Nhật Bản điều chỉnh quy mô xét nghiệm các ca nghi nhiễm SARS-CoV-2
Sau khi số ca nhiễm mới trong ngày lên tới đỉnh điểm 720 ca, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới tại Nhật Bản liên tục giảm và đến nay còn khoảng 40ca mỗi ngày.
Nhân viên y tế Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: NHK/TTXVN)
Nhật Bản sẽ ngừng công tác xét nghiệm trên diện rộng, mà thay vào đó sẽ chỉ xét nghiệm các ca có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Trong thông báo quyết định trên, ngày 8/6, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản và cũng là người phụ trách các chính sách về COVID-19, ông Yasutoshi Nishimura đã lên tiếng bảo vệ chủ trương của chính phủ nước này trước sự chỉ trích của các chuyên gia y tế về thực trạng số lượng các xét nghiệm được tiến hành tại Nhật Bản thấp hơn nhiều nước khác.
Theo ông, việc tiến hành các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hiệu quả trên toàn dân số sẽ khó khăn. Vì trên thực tế, có những trường hợp lại có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi có kết quả âm tính ở xét nghiệm trước đó.
Bộ trưởng Nishimura cho rằng điều quan trọng là xét nghiệm được đảm bảo tiến hành với những người có nguy cơ cao hơn hoặc được bác sỹ chỉ định.
Năng lực xét nghiệm của Nhật Bản tối đa là 27.000 ca/ngày, song hiện nay số ca xét nghiệm thực tế vào khoảng 10.000 ca mà theo lý giải của Bộ trưởng Nishimura là do số ca nhiễm mới tại nước này giảm mạnh.
Sau khi số ca nhiễm mới trong ngày lên tới đỉnh điểm 720 ca, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới tại Nhật Bản liên tục giảm và đến nay còn khoảng 40ca mỗi ngày.
Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Nhật Bản hiện là 17.2000 ca, trong đó có 900 ca tử vong, thấp hơn nhiều so với số ca nhiễm virus và tử vong do COVID-19 tại Mỹ – quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch với hơn 1,9 triệu bệnh nhân, trong đó hơn 110.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Trước những khó khăn mà người dân, doanh nghiệp trong nước, lực lượng hoạt động trong lĩnh vực y tế đang phải gánh chịu do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngày 8/6, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về gói ngân sách bổ sung thứ hai và cũng là lớn nhất trong lịch sử.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, gói ngân sách bổ sung thứ hai của Nhật Bản có giá trị lên đến 31.914 tỷ yen (296 tỷ USD), trong đó, 2.989 tỷ yen được sử dụng để tăng cường hệ thống y tế như chi trả tiền hỗ trợ y bác sỹ tham gia chống dịch, nghiên cứu phát triển thuốc điều trị; 2.024 tỷ yen để hỗ trợ tiền thuê nhà, mặt bằng cho các hộ kinh doanh bị giảm thu nhập.
Trong dự thảo ngân sách bổ sung lần này, Chính phủ Nhật Bản cũng bổ sung thêm 451,9 tỷ yen để hỗ trợ mức tối đa 33.000 yen/tháng cho những người lao động không được hưởng trợ cấp nghỉ việc, đồng thời, nâng khoản tiền hỗ trợ tuyển dụng cho các doanh nghiệp lên mức tối đa 15.000 yen/ngày.
Ngoài ra, 11.639 tỷ yen sẽ được sử dụng trong gói chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua hình thức cho vay không lãi suất và không cần đảm bảo tín dụng. Chính phủ Nhật Bản cũng tăng thêm 2.000 tỷ yên trong gói ngân sách hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19 và khoản ngân sách 10.000 tỷ yen để dự phòng trong trường hợp ảnh hưởng của dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài.
Nguồn ngân sách bổ sung chủ yếu sẽ được thực hiện bằng hình thức phát hành trái phiếu của Chính phủ Nhật Bản. Dự kiến gói ngân sách bổ sung sẽ được quốc hội Nhật Bản thông qua trong tuần này.
