Nhật Bản: Hai công nhân Việt nhặt được ví và hành động khiến nhiều người ngỡ ngàng
Trên đường về nhà, nhóm công nhân người Việt Nam sống tại Nhật Bản nhặt được ví tiền đã vội vã đạp xe đến tận nơi người đánh rơi để trả lại khiến cộng đồng mạng tấm tắc khen.
Báo Dân Trí đưa tin, khoảng 4h ngày 12/11, trên đường về nhà, anh Nguyễn Văn Tấn (29 tuổi) cùng hai người bạn Nguyễn Phúc Huy (26 tuổi) và Nguyễn Văn Ly (32 tuổi) nhặt được một chiếc ví gần công viên Daimon, đoạn giao khu tổ hợp Kamishin Plaza (Osaka, Nhật Bản).
Nhìn thoáng qua, Huy phát hiện bên trong chiếc ví ngoài tiền mặt còn có giấy tờ tùy thân, trong đó một chiếc thẻ ghi địa chỉ của người chủ.
Người đàn ông Nhật Bản (quần hoa) cảm ơn anh Nguyễn Văn Ly (quần đùi bò) và bạn nhặt được ví gần công viên Daimon, sau đem đến tận nơi trả, sáng 12/11. Ảnh: VnExpress
“Sau khi tra địa chỉ trên bản đồ, chúng tôi nhận ra vị trí gần nhà mình, chỉ mất 5 phút đạp xe”, anh nói.
8h cùng ngày, anh Tấn cùng anh Ly đạp xe đến tận nơi trả ví cho người đánh rơi. Do nhiều nhà cùng chung địa chỉ, nên lần đầu bấm chuông, một người phụ nữ bước ra bảo nhầm nhà. Người này sau đó hướng dẫn họ sang căn nhà bên cạnh hỏi thăm.
Lúc này, một người đàn ông ngoài 30 tuổi bước ra, bất ngờ khi nhận lại chiếc ví. Anh nói khi được hai người Việt Nam mang đến trả mới biết bản thân đánh rơi tài sản, muốn gửi một khoản tiền cảm ơn nhưng anh Ly từ chối.
“Anh ấy nói rằng tối 11/11 về nhà muộn chưa kịp kiểm tra đồ đạc, nên không biết bị mất ví”, anh Tấn giải thích.
Vợ của người đàn ông đưa giấy bút, muốn xin địa chỉ nhà để gửi quà hậu tạ, song anh Tấn và anh Ly một lần nữa từ chối.
Liên quan đến câu chuyện này, VnExpress cho biết, đã có hàng nghìn bình luận, lượt yêu thích của cộng đồng mạng trên các diễn đàn mạng xã hội Việt Nam và Nhật Bản dành cho các chàng trai này.
Bên cạnh lời ngợi khen hành động đẹp, một số ý kiến trái chiều cho rằng nên cầm ví đến đồn cảnh sát trình báo thay vì mang đến tận nhà để tránh rắc rối. Anh Tấn và hai người bạn đều cho biết bản thân không nghĩ nhiều, chỉ muốn nhanh chóng tìm người đánh mất trả lại.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Ly (ngồi ngoài cùng bên trái), anh Nguyễn Văn Tấn (ngồi cạnh) và anh Nguyễn Phúc Huy (đứng ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng bạn bè tại Nhật Bản, tháng 10/2023. Ảnh: VnExpress
Anh Tấn quê ở Huế, cùng hai người bạn là Ly và Huy ở Nghệ An sang Nhật Bản lao động từ năm 2018. Hiện cả ba làm công nhân lắp đặt giàn giáo xây dựng tại tỉnh Osaka. Đây không phải lần đầu tiên họ nhặt được ví đánh rơi và chưa bao giờ có ý định tư lợi cá nhân.
