Nhật Bản: Giám định sức khỏe tâm thần của nghi phạm sát hại ông Abe Shinzo
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 25/7, các công tố viên Nhật Bản đã chuyển nghi phạm sát hại cựu Thủ tướng Abe Shinzo từ một đồn cảnh sát ở thành phố Nara (tỉnh Nara) tới một trại giam ở thành phố Osaka (tỉnh Osaka) để làm kiểm tra về sức khỏe tâm thần.
Lực lượng an ninh bắt giữ nghi phạm sau khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị bắn tại thành phố Nara, ngày 8/7/2022. Ảnh: Mayumi Ueda/TTXVN
Cuộc giám định sức khỏe tâm thần của nghi phạm Tetsuya Yamagami dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 25/7 đến 29/11. Trong quá trình đó, các bác sĩ sẽ đánh giá lịch sử sinh hoạt, đồng thời kiểm tra xem liệu Yamagami có gặp rối loạn về tâm thần hay không. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, các công tố viên Nhật Bản sẽ xác định sức khỏe tâm thần của Yamagami và quyết định xem liệu có nên truy tố nghi phạm này hay không. Trước đó, ngày 22/7, Tòa án quận Nara đã chấp nhận đề nghị của Văn phòng Công tố quận Nara về giám định sức khỏe tâm thần đối với nghi phạm Yamagami.
Cựu Thủ tướng Abe, 67 tuổi, đã bị bắn từ phía sau vào khoảng 11h30 ngày 8/7 (giờ Tokyo) trong lúc đang vận động tranh cử cho một ứng cử viên của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản. Chính trị gia này đã qua đời vào lúc 17h03 cùng ngày. Sau khi xảy ra vụ tấn công, cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm Yamagami, 41 tuổi, và thu giữ một khẩu súng tự chế ngay tại hiện trường.
Ngày 22/7, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tổ chức quốc tang cho cố Thủ tướng Abe vào ngày 27/9 tới tại Võ Đạo quán Nhật Bản (Nippon Budokan) ở trung tâm thủ đô Tokyo. Đây là quốc tang thứ hai dành cho một cựu thủ tướng tại Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Video đang HOT
Hung thủ ám sát ông Abe Shinzo từng cố gắng tự tử
Nghi phạm vụ ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, từng cố gắng tự tử khi còn phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ trên biển, vào năm 2005, hãng thông tấn Kyodo đưa tin.
Dẫn lời một người chú của nghi phạm, Kyodo cho biết thêm, sau khi cha của Yamagami tự vẫn vào năm 1984, bà mẹ của Tetsuya Yamagami đã tham gia tổ chức tín ngưỡng Giáo hội Thống nhất và cung tiến cho giáo phái này 100 triệu yên (theo tỷ giá đương thời là gần 1 triệu USD) từ việc bán đất đai, bất động sản và tiền bảo hiểm sau cái chết của ông chồng. Đầu năm 2002, bà này tuyên bố phá sản.
Tetsuya Yamagami, nghi phạm sát hại ông Abe Shinzo
Theo người chú của Yamagami, nghi phạm cho rằng khoản cung tiến này và vụ phá sản tiếp theo đã hủy hoại gia đình và tương lai của cá nhân, anh ta không thể theo học tại trường đại học danh tiếng.
Sau đó, Yamagami gia nhập Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản và cố gắng tự sát khi đang làm nhiệm vụ vào năm 2005, muốn để em trai và em gái có thể nhận tiền bảo hiểm, người chú cho biết thêm.
Yamagami thú nhận với cảnh sát rằng hắn ta căm ghét Giáo hội Thống nhất suốt trong 20 năm ròng; từ trước khi thực hiện vụ ám sát ông Abe, hắn đã nổ súng vào tòa nhà ở thành phố Nara có liên quan đến tổ chức tôn giáo nói trên. Trên bức tường toà nhà đã phát hiện những lỗ đạn bắn.
Trước đó, Yamagami khai hắn tin rằng chính trị gia quá cố có liên hệ với Giáo hội Thống nhất, vì hồi năm ngoái, ông Abe đã gửi thông điệp chào mừng đến một tổ chức kết thân với giáo phái này.
Yamagami cũng nói rằng ông ngoại của ông Abe - cố Thủ tướng Nobusuke Kishi - dường như đã góp phần vào sự xuất hiện của tổ chức tôn giáo này ở Nhật Bản.
Cảnh sát cho biết, một ngày trước khi xảy ra vụ ám sát, Yamagami đã thử nghiệm khẩu súng của mình bằng cách bắn vào một cơ sở của Giáo hội Thống nhất ở Nara. Ít nhất 7 dấu vết bắn bằng súng đã được tìm thấy trong tòa nhà liền kề với tòa nhà đặt cơ sở của Giáo hội Thống nhất, theo báo Asahi.
Tổ chức Giáo hội Thống nhất cho biết họ không có ghi chép về Yamagami và ông Abe chưa từng tham gia hoặc đóng bất cứ vai trò nào với giáo hội này. Ông Tanaka Tomihiro, chủ tịch Giáo hội Thống nhất chi nhánh Nhật Bản từ chối bình luận về các khoản quyên góp của mẹ nghi phạm.
Ngày 12/7, lễ tưởng niệm được tổ chức tại nhiều tỉnh thành tại Nhật Bản, trong đó lễ tang có quy mô lớn hơn được tổ chức đồng thời tại Tokyo cũng như tại quê nhà của cố Thủ tướng Abe Shinzo. Trước đó, hôm 11/7, nghi lễ tưởng niệm và viếng cố Thủ tướng Abe đã bắt đầu được tổ chức từ 18h00 (theo giờ địa phương) tại đền Zojo, Tokyo.
Nhiều nước đã cử phái đoàn đến viếng, ngoài ra ban tổ chức cũng bố trí khu vực để người dân có thể thắp hương và dâng hoa chia buồn cùng gia đình ông.
Chính phủ Nhật Bản tặng Huân chương Hoa cúc - huân chương cao quý nhất của Nhật Bản cho cố Thủ tướng Abe Shinzo. Ông Abe là người thứ tư được nhận huân chương này kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Nhật Bản điều tra vấn đề an ninh trong vụ cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị sát hại Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 14/7, Nhật Bản đã thành lập một tổ công tác đặc biệt và cử đến thành phố Nara để điều tra các vấn đề an ninh liên quan đến vụ cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị sát hại. Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ nổ súng vào cựu Thủ tướng Abe Shinzo tại Nara,...