Nhật Bản dung hòa lợi ích trong cuộc đối đầu Mỹ – Iran
Sự linh hoạt của Nhật Bản khi làm trung gian hòa giải trong cuộc đối đầu gay gắt Mỹ – Iran được đánh giá là có tác động tích cực, mở ra triển vọng giữ được thỏa thuận hạt nhân Iran vốn đang đứng trước bờ vực sụp đổ.
Sự thiện chí của Iran đối với Nhật Bản – đồng minh thân cận của Mỹ cũng đang cho thấy, Iran vẫn ưu tiên đối thoại với Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón tiếp Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản cuối tuần qua. Ảnh: AP
Video đang HOT
Trong bối c ảnh bị dồn ép tối đa bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ, cuối tuần qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tới Nhật Bản để tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Động thái này được giới quan sát đánh giá là một tín hiệu rất tích cực trong nỗ lực của Iran để phá thế bế tắc hiện hữu liên quan đến Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 (JCPOA); đồng thời là sự thiện chí muốn siết chặt hơn nữa mối bang giao tốt đẹp với Nhật Bản – nước đồng minh lâu năm của Mỹ.
Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Hassan Rouhani đã đề nghị Nhật Bản hợp tác với các nước trong Nhóm P5 1 gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức để duy trì JCPOA, vốn đang đứng trước bờ vực của sự sụp đổ trong cuộc đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Iran. Thủ tướng Nhật Bản cũng kêu gọi Iran tránh làm suy yếu thỏa thuận JCPOA và nên tuân thủ các cam kết, trong bối cảnh Iran đang ngày càng bất tuân cam kết trong thỏa thuận.
Đối với Nhật Bản, sự đối đầu căng thẳng ngày càng trầm trọng giữa Mỹ và Iran đã đẩy xứ sở mặt trời mọc phải trải qua giai đoạn khó khăn và đặt ra những thách thức mới cho vấn đề an ninh năng lượng. Dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông đang đáp ứng 90% nhu cầu trong nước, mà Iran là đối tác cung cấp dầu thô quan trọng hàng đầu và cũng là quốc gia được Nhật Bản đầu tư rất lớn vào dầu mỏ. Vì vậy, những bất ổn tại Trung Đông đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của Nhật Bản.
Cùng với đó, Mỹ – đồng minh quan trọng “chống lưng” cho các vấn đề an ninh của Nhật Bản lại gây sức ép buộc nước này tham gia Sáng kiến an ninh hàng hải quốc tế do Mỹ khởi xướng hoạt động ở Trung Đông. Nhật Bản luôn cố gắng giữ vị thế trung lập tại khu vực này. Hơn hết, nếu Nhật Bản đi theo sáng kiến của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc rạn nứt quan hệ với Iran. Điều này phần nào lý giải vì sao Nhật Bản luôn nỗ lực làm trung gian hòa giải căng thẳng Mỹ – Iran, vừa đảm bảo được yêu cầu của đồng minh thân cận, vừa hài hòa lợi ích với người bạn đối tác quan trọng là Iran.
Cũng tại cuộc gặp gỡ với Tổng thống Rouhani, Thủ tướng Abe đã lý giải kế hoạch triển khai lực lượng hải quân của Nhật Bản đến Trung Đông và khẳng định sẽ không tham gia liên minh hàng hải do Mỹ khởi xướng và dẫn dắt. Kế hoạch này được dự kiến là chỉ triển khai tàu khu trục và máy bay tuần tra để tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo ở các khu vực bên ngoài eo biển Hormuz. Theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản, Tổng thống Rouhani đã “gật đầu” với kế hoạch của Nhật Bản và đánh giá cao giải pháp này. Hành động của Nhật Bản được đánh giá là rất khôn khéo và linh hoạt khi thể hiện được sự đóng góp của mình đối với liên minh của Mỹ dù không tham gia, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với Iran.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi JCPOA và mở chiến dịch gây sức ép tối đa với Iran, quốc gia Hồi giáo này cũng liên tục gia tăng các hành động cứng rắn để đối đầu. Iran cũng chỉ trích các nước trong Nhóm P5 1 không bảo vệ được Iran. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) bế tắc không thể xoa dịu sự căng thẳng Mỹ – Iran, thì “chiếc cầu nối” Nhật Bản không chỉ mang lại lợi ích cho quốc gia này, mà còn được đặt kỳ vọng là giải pháp giải quyết những xung đột giữa các bên.
Thanh Trúc
Theo bienphong.com.vn
Iran: Nhập nhằng thông tin Phó Tổng thống muốn ông Rouhani từ chức
Một số trang mạng thân thiết với các nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn của Iran, Tổng thống Hassan Rouhani, cho biết trong những ngày gần đây, Phó Tổng thống thứ nhất Es'haq Jahangiri đã đề nghị Tổng thống Rouhani từ chức.
Phó Tổng thống thứ nhất Iran Es'haq Jahangiri.
Tuy nhiên, ngày 16/12, Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Iran, ông Ali Rabiei đã phủ nhận thông tin trên.
Ông Rabiei cho rằng, nhóm người khác đã nêu ra vấn đề từ chức của Tổng thống Rouhani. Đó là những đối thủ chính trị truyền thống của ông Rouhani và muốn thay thế ông.
Trước đó, theo Radio Farda, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo Seda, một nhà báo, cũng là chính trị gia, Abbas Abdi, cho rằng "không chính quyền hay chính phủ nào có thể hoặc tiếp tục công việc của mình với mức độ căng thẳng này (liên quan đến việc đối đầu giữa các phe phái khác nhau trong chính phủ)", đồng thời kêu gọi Tổng thống Rouhani từ chức.
QT
Theo baoquocte.vn/Radio Farda
Mỏ dầu mới giúp Iran giảm thiểu đòn trừng phạt của Mỹ Việc phát hiện trữ lượng dầu mỏ mới sẽ góp phần giúp ích cho nền kinh tế Iran vốn đang chịu tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh hôm 11-11 cho biết trữ lượng mỏ dầu mới được phát hiện ước tính đạt khoảng 22,2 tỉ thùng, gần bằng 1/2 con số mà...