“Lần nào nhặt đồ được tôi đều tìm mọi cách trả lại cho người mất, tùy từng trường hợp sẽ đến tận nơi trao trả hoặc đem đến đồn cảnh sát bởi suy từ bản thân mình, khi mất giấy tờ quan trọng đều muốn nhanh chóng được nhận lại”, anh Tấn nói.
Sang Nhật làm bốc vác, cô gái Đồng Tháp gạt nước mắt, lột xác sau 5 năm
Thấy con gái vất vả, mẹ Kim Ngọc xót xa: "Về Việt Nam đi, mẹ nuôi con cả đời". Thế nhưng chính câu nói đó lại khiến Ngọc bừng tỉnh, vực dậy bản thân thêm lần nữa.
Một mình ở xứ hoa anh đào
Học hết cấp III THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, Kim Ngọc (24 tuổi, quê Đồng Tháp) xin mẹ cho sang Nhật du học. Đất nước mặt trời mọc trong mắt Ngọc lúc bấy giờ chỉ có màu hồng, với những tòa nhà cao chọc trời, hoa anh đào nở rực phố phường hay đoàn tàu điện ngầm nối đuôi nhau chạy vun vút.
Với ước muốn được vùng vẫy ra "biển lớn", Ngọc lên kế hoạch tìm hiểu các chương trình du học. Tốt nghiệp xong, cô lên thành phố tự tìm lớp học tiếng Nhật. Bố mẹ Ngọc cấm cản, lo lắng vì sợ cô con gái duy nhất ở xứ người xa lạ. Nhưng nữ sinh vẫn nằng nặc thuyết phục: "Lúc đó quyết tâm dữ lắm, mình nói với ba mẹ con quyết định đi Nhật rồi". Thấy sự nhiệt huyết của cô con gái, ba mẹ Ngọc dần xuôi lòng.
Ngọc nuôi giấc mơ du học khi còn học cấp III
Chân ướt chân ráo sang Nhật khi mới 18 tuổi, cảm giác bơ vơ, lạc lõng ập đến với cô gái trẻ chỉ sau vài ngày. Ngọc không quen ai, tiếng cũng chỉ bập bẹ, mọi thứ cô đều phải tự làm một thân một mình, từ việc tìm trọ, mua đồ đạc cho tới rải CV xin việc làm thêm.
Do không có người giới thiệu nên đơn xin việc của Ngọc bị từ chối tới hàng chục lần. Cho đến một ngày, có duy nhất 1 hãng vận chuyển nhận cô vào làm bốc vác. "Đó là công việc tay chân, không cần đến tiếng Nhật. Nhưng để trang trải học phí, mình đành chấp nhận thôi", Ngọc nhớ lại.
Ngày nào cũng thế, học xong ở trường, Ngọc lại ra xưởng làm việc và chỉ kết thúc ca làm khi trời đã về khuya. Được 2 tháng, cô xin nghỉ vì công việc quá vất vả và chuyển sang làm nhân viên dọn vệ sinh trong một trung tâm thương mại.
Ngọc tủi thân khi làm công việc lao động tay chân
Lần đầu tiên, Ngọc tủi thân đến tức ngực khi mặc bộ đồ đồng phục dọn vệ sinh trên người, trong khi nhiều bạn trẻ khác làm trong cửa hàng quần áo, mỹ phẩm được xúng xính váy áo, thơm tho.
"Mình hay mua cơm hộp vào buổi tối ở siêu thị vì được giảm nửa giá và mang theo ăn vào buổi trưa hôm sau. Chỗ làm có một cái phòng dành cho nhân viên. Mình vẫn nhớ hôm đó khi vừa ngồi xuống, mấy bạn nhân viên khác đứng dậy đi. Tự dưng lúc đó tủi thân, xấu hổ.
Lần đó mình về khóc với mẹ, nói với mẹ rằng: Thôi con đi về, con không ở đây được nữa đâu. Mấy lần trước mẹ sẽ động viên cố lên con, nhưng lần này mẹ chỉ bảo: "Bỏ hết đi con, về đây, mẹ nuôi con cả đời cũng được".
