Nhật Bản hỗ trợ hơn 400 tỷ đồng để giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ
Ngày 10/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ký kết thực hiện dự án: “ Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện”.
Lễ ký kết thực hiện dự án.
Tổng vốn của dự án là trên 18,2 triệu USD (tương đương trên 414 tỷ đồng); trong đó vốn ODA không hoàn lại của Nhật Bản là 1,8 tỷ Yên Nhật (gần 380 tỷ đồng); vốn đối ứng của Việt Nam trên 35 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện 36 tháng kể từ khi thỏa thuận viện trợ được ký kết (từ năm 2017 đến năm 2020).
Dự án sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do mưa, lũ, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững thông qua việc thiết lập khung vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp, xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo đến các khu vực dễ bị tổn thương trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần phát triển toàn diện hệ thống thông tin phòng chống thiên tai.
Từ đó sẽ xây dựng mô hình thí điểm về vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả nhằm nghiên cứu nhân rộng đến các lưu vực sông khác. Mục tiêu cụ thể của dự án là thiết lập hệ thống vận hành và quản lý đối với 3 đập lớn đang hoạt động kết hợp với việc phòng chống thiên tai tại lưu vực trên sông Hương.
Đồng thời thiết lập mạng lưới thông tin phòng chống thiên tai toàn diện và các biện pháp dự báo, cảnh báo khẩn cấp thích hợp trên sông Hương từ đó giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt. Ngoài ra, hoàn chỉnh quy trình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hương, tạo công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các cơ quan quản lý.
Tại lễ ký kết, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho biết, trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan, công tác phòng chống và giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê, riêng năm 2016, thiệt hại do thiên tai ước tính là gần 39.726 tỷ đồng (828.661 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu mét khối đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp …). Chính phủ Việt Nam xác định phòng chống thiên tai là một trong những lĩnh vực được ưu tiên nguồn lực đầu tư để xây dựng hệ thống các công trình, cơ sở vật chất phòng chống thiên tai, cũng như hoàn thiện thể chế, chiến lược, chính sách, tăng cường năng lực và nhận thức người dân.
Một trong những giải pháp mà Việt Nam đang hướng tới đó là áp dụng mô hình quản lý lũ tổng hợp trên các lưu vực sông, sử dụng các thiết bị thông tin toàn diện trong vận hành hồ chứa vào mùa lũ, thông qua sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Trưởng đại diện cơ quan JICA Nhật Bản Fujita Yasuo chia sẻ những mất mát mà người dân đồng bào vùng Tây Bắc Việt Nam phải gánh chịu trong đợt lũ quét và sạt lở đất vừa qua, đồng thời, hy vọng dự án được thực hiện sẽ góp phần giúp người dân Việt Nam giảm thiểu rủi ro thiên tai do lũ lụt.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Đường chặn dòng thoát nước, người dân bất an khi lũ về
Tuyến đường đi qua xã Cam Hiếu và Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị dù đang trong quá trình xây dựng nhưng đã tồn tại khá nhiều bất cập. Người dân địa phương phản ánh, việc xây dựng tuyến đường này đã làm giảm khả năng thoát lũ, góp phần gây nên hiện tượng ngập úng.
Đợt lũ xảy ra vào đầu tháng 11 vừa qua đã khiến nhiều địa phương gồm: xã Cam Tuyền, thị trấn Cam Lộ, một phần xã Cam Hiếu và Cam Thủy ngập sâu trong nước. Đợt lũ "lịch sử" này được đánh giá là chưa từng xảy ra trong hàng chục năm trở lại đây, khiến nhiều tài sản và hoa màu của người dân bị hư hại.
Theo người dân địa phương, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngập lụt trở nên nghiêm trọng như vậy là do sự tồn tại của tuyến đường nối xã Cam Thủy và Cam Hiếu đã làm chậm việc thoát lũ và gây ngập úng.
Tuyến đường được cho là yếu tố gây ngập úng cho một số địa phương, làm giảm việc thoát lũ
Công trình cầu Cam Hiếu bao gồm cầu và đường dẫn hai đầu cầu nối từ quốc lộ 9 đi qua các xã Cam Hiếu, Cam Thủy, huyện Cam Lộ đang thi công dang dở. Từ khi hình thành tuyến đường này, người dân và chính quyền địa phương đã bày tỏ sự lo ngại về phương án thoát lũ.
