Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên tăng cường ứng phó với bão Khanun
Ngày 8/8, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều khẩn trương chuẩn bị các phương án ứng phó với bão Khanun.
Cây cối bị gió quật đổ do ảnh hưởng của bão Khanun tại Okinawa, Nhật Bản ngày 2/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nhật Bản, cơ quan khí tượng nước này cho biết tính đến 9h ngày 8/8 (giờ địa phương), bão Khanun đang di chuyển chậm, ở vị trí cách thành phố Amami, Tây Nam Nhật Bản, khoảng 160km về phía Đông – Đông Bắc. Sau khi gây ảnh hưởng đến các khu vực phía Tây tỉnh Nagasaki, bão Khanun có thể di chuyển dọc theo bờ biển miền Bắc, hướng đến Hàn Quốc. Dù bão Khanun đã dần suy giảm, song sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão vẫn là 108 km/h, kèm gió giật lên tới 144 km/h. JMA cảnh báo thiệt hại do gió mạnh và mưa lớn.
Dự báo lượng mưa ở Shikoku và phía Nam vùng Kyushu trong ngày 8 và 9/8 có thể lên tới 300-400 mm, trong khi ở Amami và Kinki (miền Tây) và Tokai (miền Trung) là từ 200-300 mm.
Do ảnh hưởng của bão Khanun, Tập đoàn ô tô Nhật Bản Mazda thông báo ngừng hoạt động sản xuất tại hai nhà máy ở Hiroshima và Yamaguchi trong hai ngày 9 và 10/8. Dịch vụ tàu cao tốc Shinkansen của nước này cũng có thể ngừng hoạt động trên tuyến Hakata và Osaka từ tối 9/8 cho đến sáng 10/8. Trong khi đó, hàng trăm chuyến bay cũng đã bị hủy bỏ. Cụ thể, ngày 8/8, hãng hàng không Japan Airlines đã hủy 132 chuyến bay, gây ảnh hưởng đến hơn 8.300 hành khách. Hãng hàng không ANA cũng đã hủy các chuyến bay nối Kagoshima (vùng Kyushu) với Tokyo. Tỉnh Kagoshima ban hành lệnh sơ tán không bắt buộc đối với 540.000 người dân, thiết lập 314 khu vực trú ẩn tạm thời.
Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc dự báo bão Khanun có thể đổ vào bờ biển miền Nam nước này vào cuối tuần này, gây mưa lớn trên cả nước.
Video đang HOT
Dự báo, đến 3h ngày 10/8, bão Khanun sẽ hoạt động trên vùng biển ngoài khơi cách thành phố Seogwipo, đảo Jeju 170 km về phía Đông. Ngay trong sáng 10/8, bão sẽ tiến đến vùng biển cách thành phố duyên hải Tongyeong 30km về phía Tây Nam. Khi đổ vào Hàn Quốc, cường độ bão có thể vẫn rất mạnh.
Dự báo bão Khanun gây ra mưa lớn trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 9/8, đến hết ngày 10/8. Riêng khu vực miền Trung Hàn Quốc, mưa có thể kéo dài đến hết sáng 11/8.
Sau khi đổ vào Hàn Quốc, bão Khanun sẽ di chuyển về phía Bắc hướng vào Triều Tiên rạng sáng 11/8. Ngày 8/8, Triều Tiên tiếp tục kêu gọi nỗ lực nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão Khanun gây ra. Theo tờ Rodong Sinmun – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, nhà chức trách nước này đã kêu gọi nỗ lực hết sức nhằm bảo vệ tính mạng của người dân, đảm bảo sẵn sàng các kế hoạch ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế do bão có thể gây ra.
Mỹ-Nhật-Hàn đồng loạt lên án Triều Tiên phóng ICBM
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã cùng lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên, cam kết phối hợp với cộng đồng quốc tế thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên phóng thử ICBM. Ảnh KCNA/Reuters.
Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 14/7, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nhấn mạnh, sẽ nỗ lực ngăn chặn các nguồn thu của Triều Tiên mà họ cho rằng nước này sử dụng để tài trợ cho các chương trình vũ khí của mình, Reuters đưa tin.
Mỹ cũng tái khẳng định cam kết kiên định bảo vệ hai đồng minh, sẵn sàng sử dụng mọi phương án, "trong đó có cả hạt nhân", tuyên bố cho biết.
Trước đó cũng trong ngày 14/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp gỡ những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc bên lề hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Indonesia.
Theo hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa chạy bằng nhiên liệu rắn Hwasong-18 vào hôm 12/7. Đây là vụ phóng ICBM nhiên liệu rắn thứ hai của Triều Tiên sau vụ phóng thử đầu tiên vào hôm 13/4.
Hai ngày trước đó, Bình Nhưỡng đã chỉ trích kế hoạch triển khai tàu ngầm hạt nhân của Mỹ gần Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo rằng động thái này có thể "kích động một cuộc khủng hoảng xung đột hạt nhân tồi tệ nhất trên thực tế".
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song hôm 13/7 phát biểu trước Hội đồng Bảo an rằng vụ phóng ICBM nhằm "ngăn chặn các động thái quân sự nguy hiểm của các thế lực thù địch và bảo vệ an ninh" của đất nước.
Trong tuyên bố, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là hành động nguy hiểm.
"Điều này cấu thành một sự vi phạm trắng trợn, rõ ràng đối với nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và hơn thế nữa", tuyên bố nhấn mạnh. "Việc CHDCND Triều Tiên phóng ICBM này đã đe dọa đến sự an toàn của hàng không dân dụng và giao thông hàng hải trong khu vực".
Triều Tiên đã leo thang các cuộc thử nghiệm tên lửa trong hai năm qua.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có các cuộc đàm phán trực tiếp với người nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong nhiệm kỳ của ông, nhưng các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước đã phải dừng lại dưới thời Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden.
Sau cuộc gặp đầu tiên giữa hai ông Trump và Kim vào năm 2018, hai bên khẳng định trong một tuyên bố chung rằng Triều Tiên cam kết "làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên".
Dù vậy, sau cam kết này, chưa thực sự có những nỗ lực nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
Giới chức Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trao đổi về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên Ngày 14/7, các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Từ trái sang: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Ngoại...