Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ kết nối hệ thống radar thông qua Mỹ
Tờ Nikkei Asia ngày 12.5 đưa tin Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giảm điểm mù đối với hoạt động tên lửa của CHDCND Triều Tiên bằng cách liên kết các hệ thống radar của họ với Mỹ.
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản canh gác hệ thống phòng không Patriot. Ảnh REUTERS
Ý tưởng này sẽ cho phép Mỹ làm đầu mối kết nối các hệ thống của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF), quân đội Hàn Quốc và các binh sĩ Mỹ đóng tại 2 nước. Khi đó, các bên có thể chia sẻ trực tuyến những dữ liệu như vị trí, tốc độ, đường bay của tên lửa Triều Tiên.
Hàn Quốc hiện có mạng lưới radar gần khu vực phi quân sự liên Triều, có thể theo dõi hiệu quả các tên lửa tầm thấp. Trong khi đó, JSDF điều động các tàu trang bị hệ thống phòng không Aegis với lợi thế theo dõi các tên lửa phóng từ tàu ngầm. Tại cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 11.2022, Nhật và Hàn Quốc đồng ý sẽ chia sẻ trực tuyến dữ liệu cảnh báo tên lửa. Dự kiến, lãnh đạo Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sẽ thảo luận cụ thể về việc kết nối hệ thống radar khi gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật từ ngày 19 – 21.5.
Tổng thống Hàn Quốc chỉ thị tăng cường phòng thủ sau vụ phóng của Triều Tiên
Ngày 5/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã chỉ thị các quan chức nước này tăng cường răn đe và phối hợp phòng thủ chung giữa Hàn Quốc và Mỹ, sau khi Triều Tiên thực hiện vụ phóng tên lửa sáng cùng ngày.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu tại Seoul ngày 23/5/2022. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Theo Phủ Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk-yeol đưa ra chỉ thị trên sau khi các thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) báo cáo vắn tắt kết quả cuộc họp của hội đồng này ngay sau vụ phóng của Triều Tiên. Tổng thống Yoon Suk-yeol đã ra lệnh duy trì tư thế sẵn sàng cũng như tiếp tục củng cố phòng thủ chung giữa Hàn Quốc-Mỹ, bao gồm các cuộc tập trận phòng thủ tên lửa.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong cuộc họp của NSC do Cố vấn An ninh Quốc gia Kim Sung-han chủ trì, các quan chức đánh giá rằng các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là một phép thử đối với tình hình an ninh của chính phủ mới tại Hàn Quốc.
Đây là lần thứ 3 NSC phải triệu tập họp khẩn kể từ khi Tổng thống Yoon nhậm chức ngày 10/5 vừa qua.
Trước đó, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng 8 tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển phía Đông sáng 5/6. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, quân đội nước này "đang tăng cường giám sát các hoạt động của phía Triều Tiên đồng thời hợp tác chặt chẽ với Mỹ duy trì tư thế sẵn sàng".
Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc báo cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo cho biết Triều Tiên đã phóng ít nhất 6 tên lửa, trong đó ít nhất một tên lửa thuộc loại có khả năng điều chỉnh quỹ đạo. Ông cho rằng vụ phóng tên lửa với số lượng lớn từ ít nhất 3 địa điểm trong khoảng thời gian rất ngắn như vậy là "bất thường" và "không thể chấp nhận được".
Triều Tiên tiến hành vụ phóng trên sau khi Hàn Quốc và Mỹ vừa hoàn tất đợt tập trận chung quy mô lớn kéo dài 3 ngày, trong đó triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017 một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân được triển khai tham gia một cuộc tận trận chung của hai nước đồng minh này.
Bloomberg: Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Nhật là chiến thắng của chính quyền ông Biden Theo hãng tin Bloomberg (Mỹ), cuộc gặp thứ hai trong 2 tháng giữa lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc được coi là chiến thắng đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong quá trình gắn kết các đồng minh hợp tác đối phó với Triều Tiên và đối trọng với Trung Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải)...