Nhật Bản: Đơn đặt hàng máy móc từ nước ngoài giảm mạnh trong hơn 2 năm
Trong tháng Chín vừa qua, các đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản từ nước ngoài đã giảm 12,5%, mức giảm mạnh nhất trong hơn hai năm.
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Tokyo của Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo các chuyên gia, đây có thể là dấu hiệu về sự suy yếu nhu cầu xuất khẩu.
Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản ước tính giảm trong quý 3 vừa qua, số liệu trên đang vẽ ra triển vọng không mấy sáng sủa cho đà phục hồi trong quý 4 này một khi xuất khẩu và đầu tư doanh nghiệp mất đà.
Chính phủ dự kiến đơn đặt hàng máy móc chủ chốt sẽ tăng 3,6% trong quý 4 vừa qua, sau khi tăng 0,9% trong quý 3 trước đó. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng dự báo này quá lạc quan.
Nhà kinh tế Hiroaki Muto, thuộc Tokai Tokyo Research Center, đã bày tỏ lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc, trước sự suy yếu chi tiêu vốn trong tháng quý 3 vừa qua cộng thêm đà sụt giảm các đơn đặt hàng ở nước ngoài.
Cũng trong tháng Chín vừa qua, doanh số bán lẻ của Nhật Bản thấp hơn so với tháng trước đó. Đây là dấu hiệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở Nhật Bản có thể đã không đủ mạnh để giúp nền kinh tế nước này tránh khỏi nguy cơ giảm tốc sâu hơn.
Video đang HOT
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế của Nhật Bản, là yếu tố chính trong nỗ lực của Ngân hàng trung ương Nhật Bản ( BoJ) nhằm đưa lạm phát lên mức mục tiêu 2%.
Dự kiến, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3 vừa qua sẽ được công bố vào ngày 14/11 tới.
Một số chuyên gia kinh tế kỳ cựu tại BNP Paribas Securities dự báo GDP của Nhật Bản trong quý trước có thể sụt giảm 0,1%, sau khi tăng trưởng ấn tượng 3% trong quý trước đó – mức mạnh nhất kể từ năm 2016./.
Theo vietnamplus.vn
Porsche sẽ là hãng xe Đức đầu tiên dừng chế tạo động cơ diesel
Ngày 23/9, Tổng Giám đốc hãng xe thể thao danh tiếng Porsche Oliver Blume cho hay hãng này sẽ "khai tử" dòng xe sử dụng động cơ diesel trong thời gian tới.
Xe Porsche Cayenne Turbo. (Nguồn: Porsche)
Thay vào đó, Porsche sẽ tập trung vào "sức mạnh cốt lõi" của hãng là các dòng xe động cơ xăng, xe hybrid (sử dụng cả động cơ xăng và động cơ điện) và từ năm 2019 trở đi là các mẫu xe động cơ điện.
Theo ông Blume, đây là những động thái và điều chỉnh tất yếu mà hãng phải thực hiện sau vụ bê bối khí thải diesel cách đây 3 năm của công ty mẹ Volkswagen.
Năm 2015, Volkswagen đã phải thừa nhận với giới chức Mỹ việc lắp những thiết bị gian lận trong 11 triệu xe ôtô trên toàn thế giới nhằm đối phó với các cuộc kiểm tra khí thải, đồng thời che giấu lượng khí thải tạo ra cao hơn nhiều trong quá trình sử dụng.
Đến nay, Wolkswagen đã phải chi trả hơn 27 tỷ euro cho các khoản tiền phạt, chi phí mua lại ôtô, triệu hồi các mẫu bị lỗi và các chi phí pháp lý khác có liên quan tại Đức và các nước khác.
Ngoài ra, việc một số thành phố của Đức đã ban hành lệnh cấm sử dụng phương tiện chạy bằng động cơ diesel đã khiến doanh số ôtô chạy diesel giảm mạnh.
Theo ông Blume, mặc dù hãng Porsche "chưa bao giờ nghiên cứu và chế tạo động cơ diesel" mà chỉ sử dụng động cơ của hãng Audi, nhưng uy tín và hình ảnh của Porsche vẫn bị ảnh hưởng nặng nề do các vụ bê bối khí thải diesel.
Cách đây vài tháng, gần 60.000 xe SUV của Porsche tại châu Âu đã bị Cơ quan Quản lý Giao thông Liên bang Đức đã ra lệnh triệu hồi.
Từ tháng Hai vừa qua, Porsche đã dừng tiếp nhận các đơn hàng các dòng xe chạy diesel, nhưng ông Blume cam kết hãng sẽ tiếp tục hỗ trợ dịch vụ cho các mẫu xe diesel đang sử dụng hiện nay.
Theo báo chí Đức, Porsche hiện cũng đang phải đối mặt với những cáo buộc mới về việc sử dụng một công nghệ kỹ thuật không được kích hoạt trong quá trình kiểm tra nhằm tạo ra âm thanh mạnh mẽ hơn cho ôtô.
Về việc này, ông Blume thừa nhận giới chức Đức đã chú ý đến những bất thường trong mẫu động cơ 8 xilanh Cayenne EU5 của hãng. Điều này có thể gây tác động tới khoảng 13.500 xe của Porsche.
Vụ việc bê bối khí thải động cơ diesel đã tác động sâu rộng trên toàn nước Đức cũng như đến ngành công nghiệp ôtô sử dụng tới 800.000 nhân công của nước này.
Thời gian gần đây, các tòa án của Đức đã liên tục gây sức ép lên chính quyền các thành phố của nước này trong việc làm sạch bầu khí quyền.
Hiện đã có lệnh cấm lưu thông các phương tiện sử dụng động cơ diesel trên hai tuyến đường chính ở Hamburg. Ở thành phố Stuttgart và Frankfurt cũng đã có các khu vực cấm đối với các dòng xe đời cũ di chuyển vào đây.
Người tiêu dùng cũng có phần xa lánh đối với các phương tiện sử dụng động cơ diesel, khiến cho thị phần của phương tiện này đã sụt giảm từ mức 46,5% trong tháng 8/2015 xuống còn 32,6% trong tháng Tám vừa qua.
Chính phủ Đức kỳ vọng sẽ có được khoảng một triệu ôtô điện và xe hybrid lưu hành trên đường phố vào năm 2022, so với con số chưa tới 100.000 xe vào đầu năm nay.
Theo ông Blume, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các phương tiện sử dụng động cơ điện đang phát triển nhanh chóng.
Dự kiến vào cuối năm 2019, khoảng 400 trạm sạc điện dọc theo các tuyến đường cao tốc ở châu Âu sẽ giúp lái xe có thể di chuyển trên toàn châu Âu./.
PV
Theo TTXVN
Cháy dữ dội xưởng sản xuất đệm mút ở Bình Dương Toàn bộ nhà xưởng rộng khoảng 500 mét vuông bị đổ sụp, máy móc và nguyên vật liệu bên trong bị thiêu rụi. Vụ hỏa hoạn xảy ra vào trưa 31- 10 tại xưởng sản xuất đệm mút ở khu phố Hòa Lân (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương). Thông tin ban đầu, người dân xung quanh nghe tiếng nổ...