Nhật Bản hỗ trợ 25 tỷ đồng thiết bị y tế giúp TPHCM chống Covid-19
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thông báo sẽ hỗ trợ trang thiết bị y tế khẩn cấp với tổng trị giá 25 tỷ đồng cho Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh để chống dịch Covid-19.
Các bác sĩ làm việc bên trong Bệnh viện Hồi sức Covid-19, Thành phố Thủ Đức (Ảnh minh họa: Hải Long).
Thông cáo báo chí ngày 30/7 của JICA cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ Việt Nam chống dịch bệnh Covid-19, theo đề nghị của Bệnh viện Chợ Rẫy, JICA đã quyết định cung cấp một số trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Hiện tại, các hoạt động mua sắm đang được khẩn trương tiến hành với tổng giá trị khoảng 120 triệu yên Nhật (khoảng 25 tỷ đồng).
Video đang HOT
Các trang thiết bị y tế mua lần này gồm có máy ECMO, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân… để sử dụng tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 với quy mô 1.000 giường, mới thành lập tại Bệnh viện Ung Bướu 2 TPHCM và một số thiết bị xét nghiệm phục vụ nâng cao năng lực xét nghiệm Covid-19 cho Bệnh viện Chợ Rẫy.
Quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Bệnh viện Chợ Rẫy đã bắt đầu từ hàng chục năm trước. Từ đó, JICA đã có nhiều hoạt động khác nhau để hỗ trợ bệnh viện. Từ năm 2016, JICA triển khai dự án “Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện” nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cao cho bệnh viện thông qua các hoạt động hợp tác kỹ thuật về an toàn người bệnh, quản lý nhiễm khuẩn, thúc đẩy làm việc nhóm, v.v…
Đây là gói hỗ trợ trang thiết bị y tế lần thứ hai cho Bệnh viện Chợ Rẫy chống dịch bệnh Covid-19, sau gói đầu tiên triển khai vào tháng 7/2020.
Thông báo cho biết, JICA, cùng với Chính phủ Nhật Bản, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Hai đoàn tàu metro số 1 đã cập cảng Khánh Hội
Sáng 10-5, tàu vận chuyển đoàn tàu số 2 và số 3 cùa tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã cập cảng Khánh Hội TP.HCM sau nhiều ngày xuất cảng từ Nhật Bản.
Tàu cập cảng Khánh Hội - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo ghi nhận, sáng 10-5, tàu chở 2 đoàn tàu metro số 1 đã cập cảng Khánh Hội. Dự kiến từ 8h, tàu được làm công tác thông quan và tiến hành bốc dỡ xuống bến. Tuổi Trẻ Online sẽ cập nhật hình ảnh mới nhất về việc bốc dỡ đoàn tàu này.
Đến 0h ngày 11-5 và 0h ngày 13-5, lần lượt hai đoàn tàu metro sẽ được vận chuyển từ cảng đến depot Long Bình (thành phố Thủ Đức) bằng đường bộ.
Như vậy, tính đến nay đã có 3 trong tổng số 17 đoàn tàu của metro số 1 được nhập về nước. Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết việc nhập khẩu và vận chuyển 3 đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 1 là một trong các dấu mốc rất quan trọng của dự án, đánh dấu việc chính thức chuyển giai đoạn từ tập trung thi công xây lắp sang giai đoạn tiến hành thử nghiệm - vận hành.
Về quá trình hình thành đoàn tàu metro số 1, Ban quản lý đường sắt đô thị TP cho biết giai đoạn từ 2014 - 2015, phiên bản mô hình đoàn tàu theo đúng kích thước thực tế đã được thiết kế, sản xuất tại Nhật Bản, vận chuyển về TP.HCM và tiến hành trưng bày tại khu vực depot Long Bình để lấy ý kiến rộng rãi của đông đảo người dân TP.
Từ đó, Ban quản lý đường sắt đô thị TP đã nhận được nhiều góp ý để tổng hợp, hoàn thiện thiết kế nội thất, ngoại thất của đoàn tàu. Giai đoạn từ 2017 đến 2019, nhà thầu Hitachi tiến hành sản xuất các bộ phận của đoàn tàu tại nhiều nhà máy tại Nhật Bản, tổ chức lắp ráp đoàn tàu thành phẩm tại Nhà máy Kasado. Đồng thời, tiến hành thử nghiệm, đảm bảo an toàn tuyệt đối các bộ phận và đoàn tàu hoàn chỉnh trước khi xuất xưởng theo đúng các tiêu chuẩn của dự án.
Nhật Bản trao tặng thiết bị y tế hiện đại để phòng chống Covid-19 Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã bàn giao 3 thiết bị y tế hiện đại cho Bệnh viện Trung ương Huế nhằm hỗ trợ bệnh viện này phòng, chống dịch Covid-19 Đại diện JICA và lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế trong buổi bàn giao thiết bị - ẢNH: BVCC Ngày 9.4, Cơ quan hợp tác quốc tế...