Nhật Bản cũng rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang
Nhật Bản đang rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang trong lúc số ca nhiễm chủng mới của virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (2019-nCoV) đang tăng nhanh ở nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới gây ra tại sân bay quốc tế Haneda ở Tokyo, Nhật Bản ngày 28/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là hiện tượng hiếm thấy tại Nhật Bản kể từ sau đại dịch SARS năm 2003, vì khẩu trang sử dụng một lần được coi là một trong những sản phẩm không thể thiếu ở “đất nước Mặt trời mọc”, nhất là trong mùa phấn hoa.
Dạo quanh các cửa hàng dược, mỹ phẩm (drugstore) hoặc các cửa hàng tiện lợi ở thủ đô Tokyo, đâu đâu cũng thấy treo biển “Hết khẩu trang”.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Okugiwa, một cư dân sống tại quận Shibuya, nói: “Cuối tháng trước, khẩu trang vẫn được bày bán bình thường, nhưng sang đến đầu tháng 2, đột nhiên cửa hàng này thông báo mỗi người chỉ được mua 2 hộp. Một ngày sau đó, tôi không mua được hộp nào. Mặc dù vậy, tôi không quá lo lắng vì tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản vẫn chưa đến mức xấu”.
Cùng chia sẻ, chị Kumano, nhân viên của một cửa hàng thời trang ở Sasazuka, nói: “Hiện nay, rất khó tìm khẩu trang, ở đâu cũng không có. Cách đây 2 tuần, tôi đã mua rất nhiều khẩu trang cho gia đình. Tuy nhiên, do không thể mua thêm nên có lẽ chúng tôi sẽ phải sử dụng một cách tiết kiệm”.
Tại Nhật Bản, người dân có thói quen sử dụng khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt hay tàu điện. Khẩu trang cũng là vật dụng gắn bó với nhiều nhân viên tại các cửa hàng thực phẩm hoặc nhà hàng.
Nhu cầu khẩu trang ở nước này đã liên tục tăng trong vòng 1 thập kỷ qua. Đặc biệt, nhu cầu khẩu trang tăng mạnh vào mùa phấn hoa (khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3) và gây hiện tượng dị ứng phấn hoa cho nhiều người.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, các doanh nghiệp ở Nhật Bản đã sản xuất hơn 5,5 tỷ khẩu trang các loại, trong đó có 4,3 tỷ khẩu trang phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
Chính vì vậy, tình trạng khan hiếm khẩu trang hiện nay khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Bà Okugiwa chia sẻ: “Bình thường, tôi vẫn dùng khẩu trang để tránh bị dị ứng phấn hoa. Do đó, tình trạng khan hiếm khẩu trang hiện nay gây ra không ít phiền phức cho tôi”.
Video đang HOT
Tình trạng khan hiếm hiện nay đã dẫn tới hiện tượng đầu cơ và tăng giá. Trên mạng Internet, nhiều người đã rao bán khẩu trang với giá cắt cổ. Trên trang amazon.jp – một trong những trang thương mại trực tuyến phổ biến nhất ở Nhật Bản, giá khẩu trang Unicharm được chào bán với giá 5.500 yen (1,2 triệu đồng)/1 hộp 50 chiếc, cao hơn gần 6 – 7 lần so với trước đây. Thậm chí, có nơi còn nâng giá lên gần 9.000 yen/hộp.
Trong lúc khẩu trang khan hiếm, người dân Nhật Bản đã áp dụng nhiều cách khác nhau để phòng dịch nCoV. Anh Ikehata – nhân viên của một công ty ở Tokyo, nhận định: “Đúng là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đang trở nên phổ biến. Các phương tiện thông tin liên tục đưa tin về dịch bệnh này. Tôi cho rằng tình trạng khan hiếm khẩu trang là do mọi người đổ xô đi mua để yên tâm hơn trong bối cảnh các chuyên gia y tế cho biết đeo khẩu trang có thể phòng dịch. Cá nhân tôi thì phòng dịch bằng cách rửa tay sạch sẽ và bật điều hòa ở nhiệt độ cao”.
