Nhật Bản đề nghị Pfizer cung cấp thêm vaccine ngừa COVID-19
Tờ Nikkei dẫn lời các quan chức Nhật Bản cho biết, ngày 17/4, Thủ tướng nước này Suga Yoshihide đã đề nghị hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ cung cấp thêm vaccine ngừa COVID-19 cho Nhật Bản.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/ BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Nikkei, Thủ tướng Suga đã đưa ra yêu cầu trên trong cuộc điện đàm với Giám đốc điều hành (CEO) của Pfizer Albert Bourla trong ngày cuối cùng của chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Washington.
Nhật Bản đang phải ứng phó đợt bùng phát thứ tư của đại dịch COVID-19. Một số tỉnh của Nhật Bản đã xác nhận số ca mắc mới cao kỷ lục trong 24 giờ qua với hàng trăm ca nhiễm mới. Riêng thủ đô Tokyo đã ghi nhận 759 trường hợp mắc COVID-19 trong 24 giờ, mức cao nhất theo ngày kể từ hồi tháng 1. Tính đến sáng sớm ngày 18/4, Nhật Bản đã ghi nhận tổng cộng 525.218 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.584 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Từ ngày 12/4 vừa qua, Nhật Bản bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho 36 triệu người trên 65 tuổi. Đây là nhóm ưu tiên thứ hai sau nhân viên y tế. Sau người cao tuổi, Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục triển khai tiêm vaccine cho những người có bệnh lý nền và sau đó đến những người khỏe mạnh.
Nhật Bản mua thêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech
Ngày 20/1, Chính phủ Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận với công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ về việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng này nhằm đảm bảo có đủ vaccine cho 72 triệu người trong năm nay.
Kiểm tra thân nhiệt hành khách nhằm phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 tại cảng Daikoku ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ Y tế Nhật Bản, năm ngoái, nước này cũng đã đạt thỏa thuận với Pfizer về việc mua vaccine ngừa COVID-19 cho 60 triệu người (gần một nửa trong số 126 triệu dân). Với thỏa thuận mới đạt được trên, Nhật Bản sẽ có thêm vaccine cho 12 triệu người, nâng tổng số người sẽ được chủng ngừa lên 72 triệu.
Vaccine của Pfizer/BioNTech là loại vaccine ngừa COVID-19 duy nhất đến nay được bộ trên xem xét và còn chờ được chính phủ nước này phê chuẩn. Thủ tướng Suga Yoshihide từng tuyên bố Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị cho chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 2 tới.
Theo kế hoạch, nhân viên y tế sẽ là nhóm người được tiêm chủng đầu tiên, sau đó đến những người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên được tiêm vào cuối tháng 3 và tiếp theo là những đối tượng khác.
Sau khi chứng kiến số ca mắc mới bệnh COVID-19 tăng vọt, ngày 7/1, Thủ tướng Suga đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một tháng đối với thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận, sau đó mở rộng ra 7 tỉnh, thành khác.
* Tại Israel, ngày 20/1, một quan chức y tế cấp cao cho biết nước này đã đưa phụ nữ mang thai vào đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vì không thấy có nguy cơ rủi ro cho họ và thai nhi.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Modiin, Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định này được đưa ra sau khi một số thai phụ phải nhập viện trong tuần này do xuất hiện những biến chứng của bệnh COVID-19. Theo truyền thông Israel, ít nhất 1 thai phụ phải dùng máy thở và sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Theo đó, giới chức Israel khuyến cáo các thai phụ, chủ yếu là những người có nguy cơ mắc bệnh cao, đi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Israel đã bắt đầu tiến hành chương trình tiêm chủng từ ngày 19/12/2020, trong đó ưu tiên người cao tuổi và một số nhân viên thực hiện những công việc khẩn cấp. Hiện hơn 1/4 người dân Israel đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech.
Người phát ngôn công ty dược Pfizer cho biết việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai phụ thuộc vào quyết định của cơ quan y tế sở tại. Trong khi đó, cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu hồi tháng trước cho rằng việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho thai phụ cần phải được cân nhắc với từng trường hợp cụ thể.
* Cùng ngày, Vatican bắt đầu chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 miễn phí cho người vô gia cư ở Rome. Trong ngày đầu tiên, 25 người đã được chủng ngừa. Công tác tiêm chủng sẽ tiếp tục diễn ra vào những ngày tới. Tuần trước, Giáo hoàng Francis, 84 tuổi, và cựu Giáo hoàng Benedict, 93 tuổi, đã được tiêm mũi đầu tiên.
Ukraine tiếp nhận lô vaccine đầu tiên của hãng Pfizer/BioNTech qua cơ chế COVAX Ngày 16/4, Bộ Y tế Ukraine cho biết nước này đã nhận được lô vaccine đầu tiên của hãng Pfizer/BioNTech gồm 117.000 liều thông qua cơ chế COVAX. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kế hoạch, số vaccine này sẽ ưu tiên chủng ngừa cho nhân viên và người dân ở các cơ sở dưỡng lão, nhân viên của cơ quan...