Nhật Bản: Du khách nước ngoài bất ngờ về rãnh thoát nước, cá có thể sinh sống
Ở hầu hết các thành phố, rãnh thoát nước là nơi lưu thông nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, tại thành phố Shimabara trên đảo Kyushu của Nhật Bản, máng xối nước trên đường phố sạch sẽ đến nỗi nó là môi trường sinh sống của hàng trăm con cá chép koi.
Sở dĩ loài cá chép này sống trong môi trường khác biệt như vậy là do hậu quả của hoạt động núi lửa của núi Unzen dẫn đến trận động đất và sóng thần năm 1792.
Thảm họa thiên nhiên thảm khốc đã giết chết 15.000 người, nhưng nó cũng hình thành nhiều suối nước ngọt. Nước sạch bắt đầu chảy qua các rãnh thoát nước của thành phố; vì vậy, vào năm 1978, các nhà chức trách đã quyết định thả cá koi nhiều màu sắc xuống rãnh nước dài 100 m.
Cá Koi nổi tiếng chỉ tồn tại trong môi trường nước cực kỳ trong sạch, do đó, việc chúng có thể phát triển mạnh trong môi trường đặc biệt này chứng minh nước trong khu vực rất tinh khiết.
Ngày nay, Shimabara được biết đến với cái tên “Thành phố cá chép tung tăng bơi lội”, và trở thành điểm đến phổ biến đối với cả khách du lịch và người dân địa phương đến ngắm nhìn những chú cá duyên dáng bơi qua những rãnh hẹp. Không có gì ngạc nhiên khi người dân địa phương rất tự hào về loài cá koi nổi tiếng trên đường phố của họ, họ cùng nhau giữ gìn cho các rãnh nước luôn sạch sẽ nhất có thể.
Video đang HOT
Loài cá chép koi ở Shimabara có thể dài tới 70 cm và có nhiều màu sắc và đặc điểm tự nhiên. Du khách có thể dành hàng giờ quan sát đàn cá khi chúng lấp lánh màu sắc rực rỡ như trắng, đen, đỏ và cam. Khu vực độc đáo này là một ví dụ tuyệt đẹp về văn hóa hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Nhật Bản.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Tòa lâu đài trắng lung linh ở Nhật Bản chứa đựng bí ẩn về linh hồn của nữ người hầu bị chính người thương của mình giết chết tại đây
Không chỉ là một công trình kiến trúc tồn tại bền vững qua thời gian mà lâu đài Himeji còn nổi tiếng với câu chuyện về ma nữ được mọi người truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Đối với những người yêu Nhật Bản thì chắc hẳn sẽ không xa lạ với tòa lâu đài Himeji tọa lạc tại thành phố cùng tên, tỉnh Hyogo. Công trình này được xây dựng từ năm 1333 và trải qua hơn 6 thế kỉ cùng nhiều sự kiện lịch sử như Thế chiến II nhưng nó vẫn đứng vững, không hề có dấu hiệu xuống cấp. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với câu chuyện về ma nữ được mọi người truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Himeji còn có tên gọi khác là Shirasagijo hoặc Hạc Trắng bởi vì lối kiến trúc như một con hạt đang giang cánh, vừa mạnh mẽ nhưng cũng rất nền nã. Lâu đài được xây trên núi và từ đó có thể quan sát toàn cảnh xung quanh. Ban đầu, lâu đài được đặt tên là Himeyama nhưng đến giữa thế kỉ 16 thì được chuyển thành tên gọi như Himeji như hiện tại dưới thời cai trị của tổ chức samurai Kuroda Shigetaka. Đến thế kỉ thứ 17 thì lâu đài trắng hoàn tất quá trình trùng tu, chỉnh sửa và có được diện mạo như ngày nay. Trông bên ngoài, Hạc Trắng như một pháo đài phòng thủ nhưng tất nhiên, nó chưa từng được sử dụng trong bất kì trận chiến nào.
Nguyên liệu để xây dựng lên tòa lâu đài này đa số được sử dụng là gỗ. Vào năm 2015, tờ Telegraph từng mô tả 2 cây cột của Hạc Trắng trông hệt như một đôi đũa trọc chời cao hơn 26m. Sở dĩ tòa lâu đài này có thể đứng vững đến ngày hôm nay là nhờ vào thiết kế sử dụng thạch cao một cách thông minh và tinh tế. Được biết, du khách đến lâu đài Hạc Trắng tham quan buộc phải tuân theo quy tắc xây dựng nếu không muốn bị lạc đường.
Dù vậy, sự tồn tại vững chãi qua thời gian của lâu đài Hạc Trắng cũng được ví như phép màu. Công trình đã "sống sót" trải qua vụ đánh bom hồi Thế chiến II, nhất là khi quân lính Mỹ đánh giá Himeji là vùng đất trọng điểm để tấn công. Chưa dừng lại ở đó, thảm họa động đất Kobe năm 1995 cũng không đánh bại được tòa lâu đài trắng này. Năm 1993, lâu đài Hạc Trắng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là Bảo vật Quốc gia của xứ sở mặt trời mọc.
Giống như hầu hết những công trình kiến trúc cổ xưa, lâu đài Hạc Trắng cũng tồn tại những linh hồn ma ám. Câu chuyện về 1 chiến binh samurai trả thù người yêu mình từng là nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim thực hiện siêu phẩm kinh dị The Ring.
Tessan Aoyama là một chiến binh samurai cừ khôi và anh để mắt đến một người hầu có tên là Okiku. Tuy nhiên, Okiku lại không chấp nhận tình cảm của Tessan khiến người này tức giận và lên kế hoạch giành lấy cô ta.
Theo một bài đăng trên trang web Bloody Disgusting vào năm 2017, một trong những nhiệm vụ của Okiku là canh giữ 10 chiếc đĩa vàng đắt giá của chủ là Tessen. Một ngày nọ, Tessen đã trà trộn vào và lấy đi 1 chiếc đĩa trước khi đe dọa người thương rằng nếu cô không chấp nhận tình cảm thì hắn sẽ tố cáo cô ăn cắp món đồ quý kia.
Tuy nhiên, Okika vẫn kiên quyết với quyết định của mình cuối cùng bị Tessen giết chết bằng cách quăng xuống giếng sâu. Sau này, giếng ấy được gọi là giếng Okiku. Người dân địa phương đồn rằng linh hồn của Okika vẫn lảng vảng ở khu vực giếng nước và chính cô là người đã hành hạ Tessan đến nỗi mất trí.
Ảnh minh họa hồn ma của Okiku.
Giếng Okiku.
Dù câu chuyện này vẫn chưa từng được chứng thực nhưng vẫn khiến người ta rùng mình mỗi khi nhắc đến lâu đài Hạc Trắng. Cho đến tận ngày hôm nay, đây vẫn là một trong những công trình đáng tự hào của người Nhật Bản.
(Nguồn: Vintages News)
Imacho
Theo toquoc.vn
3 công dân Nhật Bản sơ tán khỏi Trung Quốc bị nhiễm virus corona 3 trong số hơn 200 công dân Nhật Bản sơ tán khỏi Trung Quốc xét nghiệm cho kết quả dương tính với chủng virus corona, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản cho biết hôm 30/1. 2 trong số 3 người bị nhiễm virus corona không có bất kỳ triệu chứng nào. 3 người này về đến Nhật Bản hôm 29/1, trên chuyến bay...