Nhật Bản gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 8 tỉnh
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 28/5, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp ở 9 tỉnh, thành, trong đó có thủ đô Tokyo, tới ngày 20/6, chủ yếu do hệ thống y tế ở nhiều địa phương vẫn còn căng thẳng cho dù tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 đang chậm dần.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 7/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, Olympic Tokyo sẽ khai mạc. Điều này khiến không ít người hoài nghi về khả năng Nhật Bản có thể tổ chức Thế vận hội mùa Hè này theo đúng kế hoạch.
Phát biểu tại cuộc họp với nhóm chuyên gia cố vấn, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Yasutoshi Nishimura, người phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, nhấn mạnh số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao và nhiều bệnh viện vẫn không đủ giường bệnh cho các bệnh nhân COVID-19, nhất là ở khu vực Kansai. Trong khi đó, số ca nguy kịch trên toàn quốc vẫn ở mức 1.400 ca, đặt toàn bộ hệ thống y tế vào tình trạng căng thẳng. Mặt khác, sự cảnh giác cao nhất là cần thiết trong bối cảnh có những quan ngại ngày càng tăng về khả năng biến thể xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ có thể sẽ lan rộng hơn.
Liên quan tới chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ trưởng Nishimura cho rằng chương trình tiêm chủng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn các ca nguy kịch, đồng thời khẳng định chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình này với mục tiêu hoàn thành việc tiêm phòng cho người cao tuổi càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản bắt đầu áp dụng tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 ở thủ đô Tokyo và ở 3 tỉnh phía Tây gồm Osaka, Kyoto và Hyogo từ ngày 25/4. Trong tháng 5, chính quyền của Thủ tướng Suga Yoshihide đã lần lượt đưa thêm các tỉnh Aichi và Fukuoka vào danh sách vào ngày 12/5, Hokkaido, Okayama và Hiroshima vào ngày 16/5 và Okinawa vào ngày 23/5. Ngoại trừ Okinawa, tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 8 tỉnh còn lại sẽ hết hạn vào ngày 31/5.
Cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định gia hạn các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở 5 tỉnh, gồm Saitama, Chiba, Kanagawa, Gifu và Mie, tới ngày 20/6, trong khi vẫn giữ nguyên thời hạn áp dụng biện pháp này đối với 3 tỉnh, gồm Gunma, Ishikawa và Kumamoto, tới ngày 13/6.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm đã góp phần giúp giảm số ca nhiễm mới trên toàn quốc nhưng theo Thủ tướng Suga, “về tổng thể, tình hình rất khó dự đoán”. Ngày 27/5, Nhật Bản chỉ ghi nhận thêm 4.141 ca nhiễm mới, giảm mạnh so với mức đỉnh 7.766 ca của đợt bùng phát thứ 4 này được ghi nhận vào ngày 9/5. Số ca tử vong cũng giảm còn 119 ca, nhưng số ca nguy kịch vẫn ở mức cao (1.371 ca). Trong số 10 tỉnh, thành đang áp dụng tình trạng khẩn cấp, chỉ có Okinawa có số ca nhiễm mới tăng so với một tuần trước đó lên 240 ca, trong khi số ca nhiễm mới ở 9 tỉnh, thành còn lại đều giảm. Đáng chú ý, số ca nhiễm mới bình quân trong tuần từ 21-27/5 ở thủ đô Tokyo giảm 16,9% so với tuần trước đó xuống còn 585 ca/ngày. Tuy nhiên, tỉnh Kochi ở phía Tây Nam lại ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục (38 ca).
Trong một diễn biến liên quan khác, ngày 28/5, Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono, người phụ trách chương trình tiêm chủng của Chính phủ, cho biết tính tới ngày 27/5, có tổng cộng 10,74 triệu mũi tiêm vaccine COVID-19 đã được thực hiện trên khắp cả nước, trong đó chủ yếu cho nhân viên y tế và người cao tuổi.
Tuy nhiên, theo ông Kono, tỷ lệ tiêm chủng vẫn thấp hơn so với mục tiêu 1 triệu mũi tiêm vaccine/ngày do Thủ tướng Suga đặt ra. Giới chức y tế Nhật Bản đang phải đối mặt với ba thách thức lớn gồm: đảm bảo đủ nguồn cung vaccine, đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân lực có khả năng tiêm vaccine và thuyết phục người trẻ tuổi tiêm vaccine.