Phát biểu trong buổi họp báo trước phiên họp của quốc hội, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết, gói ngân sách bổ sung lần này là rất cần thiết để đảm bảo cuộc sống và hoạt động bình thường của các doanh nghiệp và là bước chuẩn bị để đối phó với nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại./.
Thế kỷ châu Á gặp nguy: Mỹ, Trung Quốc và hiểm họa đối đầu - Phần cuối
Mối quan hệ vô vàn khó khăn giữa Mỹ và Trung Quốc đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cho tương lai châu Á và hình dạng của một trật tự quốc tế đang nổi lên.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nêu ra như vậy trong bài viết có tiêu đề "Thế kỷ châu Á gặp nguy: Mỹ, Trung Quốc và hiểm họa đối đầu", đăng trên tạp chí Mỹ Foreign Affairs ngày 4/6:
Mỹ và Trung Quốc không phải là các nước lớn duy nhất có ảnh hưởng trong khu vực. Các chủ thể khác cũng đóng vai trò quan trọng.
Đặc biệt, Nhật Bản có nhiều đóng góp cho khu vực, với quy mô và sự phát triển của nền kinh tế này. Dưới quyền Thủ tướng Abe Shinzo, Tokyo đóng góp tích cực hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2017, Nhật Bản vẫn bước tiếp. Nước này thúc đẩy 11 thành viên còn lại hoàn tất Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tập hợp các nước phát triển và đang phát triển ở cả hai bờ Thái Bình Dương và là một bước đi hướng tới tự do thương mại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ấn Độ cũng có nhiều ảnh hưởng tiềm năng. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, New Delhi tuyên bố một sự thay đổi chiến lược thông qua Chính sách Hành động Hướng Đông (Act East), và nhiều nước đang trông chờ chính sách này được thực thi. Hội nghị Đông Á bao gồm Ấn Độ như một thành viên vì các thành viên khác hy vọng khi nền kinh tế nước này tăng trưởng thì sẽ có nhiều giá trị hơn trong hợp tác khu vực.
Ấn Độ còn là một trong những nước ban đầu đàm phán thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) - một thỏa thuận thương mại tự do được đề xuất nhằm kết hợp các nền kinh tế lớn ở châu Á - Thái Bình Dương, tương tự cách mà Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (nay là Thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada) kết nối các quốc gia ở Bắc Mỹ. Sau các cuộc đàm phán mở rộng, Ấn Độ năm ngoái quyết định không gia nhập RCEP. 15 nước còn lại đang tiến bước mà không có Ấn Độ.
Hầu hết các nước châu Á nhận thấy, giá trị của những hiệp định như vậy vượt xa những lợi ích kinh tế mà chúng tạo ra. Chúng là nền tảng cho phép các nước châu Á - Thái Bình Dương hợp tác với nhau, phát triển thị phần trong sự thành công của nhau, và cùng nhau vun đắp cấu trúc khu vực và các quy định điều hành cấu trúc đó. Những sắp đặt khu vực như vậy phải để ngỏ và bao hàm. Chúng không nên để cho bên nào phải ở ngoài, làm suy yếu những thỏa thuận hợp tác hiện có, tạo ra các khối cạnh tranh, hoặc buộc các nước phải chọn theo phía nào. Đó là lý do các thành viên CPTPP để cửa mở cho Mỹ tham gia trở lại, và là lý do các nước đang nỗ lực hình thành RCEP vẫn hy vọng Ấn Độ một ngày nào đó cũng gia nhập.
Đây cũng là cơ sở để các nước châu Á - Thái Bình Dương ủng hộ các sáng kiến hợp tác khu vực như các khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương khác nhau do Nhật Bản, Mỹ hay nước khác đề xuất, cũng như sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Nhiều nước châu Á coi sự ủng hộ đối với sáng kiến Vành đai và Con đường là một cách xây dựng để phù hợp với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Nếu được thực hiện tốt và có kỷ luật tài chính thì các dự án của sáng kiến này có thể nâng cao sự hợp tác đa phương và khu vực, giải quyết nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng và sự kết nối tốt hơn ở nhiều nước đang phát triển.
