Nhật Bản hỗ trợ các hộ gia đình thu nhập thấp ứng phó với lạm phát
Hãng thông tấn Kyodo ngày 6/9 đưa tin Chính phủ Nhật Bản dự kiến cấp 50.000 yen (351 USD) cho mỗi hộ gia đình thu nhập thấp ở nước này trong khuôn khổ một gói cứu trợ ứng phó với lạm phát leo thang.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch trên, các hộ gia đình được miễn thuế cư trú sẽ đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ vì họ được coi là những người dễ bị tổn thương hơn khi giá năng lượng và lương thực tăng cao. Chính phủ cũng đang xem xét trích quỹ dự trữ trong ngân sách nhà nước cho tài khóa hiện tại (từ tháng 4) để chi cho kế hoạch cứu trợ trên – ước tính khoảng 900 tỷ yen.
Các quỹ dự trữ được phân bổ để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Chính phủ Nhật Bản có thể quyết định số tiền sẽ được sử dụng như thế nào mà không cần sự chấp thuận của quốc hội và sự giám sát của các đảng đối lập.
Video đang HOT
Lạm phát leo thang trong những tháng gần đây ở Nhật Bản có nguy cơ làm giảm nhu cầu tiêu dùng khi tiền lương tăng ít và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 diễn ra tương đối chậm. Thủ tướng Fumio Kishida đã chỉ thị các bộ ngành thực hiện các biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng và một gói cứu trợ dự kiến sẽ được công bố vào ngày 9/9.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng sẽ tiếp tục trợ cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để giảm giá xăng bán lẻ từ tháng 9 đến cuối năm nay và hạn chế tăng giá lúa mì nhập khẩu bán cho các cơ sở kinh doanh.
Chính phủ Nhật Bản đã dành khoảng 204,2 tỷ yen trong tài khóa hiện tại để trợ cấp 50.000 yen cho mỗi trẻ em trong các hộ gia đình thu nhập thấp, cha mẹ đơn thân và các hộ nuôi con được miễn thuế cư trú. Giữa đại dịch COVID-19, chính phủ đã trợ cấp 100.000 yen cho mỗi hộ gia đình thu nhập thấp.
Hóa đơn năng lượng của Anh tăng 80% do xung đột Nga - Ukraine
Hóa đơn năng lượng hộ gia đình ở Anh sắp tăng đột biến do xung đột giữa Nga và Ukraine.
Xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá năng lượng leo thang ở Anh. Ảnh: AFP
Giá năng lượng ở Anh sẽ tăng hơn 80% đối với các hộ gia đình trung bình, sau khi cơ quan quản lý năng lượng Ofgem của nước này thông báo giới hạn giá sẽ tăng từ mức 1.971 bảng lên 3.549 bảng Anh mỗi năm vào ngày 1/10 tới.
Giới hạn mới đặt ra mức giá tối đa mà các nhà cung cấp năng lượng có thể tính cho mỗi đơn vị nhiên liệu từ tháng 10 đến tháng 12/2022 và phản ánh chi phí mua năng lượng trên thị trường bán buôn cũng như cung cấp cho các hộ gia đình. Giám đốc điều hành của Ofgem Jonathan Brearley cho biết ông dự kiến giá trần sẽ tăng sau khoảng thời gian này, làm tăng thêm áp lực chi phí sinh hoạt mà các hộ gia đình ở Anh phải đối mặt.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn vài phút sau thông báo từ Ofgem, ông Brearley nêu rõ: "Chúng tôi chấp nhận áp lực giá cả đáng kể, không chỉ từ hôm nay, mà còn cho đến hết tháng 1/2023 và có khả năng sang năm sau", lưu ý giá có khả năng tiếp tục tăng bởi vì "mọi thứ đã thay đổi quá nhanh chóng".
Ông Brearley thừa nhận giá năng lượng tăng cao phần lớn là do cuộc xung đột của Nga với Ukraine và gây ra khó khăn đáng kể trong mùa Đông, đồng thời kêu gọi thủ tướng mới cùng Nội các của Anh đưa ra "phản ứng khẩn cấp".
Ông Brearley nói: "Điều này nằm ngoài khả năng của cơ quan quản lý và ngành giải quyết . Thủ tướng mới cùng với các bộ của mình sẽ cần phải hành động khẩn cấp và quyết liệt để giải quyết vấn đề này".
Các thành viên Đảng Bảo thủ Anh hiện đang trong quá trình lựa chọn một nhà lãnh đạo mới để thay thế ông Boris Johnson để trở thành thủ tướng tiếp theo, với người chiến thắng sẽ được công bố vào ngày 5/9. Bà Liz Truss và ông Rishi Sunak hiện là hai ứng cử viên trong cuộc chạy đua cho chức vụ trên.
Hy Lạp đối mặt với vụ bê bối 'kiểu Watergate' Áp lực gia tăng đối với Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis, bất chấp cam kết sẽ làm trong sạch cơ quan tình báo của nước này sau vụ nghe lén. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh: AFP Theo trang tin châu Âu Euractiv.com, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đang vướng vào một vụ bê bối nghe lén khi chính phủ của...