Nhật Bản: G-7 cần phối hợp chặt chẽ để điều tra về vụ MH17
Kyodo đưa tin ngày 28/7, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G-7) cần phải phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ một cuộc điều tra đa phương về vụ máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine hôm 17/7 làm toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Đoàn xe chở thi thể nạn nhân vụ tai nạn máy bay MH17 rời sân bay Eindhoven ngày 26/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu tại Văn phòng thủ tướng Nhật Bản ở thủ đô Tokyo trong buổi tiếp Ngoại trưởng Canada John Baird đang ở thăm, ông Suga nói: “Nỗ lực phối hợp của G-7 là điều cần thiết để giải quyết thảm họa này,” đồng thời gửi lời chia buồn với Canada vì một công dân của nước này đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay MH17.
Về phần mình, Ngoại trưởng Baird thể hiện sự ủng hộ của Ottawa đối với các chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe cũng như kế hoạch của ông Abe về việc Nhật Bản bảo vệ các đồng minh trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang.
Ngoại trưởng Canada cũng bày tỏ hy vọng nước ông có thể sớm xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang Nhật Bản và hai nước sẽ xúc tiến Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Nan giải bài toán tìm thủ phạm bắn tên lửa phá hủy MH17
Các bên đều tin rằng một tên lửa đã bắn rơi máy bay, nhưng việc xác định ai bắn tên lửa là điều khó khăn hơn nhiều.
Máy bay MH17 được cho là đã bị trúng tên lửa đất đối không.
Các tên lửa không tự bắn rơi máy bay. Chính con người làm điều đó. Nhưng để tìm ra ai đã nhấn nút khai hỏa còn khó khăn hơn nhiều so với việc xác định rằng tên lửa đã bắn rơi Boeing 777, làm 298 người thiệt mạng.
Đã gần một tuần kể từ khi máy bay bị bắn rơi. Hai hộp đen, vốn đã được chuyển giao cho phía Hàn Lan để đưa tới Anh phân tích, được dự đoán sẽ không cung cấp nhiều thông tin. Phi hành đoàn trên máy bay có khả năng không biết ai đã tấn công họ, vì thế có thể không có cuộc trò chuyện nào trong thiết bị ghi âm buồng lái cho biết chi tiết những gì đã xảy ra. Cũng có khả năng thiết bị thu âm dữ liệu chuyến bay cho thấy mọi thứ trên máy bay hoàn toàn bình thường, cho tới khi nó bị trúng tên lửa.
Cả Mỹ và Nga cho tới nay đều đưa các thông tin, nhận định của riêng mình nhưng chưa bên nào khẳng định về thủ phạm bắn tên lửa.
Giới chức Mỹ ngày 22/7 cho hay thông tin tình báo mới nhất của họ cho thấy lực lượng ly khai thân Nga đã hành động một mình trong vụ bắn rơi MH17 mà không có sự trợ giúp của Mátxcơva.
Chính phủ Nga được cho là đã hỗ trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine trong nhiều tháng qua. Có rất ít khả năng lực lượng ly khai có thể bắn hạ chiếc máy bay mà không có hỗ trợ của Mátxcơva. Nhưng hàm ý trong đánh giá mới nhất của Mỹ cho thấy Washington muốn tránh đẩy Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đường cùng. Washington đang cố gắng hối thúc ông chủ điện Kremlin từ bỏ sự ủng hộ đối với các phần tử ly khai.
Phía Nga thì cho rằng một máy bay Su-25 của Ukraine có thể đã bắn tên lửa khiến máy bay rơi. Mỹ đã không bác bỏ khẳng định của Nga.
"Chúng tôi chưa nhìn thấy bằng chứng nào cho thấy có một máy bay chiến đấu của Ukraine", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết hôm 22/7. "Chúng tôi vẫn đang xem xét điều đó. Tổng thống Ukraine cũng nói là không có nhưng chúng tôi sẽ kiểm chứng độc lập các thông tin này".
Giới chức Nga đã công bố các thông tin tình báo riêng của mình nói rằng các hệ thống tên lửa Ukraine đã có mặt trong khu vực và có thể đã bắn rơi MH17. Matxcơva khẳng định rằng các bức ảnh chụp các hệ thống tên lửa do Nga chế tạo bên trong Ukraine, và các cuộc gọi bị Nga lén giữa lực lượng ly khai Ukraine và các quan chức quân đội Nga sau vụ bắn rơi máy bay, đã bị làm giả, bị cắt ghép từ các địa điểm và thời gian khác nhau trước và sau khi MH17 bị nạn.
Mỹ, châu Âu, Ukraine tin rằng một tên lửa đất đối không Buk đã được các lực lượng ly khai bắn từ khu vực do phe ly khải kiểm soát ở đông Ukraine. Cuộc thử nghiệm về chất nổ còn lại trên các mảnh vỡ máy bay - hoặc tên lửa - có thể chỉ ra loại tên lửa liên quan.
Trước sức ép quốc tế ngày càng gia tăng, các tướng lĩnh quân đội Nga đã lên tiếng đáp trả trong một cuộc họp báo ngày 21/7, trong đó họ khẳng định rằng một máy bay chiến đấu Ukraine đã bay cách MH17 chỉ 3 km, trái với khẳng định của Kiev rằng không có bay nào ở gần vào thời điểm đó.
Trung tướng quân đội Nga Andrei Kartopolov cho biết nếu một tên lửa Buk bắn rơi máy bay thì nó không phải xuất phát từ Nga. Mátxcơva không cung cấp cho lực lượng ly khai thân Nga các tên lửa hay bất kỳ loại vũ khí và thiết bị quân sự nào.
"Theo các tuyên bố của Mỹ, họ có trong tay ảnh vệ tinh xác nhận tên lửa do lực lượng nổi dậy phóng đi. Nhưng không ai nhìn thấy các bức ảnh này. Nếu phía Mỹ có ảnh, họ nên cho cộng đồng quốc tế xem", ông Kartopolov nói.
An Bình
Theo Dantri/CBS, AP, Time
Vụ bắn rơi MH17 ảnh hưởng thế nào tới cuộc khủng hoảng Ukraine? Theo giới phân tích, vụ bắn rơi chiếc máy bay thương mại của Malaysia trên bầu trời Ukraine là lời cảnh tỉnh đối với các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng Ukraine, bất kể thủ phạm là ai. Tuy nhiên, Trung Quốc được dự đoán nhiều khả năng sẽ vẫn đứng bên lề cuộc khủng hoảng. Máy bay bị cháy rụi tại...