Đặc biệt, đợt lũ vừa rồi đã bộc lộ nhiều bất cập tại công trình này. Trong khi lượng nước từ thượng nguồn đổ xuống khá lớn khiến lũ dâng cao bất ngờ, tuyến đường này đã tạo thành một con đê làm giảm khả năng thoát nước. Mặt khác, các cống thoát được thiết kế xây dựng rất nhỏ, không kịp tiêu nước nên nhiều đoạn đã bị lũ cuốn trôi.
Một số đoạn đường đã bị nước lũ cuốn trôi
Theo nhiều người dân ở xã Cam Thủy, tình trạng nước ngập sâu và rút chậm là do đường đắp ngang cánh đồng quá cao, lại ít cống thoát nước nên nước đổ về không thoát kịp, gây ngập sâu.
Mọi năm, nước lũ về rồi rút rất nhanh, nhưng năm nay nước dâng lên cao ập vào nhà, nhiều người trở tay không kịp. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh về tuyến đường này, trong đó nhấn mạnh việc các cống được xây dựng ít, không đảm bảo thoát nước.
Trước phản ánh của người dân, UBND huyện Cam Lộ đã có văn bản gửi Sở GTVT tỉnh Quảng Trị đề nghị khảo sát, điều chỉnh, bổ sung thiết kế công trình dự án cầu Cam Hiếu. Gần đây nhất, ngày 9/11/2016, huyện Cam Lộ tiếp tục có văn bản gửi Sở GTVT tỉnh Quảng Trị. Trong đó nêu rõ trận lũ diễn ra ngày 1/11/2016 cho thấy nhiều bất cập trong thiết kế, cũng như thi công đoạn đường hai đầu cầu.
Theo chính quyền huyện Cam Lộ, do nền đường hai đầu cầu đắp đất cao, thân đường dài tạo thành đê chắn làm cho nước lũ thoát chậm, mực nước dâng cao; bất cập trong việc bố trí các cống thoát nước trên đường quá ít, trong khi lưu lượng nước mưa từ thượng nguồn chảy về rất lớn, các cống không đủ năng lực thoát nước.
Những chiếc cống được xây dựng không đủ khả năng thoát nước
Từ đó, huyện Cam Lộ đề nghị Sở GTVT xem xét quan tâm chỉ đạo các ngành liên quan sớm tổ chức khảo sát, bổ sung thiết kế, có phương án và biện pháp khắc phục hợp lý để giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân trên địa bàn. Sớm xây dựng hoàn thiện đường hai đầu cầu Cam Hiếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và phát triển sản xuất.
Trao đổi với báo chí, ông Võ Phong Luân, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án và xây dựng giao thông, thuộc Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Cam Hiếu (cả cầu và đường hai đầu cầu dài 3.314m) được phê duyệt và thi công vào năm 2012.
Một chiếc cống nằm trơ trọi sau trận lũ
"Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư hơn 284 tỉ đồng nhưng đến nay đã cắt giảm và chưa giải ngân hết nên phần đường đang thi công dang dở. Theo thiết kế, tần suất ngập lũ của đường và cống là 10%. Ban đầu đoạn đường có 28 cống, nhưng sau đó người dân kiến nghị nên đã bổ sung thêm 3 cống, những cống qua đoạn có khả năng ngập có tiết diện lớn hơn", ông Luân nói.
Cũng theo ông Luân, khả năng thoát nước của tuyến đường này đã được tính toán kỹ theo tần suất, thiết kế. Về phản ánh của người dân và chính quyền địa phương, ông Luân nói sẽ yêu cầu bộ phận thiết kế đi kiểm tra để xem xét lại.
Đ. Đức
Theo Dantri
"Thủ phạm" gây ra hố tử thần khủng đã từng hoạt động mạnh 2 năm trước Chiều nay, 21/9, UBND TP.Cẩm Phả cho biết, Viện Địa chất vừa có văn bản gửi thành phố về việc đã xác định được nguyên nhân gây ra sụt lún đất tại tổ 1, khu Nam Sơn 2, phường Cẩm Sơn (TP Cẩm Phả). Theo đó, nguyên nhân là do yếu tố vận động tự nhiên. Cơ chế sụt đất tại đây cũng...