Trong khi đó, bà Okugiwa chia sẻ, bà phòng chống nCoV bằng cách đeo khẩu trang, xịt cồn diệt khuẩn và súc miệng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, đến sáng 4/2, tổng số ca nhiễm chủng mới của virus nCoV gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở nước này là 23 người. Tuy nhiên, con số này có thể tăng mạnh trong thời gian tới nếu Chính phủ không thực hiện các biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch. Điều này khiến nhiều người lo ngại về những hậu quả của dịch bệnh.
Chị Kumano nói: “Chồng tôi vừa có chuyến công tác tới Việt Nam để tham dự một hội nghị lớn nhưng hội nghị này đã bị hoãn vì dịch bệnh. Tại Nhật Bản, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang tăng lên. Thời gian tới, có thể sẽ có nhiều người không thể đi làm vì ảnh hưởng của dịch bệnh này”.
Trong khi đó, chị Ushiyama, đồng nghiệp của chị Kumano nói: “Tôi lo lắng rằng mình hoặc những người xung quanh mình có thể bị nhiễm bệnh”.
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp đang diễn biến phức tạp, đa số người dân nước này đều ủng hộ chính phủ hành động quyết liệt để ngăn chặn virus nguy hiểm này.
Trước đó, hôm 31/1, Chính phủ Nhật Bản đã công bố các biện pháp mới nhằm ngăn chặn 2019-nCoV. Theo đó kể từ ngày 1/2, nước này không cấp phép nhập cảnh đối với bất cứ người nước ngoài nào đã trú tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trong thời gian 14 ngày trước khi tới nước này; những người có hộ chiếu do chính quyền tỉnh Hồ Bắc cấp; và những người nhiễm virus 2019-nCoV.
Đào Thanh Tùng – Bùi Hà
Theo TTXVN
"Cháy" khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, gạo vì virus corona
Trung Quốc đang thiếu hụt khẩu trang nghiêm trọng do nhu cầu tăng vọt giữa đại dịch. Trong khi đó, Bắc Kinh tạm dừng xuất khẩu nguyên liệu thô và thiết bị dùng để làm khẩu trang.
Trước số ca tử vong và nhiễm virus corona cao kỷ lục trong tuần này, khẩu trang trở thành thứ cần thiết hàng đầu ở Trung Quốc, chẳng hạn như chính quyền TP Quảng Châu bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Theo số liệu từ truyền thông nhà nước, doanh số bán khẩu trang tại Thượng Hải tăng từ khoảng 10.000 cái/ngày lên 3 triệu trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nhà chức trách Tây Tạng (địa phương không có cơ sở làm khẩu trang) cung cấp được 250.000 khẩu trang y tế và khoảng 7.800 chiếc khẩu trang N95 cho dân số khoảng 3 triệu người.
Công nhân làm khẩu trang tại một nhà máy ở tỉnh Phúc Kiến. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Nhà chức trách Trung Quốc cho biết nước này có khả năng sản xuất 20 triệu khẩu trang mỗi ngày, các cơ sở sản xuất thiết bị y tế đang hoạt động với công suất khoảng 60% vào thời điểm này. Tuy nhiên, chỉ có thể cung cấp khoảng 600.000 loại khẩu trang phòng độc chuyên dụng N95 mỗi ngày.
Trước sự thiếu hụt khẩu trang và hàng giả, hàng kém chất lượng khắp nơi, một số người Trung Quốc tự làm khaari trang phòng dịch. Đơn cử một nhóm các bà nội trợ ở tỉnh Thiểm Tây đã thành lập một hợp tác xã may khẩu trang tự chế. Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Tứ Xuyên tuần trước nói rằng người dân có thể làm khẩu trang bằng bông và vải thông thường.