Khi nghe mẹ nói câu đó, mình mới nghĩ, đáng ra mình mới là người nói câu đó mới phải. Từ lần đó, mình nghĩ phải cố gắng vượt qua, nên lại tiếp tục", Ngọc gạt nước mắt, tự động viên bản thân.
Bức thư gửi mẹ
Ngọc theo học khoa Thương mại du lịch tại Đại học Surugadai (Nhật Bản), trong đó 2 năm đầu học tiếng Nhật, sau đó học lên đại học. Hơn 5 năm sống tại xứ hoa anh đào, cô tự trang trải phí sinh hoạt, còn học phí tại trường được ba mẹ hỗ trợ giúp. Một tuần Ngọc chỉ được phép làm thêm 3 buổi, mức chi tiêu vừa đủ nên cô phải học cách tiết kiệm nhất có thể.
Chương trình ở bậc đại học khiến cô gái Đồng Tháp gặp áp lực. Cô luôn được kỳ vọng chăm ngoan, học giỏi, đứng thứ hạng cao. Điều này trở thành bức tường vô hình khi Ngọc sang Nhật Bản.
Mẹ luôn là người bạn động viên của cô gái trẻ
"Mẹ tuy thương nhưng lại rất nghiêm khắc. Ví dụ thích ăn gì mẹ sẽ nấu cho ăn, làm công việc nhà mẹ làm hết để mình có thời gian học. Nhưng bù lại mẹ yêu cầu khá cao trong thành tích học, lúc nào cũng mong mỏi con đạt top 3 lớp. Cho đến khi mình lên cấp III, áp lực cao hơn, mọi thứ khó hơn, mình không còn nằm trong top nữa.
Lần đó mẹ buồn, thất vọng lắm. Mình cũng không dám nói chuyện với mẹ, chỉ dám viết cho mẹ một bức thư, nói rằng: Con đã cố gắng hết mức có thể, nhưng có thể chưa được như kỳ vọng của mẹ. Nhưng mẹ hãy hiểu cho con, vì lúc nào con cũng cố gắng học hết", Ngọc tâm sự.
Rồi chính áp lực lại khiến sự mạnh mẽ của Ngọc trỗi dậy. Cô lấy lại sự tự tin, chăm chỉ làm việc, tự học nhiều hơn. Thậm chí, Ngọc còn lập một kênh YouTube để có thể lưu lại những khoảnh khắc hàng ngày như một cuốn nhật ký, tự nhắc nhở bản thân...
Được khoảng 3 tháng, những video của Ngọc được nhiều người biết đến. Đến nay, kênh của cô đã thu hút gần 200 ngàn người theo dõi, có thể bật chức năng kiếm tiền.
Kênh Youtube của Ngọc chia sẻ nhiều điều tích cực về cuộc sống ở Nhật Bản
Do dịch bệnh nên vài năm nay Ngọc không thể về thăm nhà thường xuyên. Chặng đường du học xa xứ còn gian nan phía trước, song cô gái trẻ không nản lòng vì có gia đình luôn kề cạnh.
Ngọc dự định sau khi kết thúc quãng thời gian học ở Nhật Bản sẽ về nước, dành nhiều thời gian bên cha mẹ. Ngoài ra cô cũng rất đam mê với công việc sáng tạo nội dung và muốn được theo đuổi công việc này thêm một thời gian dài nữa.
Quang Linh Vlogs phản pháo khi bị nói lợi dụng người dân châu Phi YouTuber trải lòng về những ý kiến trái chiều của antifan xung quanh việc đầu tư 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng) để mở trang trại tại Angola, châu Phi. Kênh Quang Linh Vlogs - Cuôc sống ở châu Phi gây ấn tượng mạnh với khán giả nhờ sự chân thực, mộc mạc, giản dị. Nó mô tả cuộc sống đời thường của...