Một số dự án như vậy bị chỉ trích vì thiếu minh bạch hoặc khả thi, nhưng không có lý do gì để tin tất cả các dự án của sáng kiến, theo định nghĩa, sẽ áp đặt những gánh nặng tài chính không bền vững lên các nước, hoặc ngăn cản họ phát triển các liên kết với các nền kinh tế lớn khác. Những hậu quả như vậy không phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc, vì chúng làm suy yếu vị thế và ảnh hưởng của nước này trên thế giới.
Phát triển các thỏa thuận khu vực mới không có nghĩa là từ bỏ hoặc đứng ngoài các thể chế đa phương hiện thời. Các thể chế và thỏa thuận đa phương phải khó khăn lắm mới đạt được tiếp tục mang lại cho các nước - đặc biệt là các nước nhỏ hơn - một khuôn khổ để hợp tác cùng nhau và thúc đẩy các lợi ích chung.
Nhưng nhiều thể chế đa phương đang tồn tại cũng cần cải tổ gấp: Chúng không còn hiệu quả nữa, do thực tế về chiến lược và kinh tế hiện tại. Chẳng hạn, kể từ khi kết thúc Vòng đàm phán thương mại Uruguay năm 1994, WTO thấy ngày càng khó khăn để đạt được các thỏa thuận thương mại có ý nghĩa, vì bất kỳ thỏa thuận nào cũng đều cần sự đồng thuận của 164 thành viên. Và kể từ năm ngoái, Cơ quan Phúc thẩm WTO đã bị tê liệt vì thiếu số đại biểu quy định.
Hy vọng
Các lựa chọn chiến lược mà Mỹ và Trung Quốc đưa ra sẽ định hình các đường viền của trật tự toàn cầu đang nổi lên.
Cạnh tranh là điều tự nhiên đối với các nước lớn. Nhưng chính khả năng hợp tác của họ mới là phép thử thực sự của năng lực quản lý nhà nước, và nó sẽ quyết định liệu loài người có đạt được tiến bộ trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phổ biến hạt nhân hay sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm hay không.
Đại dịch Covid-19 là lời nhắc nhở rõ ràng về tầm quan trọng các nước hợp tác với nhau. Dịch bệnh không có biên giới và sự hợp tác quốc tế là hết sức cần thiết để đưa đại dịch vào tầm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại đối với kinh tế toàn cầu.
Kể cả với các mối quan hệ tốt nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, thì việc đưa ra một phản ứng chung với Covid-19 vẫn là một thách thức lớn. Thật không may, đại dịch lại đang làm trầm trọng thêm sự kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc, làm tăng ngờ vực và cáo buộc lẫn nhau. Chắc chắn tình hình còn xấu hơn nếu đại dịch trở thành vấn đề lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Mọi người chỉ có thể hy vọng rằng sự nghiêm trọng của tình hình sẽ tập trung các khối óc lại và cho phép những dự định khôn ngoan hơn thắng thế.
Trong khi đó, các nước châu Á đã sẵn sàng đối phó với đại dịch và nhiều rào cản khác để cải thiện cuộc sống của người dân, tạo ra một khu vực an toàn và thịnh vượng hơn.
Thành công của họ - và triển vọng một thế kỷ châu Á - sẽ phụ thuộc lớn vào việc liệu Mỹ và Trung Quốc có thể vượt qua những khác biệt, xây dựng niềm tin lẫn nhau và làm việc có tính xây dựng để duy trì một trật tự quốc tế ổn định và hòa bình.
Đây là một vấn đề cơ bản của thời đại chúng ta.
Vì sao Hitler bí mật gặp một hổ tướng của Nhật Bản trong Thế chiến 2 Vào tháng 12/1940, đúng 3 tháng sau khi Nhật Bản, Đức và Ý ký kết liên minh Thế giới thứ ba của họ, một đoàn các nhà lãnh đạo quân sự Nhật Bản đến Berlin để học hỏi từ các đồng minh mới. Tướng Tomoyuki Yamashita (giữa) cùng các tướng lĩnh Đức Quốc xã trong chuyến đi Berlin. Đứng đầu nhóm là Tướng...