Nhật Bản: CPI lõi tháng 5/2019 tăng 0,8%
Theo số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng lõi của nước này tăng tháng thứ 29 liên tiếp trong tháng 5/2019, song đà tăng chậm lại so với tháng trước đó.
Ảnh minh họa
Số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho thấy chỉ số giá tiêu dùng lõi của nước này, không tính giá thực phẩm tươi sống, tháng 5/2019 tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là chi phí năng lượng leo thang. Con số này thấp hơn mức tăng ghi nhận trong tháng 4/2019 là 0,9%.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn đang hướng đến mục tiêu lạm phát 2% song tỷ lệ lạm phát thực tế của nước này ước tính sẽ vẫn neo ở dưới ngưỡng mục tiêu trong những năm tới.
Phát biểu sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày kết thúc vào 20/6, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda cho biết BoJ sẵn sàng cân nhắc các biện pháp nới lỏng chính sách bổ sung nếu lạm phát của Nhật Bản vẫn yếu.
Trong tháng 5/2019, chi phí điện tại Nhật Bản tăng 3,6%, chi phí khí đốt tại thành phố tăng 6,4%, phản ánh đà tăng của giá dầu mỏ. Giá xăng tháng Năm tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hóa đơn điện thoại di động tại Nhật Bản tháng 5/2019 giảm 4,3% trong khi giá bán điện thoại di động giảm 10,6%.
Chuyên gia kinh tế trưởng Takeshi Minami tại Viện Nghiên cứu Norinchukin cho biết chi tiêu tại “đất nước Mặt Trời mọc” không quá mạnh trong tháng Năm./.
Video đang HOT
Theo bnews.vn
VND tăng giá khá mạnh, nguồn cung cầu thuận lợi
Trong tuần qua, VND tăng giá đã khiến tỷ giá giao dịch USD/VND giảm trên cả thị trường ngân hàng và thị trường tự do.
Ảnh minh hoạ (Ảnh: ITN)
Báo cáo thị trường tiền tệ mới công bố của Cty chứng khoán SSI (SSI Retail Research) nhận định trong bối cảnh quốc tế không có diễn biến mới, cung cầu trong nước thuận lợi khiến cho VND có một tuần tăng giá khá mạnh.
Tỷ giá giao dịch USD/VND trên ngân hàng giao động quanh mức 23.265 - 23.385 VND/USD, giảm 80 đồng ở cả hai chiều.
Trên thị trường tự do, tỷ giá niêm yết ở mức 23.310 - 23.330 VND/USD (giảm 80 đồng ở chiều mua vào và giảm 85 đồng ở chiều bán ra).
Như vậy, chỉ trong nửa đầu tháng 6, VND đã tăng giá 0,4% so với USD, giảm mức mất giá của VND từ -0,84% tính từ đầu năm đến cuối tháng 5 xuống chỉ còn -0,43% so với cuối năm 2018.
Tỷ giá trung tâmgiảm ở không đáng kể, giao dịch ở mức 23.059 VND/USD (giảm 1 đồng).
Trong 5 tháng đầu năm 2019, FDI giải ngân đạt 7,3 tỉ USD, chỉ tăng 8,1% so với cùng kì năm trước nhưng vốn FDI đăng ký đạt 16,7 tỉ USD, tăng tới 69% so với cùng kì năm trước.
"Thực tế, nguồn cung USD từ đầu tháng 6 đến nay tương đối dồi dào, trạng thái ngoại tệ các ngân hàng đang khá tốt. Diễn biến tích cực của nguồn vốn FDI sẽ là yếu tố chính hỗ trợ cho tỷ giá USD/VND trong thời gian tới", chuyên gia của SSI nhận định.
Trên thị trường quốc tế, sau một tuần hồi phục, EUR và GBP lại quay đầu giảm giá 1,1% so với USD trong tuần vừa qua, hỗ trợ chỉ số DXY tăng về mức 97,5, chỉ số niềm tin các nhà đầu tư của Châu Âu do Sentix công bố đã giảm mạnh từ mức 5,3 của tháng trước xuống -3,3 tại 11.6.2019.
Cơn ác mộng Brexit, vấn đề ngân sách của Italy, sự đình trệ của công nghiệp Đức vẫn là những áp lực kéo lùi triển vọng tăng trưởng của khu vực kinh tế này.
Sức mạnh đồng USD và diễn biến tỷ giá CNY, VND so với USD. Nguồn SSI
Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung tạm ngừng leo thang để chờ đợi kết quả đạt được sau hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào 28-29.6 dù khả năng có một thỏa thuận là khá thấp.
Sau tuyên bố "không có một ngưỡng giới hạn nào cho đồng nhân dân tệ" của thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PboC), tỷ giá USD/CNY tăng vọt lên 6.931 - mức cao nhất kể từ tháng 12.2018.
Tuy nhiên, ngay sau đó, PBoC lại thông báo về kế hoạch phát hành trái phiếu tại Hồng Kông, nhờ đó tỷ giá USD/CNY giảm về 6.925 vào cuối tuần.
Theo laodong.vn
Sửa quy định về giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Ảnh minh họa Theo đó, dự thảo bổ sung một số quy định về "Bao cao giam sat an toan vi mô và Hồ sơ giám sát an toàn vi mô" như sau...