây quan ngại trong cộng đồng quốc tế.
"Việc đơn phương đưa ra những quy định (hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông) chỉ phù hợp với những vùng lãnh hải thuộc chủ quyền riêng. Nó không được chấp thuận ở các vùng biển quốc tế", người đứng đầu ngành quốc phòng Nhật Bản nói, không quên nhấn mạnh sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ hữu hiệu chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ ở Hoa Đông sau vụ xâm nhập mới nhất của 3 tàu Trung Quốc vào lúc 8h30' sáng ngày 12/1 ở ngoài khơi một hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Các quy định mới về hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông được cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông qua tháng 11/2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Quy định này yêu cầu tất cả các tàu thuyền không được đánh bắt cá ở vùng biển này và phải khai báo với các cơ quan chức năng Trung Quốc khi vào Biển Đông.
Quy định này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Mỹ vàPhilippines.
"Đây là hành động khiêu khích và nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và đánh bắt cá của tất cả các quốc gia tại vùng biển quốc tế được ghi trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ.
Theo bộ trên, hành động mới này của Trung Quốc đang "làm leo thang căng thẳng và gây phức tạp tình hình ở Biển Đông một cách không cần thiết, đồng thời đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực".
Theo Dantri
Nhật, Philippines thảo luận khả năng Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Philippines hôm qua đã thảo luận về khả năng Trung Quốc lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, tương tự như vùng ADIZ vừa mới thiết lập ở biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Philippines gặp nhau tại thành phố Quezon ngày hôm qua. Trả lời báo giới sau...