Ông Kono cho biết thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực để đảm bảo đủ vaccine cho người dân và đang cố gắng đảm bảo đủ nhân viên cho các cơ sở tiêm chủng. Khi việc tiêm vaccine cho người cao tuổi hoàn tất, Chính phủ sẽ tập trung cho chiến dịch thuyết phục thanh niên tiêm phòng.
Nhật Bản nới lỏng hạn chế về số người tham dự sự kiện thể thao, giải trí
Kể từ ngày 22/3, Nhật Bản đã nới lỏng hạn chế về số người tối đa có thể tham dự các sự kiện thể thao, giải trí có đông người tham gia ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận từ mức 5.000 lên 10.000 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Biện pháp hạn chế trên sẽ được tiếp tục nới lỏng vào ngày 19/4, lên mức tối đa 50% công suất của nơi tổ chức sự kiện nếu số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại khu vực này không tăng trở lại sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ.
Vào tháng 5/2021, các cơ quan chức năng Nhật Bản có thể cấp phép lưu hành hai vaccine phòng COVID-19. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Norihisa Tamura, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, nước này có thể cấp phép lưu hành cho các vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) và công ty công nghệ sinh học Moderna (Mỹ) trong tháng 5. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ lưỡng độ an toàn và tác dụng của các loại vaccine này".
AstraZeneca đã nộp đơn xin bộ trên cấp phép lưu hành vaccine phòng COVID-19 của hãng này vào tháng 2/2021. Công ty Dược phẩm Takeda của Nhật Bản - đối tác của Moderna - đã nộp đơn xin cấp phép lưu hành vaccine của Moderna vào đầu tháng này. Hiện nay, các đơn này đang được xem xét theo quy trình cấp phép khẩn cấp.
Trước đó, Nhật Bản đã cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ). Chính phủ đã bắt đầu chương trình tiêm vaccine COVID-19 vào giữa tháng 2 vừa qua, sử dụng vaccine của hãng này.
Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới ở Nhật Bản đang có dấu hiệu tăng trở lại. Ngày 21/3, nước này ghi nhận thêm 1.119 ca nhiễm mới và 19 ca tử vong. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp số ca nhiễm mới ở Nhật Bản ở trên ngưỡng 1.000 ca/ngày. Tuy nhiên, thủ đô Tokyo chỉ có thêm 256 ca. Đây là ngày đầu tiên trong 6 ngày gần đây số ca nhiễm mới ở thành phố này ở dưới ngưỡng 300.
* Cùng ngày, Cơ quan hàng không dân sự (YPA) Hy Lạp cho biết nước này đã dỡ bỏ lệnh hạn chế đối với các chuyến bay đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Albania và Bắc Macedonia, vốn được áp đặt trước đó để phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, YPA nêu rõ tất cả hành khách đến từ những nước này sẽ cần chứng minh có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 được tiến hành trong 72 giờ trước khi nhập cảnh. Họ cũng sẽ phải cách ly tại nhà hoặc tại nơi lưu trú trong 7 ngày.
Bên cạnh đó, YPA cũng nới lỏng hạn chế số hành khách đến từ Nga từ mức 500 người lên 4.000 người/tuần và cho phép các chuyến bay đến các sân bay Athens, Thessaloniki và Heraklion. Các hành khách từ Anh và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất khi đến Hy Lạp sẽ được làm xét nghiệm nhanh bắt buộc để sàng lọc COVID-19. Riêng những khách đến từ Anh sẽ được tiến hành thêm một lần xét nghiệm nữa sau 7 ngày cách ly.
Ngoài ra, các hành khách khác đến Hy Lạp cũng sẽ được làm xét nghiệm ngẫu nhiên. Nếu có kết quả dương tính với virus, hành khách đó sẽ phải cách ly trong 14 ngày. Dự kiến vào tuần tới, Hy Lạp sẽ dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 trong khuôn khổ kế hoạch dần mở lại nền kinh tế.
COVID-19 tại ASEAN hết 28/5: Tất cả các nước ghi nhận ca mắc mới; Malaysia phong tỏa toàn quốc Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 28/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 27.788 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 77.680 người. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia...