Nhật Bản dự trù ngân sách quốc phòng ở mức kỷ lục cho tài khóa 2024
Trong tài khóa 2024, Nhật Bản có kế hoạch chi 96,1 tỷ yen để mua phiên bản nâng cấp tên lửa đất đối hạm Type-12 để trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.
Thủ tướng Fumio Kishida phát biểu tại một phiên họp Quốc hội Nhật Bản ở Tokyo ngày 19/4/2023. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Hãng tin Kyodo ngày 16/12 cho biết Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện những dàn xếp cuối cùng để phân bổ ngân sách quốc phòng ở mức kỷ lục là 7.700 tỷ yen (54 tỷ USD) cho tài khóa 2024.
Video đang HOT
Con số trên vượt xa mức 6.800 tỷ yen được dự trù ban đầu cho ngân sách quốc phòng cho năm tài chính hiện tại, tính đến tháng 3/2024.
Trong tài khóa 2024, Nhật Bản có kế hoạch chi 96,1 tỷ yen để mua phiên bản nâng cấp của tên lửa hành trình đất đối hạm Type-12, để trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.
Loại tên lửa có tầm bắn mở rộng này dự kiến sẽ được triển khai trong năm tài chính 2025, sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu.
Ngoài ra, Nhật Bản dự định chi 64 tỷ yen để triển khai dự án sản xuất máy bay tiêm kích thế hệ mới vào năm 2035. Đây là dự án hợp tác giữa Nhật Bản, Anh và Italy.
Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ đầu tư xây dựng một viện nghiên cứu phát triển thiết bị quốc phòng tiên tiến và hiện đại.
Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã đề nghị mức ngân sách nói trên, song không bao gồm chi phí liên quan các hoạt động đồn trú lực lượng Mỹ ở nước này.
Dự kiến, dự thảo ngân sách cho tài khóa 2024 sẽ được thông qua tại cuộc họp nội các vào ngày 22/12./.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng 2024 trị giá 884 tỷ USD
Quốc hội Mỹ ngày 14/12 đã thông qua dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), dự luật chi tiêu quốc phòng hằng năm, với một ngân sách quốc phòng trị giá 886 tỷ USD trong năm 2024, đồng thời gia hạn một hệ thống giám sát điện tử nước ngoài do các cơ quan tình báo Mỹ sử dụng.
Tên lửa cho các hệ thống phòng không Patriot (ảnh) là một trong những thiết bị quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ cam kết viện trợ cho Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Thượng viện hôm 13/12 đã thông qua NDAA. Đây là một trong những đạo luật quan trọng mà Quốc hội Mỹ cần thông qua mỗi năm, cung cấp hàng tỷ USD cho những mục tiêu an ninh cụ thể, như "tăng cường khả năng răn đe và khả năng phòng thủ của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Văn kiện này cũng mở rộng một chương trình hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cho phép phân bổ dần dần 300 triệu USD cho Kiev. Tuy nhiên, tổng số tiến viện trợ này ít hơn nhiều do với gói viện trợ riêng rẽ trị giá 61 tỷ USD do các Tổng thống Mỹ và Ukraine yêu cầu từ Quốc hội Mỹ vào cuối năm nay nhưng vẫn chưa đạt được đồng thuận.
Dự luật trên cũng gia hạn thêm vài tháng một điều luật quy định về hệ thống giám sát điện tử ở nước ngoài đối với người nước ngoài sắp hết hạn, vốn bị các nhóm bảo mật chỉ trích mạnh mẽ. Chương trình này cho phép các cơ quan an ninh của Mỹ thực hiện các chương trình giám sát điện tử, thông qua việc theo dõi thư điện tử email của những người không phải là công dân Mỹ ở nước ngoài mà không cần xin lệnh của tòa án.
Dự luật năm nay dài gần 3.100 trang, quyết định về ngân sách liên quan tới mọi lĩnh vực của quốc phòng của Mỹ, từ tăng lương cho quân nhân (5,2%) đến mua sắm tàu, đạn dược và máy bay cũng như các chính sách như các biện pháp hỗ trợ Ukraine.
Triển vọng kinh tế Nga: Từ thu hẹp đến tăng trưởng Sự thay đổi trong triển vọng này phản ánh những diễn biến trong động lực kinh tế toàn cầu và khả năng của Nga trong việc điều chỉnh các chiến lược xuất khẩu của mình. Nền kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Ảnh: RIA Novosti Ủy ban châu Âu (EC) ngày 15/11 đã điều chỉnh đáng kể dự...