Nhiều nhà máy sản xuất tại Trung Quốc nỗ lực tăng ca để đảm bảo nguồn cung thị trường trước bối cảnh dịch corona ngày càng diễn biến phức tạp. Công ty sản xuất thiết bị y tế Dasheng ơ Thượng Hải sẽ tăng sản lượng hàng ngày lên hơn gấp đôi, 200.000 chiếc/ngày trong thời gian 10 ngày tới.
Năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất 50 tỉ khẩu trang, hơn một nửa là dùng cho y tế. Hiện tại, Trung Quốc đã tạm dừng xuất khẩu nguyên liệu và thiết bị dùng để làm khẩu trang, bao gồm cả Hàn Quốc và Việt Nam, làm gián đoạn chuỗi cung ứng tại thời điểm ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm virus corona ghi nhận trên toàn cầu.
18 công ty sản xuất khẩu trang ở Thượng Hải đang đẩy mạnh nỗ lực khôi phục năng lực sản xuất để đảm bảo nguồn cung. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết Bắc Kinh cũng đã tìm nguồn cung ứng khẩu trang từ nước ngoài, nhập khẩu 220 triệu khẩu trang trong khoảng thời gian từ 24-1, trong đó bao gồm 50 triệu khẩu trang chỉ riêng trong ngày 3-2.
Trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona gây ra đang lây lan nhanh, 10.000 người Hồng Kông xếp hàng gần 30 tiếng để mua khẩu trang. Tuy nhiên, nhiều người quá già yếu hoặc quá nghèo đã không thể mua được khẩu trang cho mình. Một số người phải hấp khẩu trang để sử dụng lại và thậm chí một người mẹ đơn thân đã sử dụng cùng 1 chiếc khẩu trang trong 5 ngày liền.
Một bà mẹ đơn thân ở Hồng Kông đã phải treo khẩu trang lên cho khô và sử dụng trong 5 ngày liên tiếp. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Không chỉ khẩu trang, người dân đổ xô đến các siêu thị, cửa hàng để mua các loại thực phẩm, nhu yếu phẩm về tích trữ do lo sợ đại dịch do virus corona gây ra ngày một nghiêm trọng. Kệ đựng rau củ, khẩu trang, chất diệt trùng, giấy vệ sinh, gạo của một số siêu thị ở đặc khu 7,4 triệu dân trở nên trống trn.
Các kệ đựng rau củ trống trơn tại một siêu thị ở quận Nguyên Lãng của Hồng Kông. Ảnh: TWITTER
Bốn kệ đã từng để gạo trong một siêu thị ở khu Quan Đường nay chứa đầy mì ăn liền. Một nhân viên bán hàng tại siêu thị Wellcome cho biết nhân viên đã chất gạo lên kệ hàng vào tối 4-2 nhưng đã hết sạch trong vòng 30 phút sau khi mở cửa lúc 7 giờ sáng hôm sau. Chuỗi siêu thị này cũng dẹp tan tin đồn rằng thực phẩm đóng hộp và đồ uống sẽ sớm hết hàng do các nhà máy ở đại lục đóng cửa.
Ở vịnh Cửu Long, các sản phẩm vệ sinh bao gồm khăn giấy, khăn lau, xà phòng rửa tay và chất khử trùng là một trong những mặt hàng bán chạy nhất. Ngoài ra, người dân còn nhắm đến các thực phẩm đóng hộp, thịt đông lạnh, chả cá, thịt gà, nước tương và sữa để hạn chế ra ngoài đường.
Người dân cho biết tình hình hiện tại tệ hơn nhiều so với đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003, làm chết gần 800 người trên thế giới, trong đó có gần 300 người ở Hồng Kông.
H.Bình
Theo SCMP/nguoilaodong
Hàn Quốc: Đầu cơ tích trữ khẩu trang có thể đối mặt với án tù 2 năm Hàn Quốc ngày 4/2 vừa qua đã thông qua những hình phạt nặng hơn đối với người tích trữ khẩu trang và nước rửa tay trong bối cảnh bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới (nCov) chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Siêu thị Hàn Quốc giới hạn mỗi người chỉ được mua 10 hộp khẩu trang. Ảnh: Yonhap...