Nhật Bản công bố thời điểm dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm trên toàn quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 16/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thông báo chính phủ nước này sẽ dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở tất cả 18 tỉnh, thành, trong đó có thủ đô Tokyo, theo đúng kế hoạch vào ngày 21/3 tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 7/3/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 ở nước này đang lắng dịu. Trong ngày 15/3, Nhật Bản chỉ ghi nhận thêm 50.781 ca nhiễm mới, giảm 3.000 ca so với một ngày trước đó và giảm hơn 50% so với mức đỉnh 104.345 ca được ghi nhận vào ngày 3/2. Đáng chú ý, số ca nhiễm mới ở Tokyo đã ngày thứ 5 liên tiếp giảm xuống dưới 10.000 ca/ngày, khi chính quyền thành phố chỉ ghi nhận thêm 7.836 ca.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành hướng dẫn mới về việc dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm, theo đó các biện pháp này có thể được dỡ bỏ khi áp lực đối với hệ thống y tế ở địa phương có khả năng giảm bớt. Điều này đồng nghĩa rằng ngay cả khi số ca nhiễm mới ở một địa phương tăng nhẹ hoặc vẫn ở mức tương đối cao, Chính phủ Nhật Bản vẫn có thể dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở địa phương đó nếu tỷ lệ sử dụng giường bệnh dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 dự kiến sẽ giảm. Bên cạnh đó, các biện pháp này cũng được dỡ bỏ ngay cả khi tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 ở trên ngưỡng 50%, nhưng số ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, mặc dù tình hình dịch bệnh đã cải thiện nhưng tốc độ giảm của số ca nhiễm mới ở một số khu vực vẫn còn khá chậm. Bên cạnh đó, sự lây lan của biến thể phụ BA.2 của Omicron (còn gọi là “Omicron tàng hình”) và việc nhiều người mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ đang làm dấy lên lo ngại về khả năng dịch bệnh sẽ tái bùng phát bất cứ lúc nào ở Nhật Bản, dẫn tới nguy cơ hệ thống y tế bị quá tải.
Dịch COVID-19: Nhật Bản sẽ bước sang giai đoạn 'bình thường mới' từ ngày 30/9
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phòng dịch trọng điểm đúng hạn là ngày 30/9.
Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 4/4, toàn bộ 47 địa phương của Nhật Bản không còn duy trì các biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt và từng bước chuyển sang giai đoạn bình thường mới.
Người dân tuân thủ đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/9/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại buổi họp báo công bố quyết định trên, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho rằng, cuộc chiến chống COVID-19 tại Nhật Bản đã bước sang một giai đoạn mới là sống chung an toàn với dịch bệnh COVID-19, đồng thời chủ động sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây nhiễm tiếp theo.
Thủ tướng Suga nhấn mạnh, sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, người dân Nhật Bản vẫn phải nêu cao ý thức cảnh giác và thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản như rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người. Từ ngày 27/9, bất cứ người dân nào cũng có thể mua bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên tại các hiệu thuốc để tự xét nghiệm nếu nghi ngờ đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó, việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ được duy trì đều đặn. Chính phủ đặt mục tiêu trong thời gian sớm nhất sẽ hoàn thành mũi tiêm thứ hai cho tất cả những người đã đăng ký vào khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, Nhật Bản sẽ sớm vươn lên dẫn đầu các nước phát triển về tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên tổng dân số. Chính phủ Nhật Bản đã ký hợp đồng mua khoảng 200 triệu liều vaccine phục vụ chiến dịch tiêm chủng mũi thứ ba dự kiến bắt đầu vào cuối năm nay, trước mắt sẽ tiêm cho những người đã hoàn thành mũi thứ hai 8 tháng trở lên.
Thủ tướng Suga cũng cho biết, với những tín hiệu tích cực về công tác phòng chống COVID-19, các hoạt động kinh tế xã hội sẽ dần được bình thường hóa khi các biện pháp hạn chế sẽ được từng bước nới lỏng. Sau ngày 1/10, thời gian phục vụ của các cơ sở ăn uống sẽ được kéo dài đến 21 giờ, nhưng phải đảm bảo các điều kiện an toàn như lắp đặt tấm chắn, cải thiện hệ thống thông gió. Việc cho phép phục vụ đồ uống có cồn sẽ do chính quyền từng địa phương quyết định căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh tại từng khu vực cụ thể. Người dân cũng được phép tham dự các sự kiện đông người nhưng tối đa không quá 10.000 người.
Về đi lại, Chính phủ đang xem xét việc sử dụng giấy chứng nhận hoàn thành tiêm chủng và giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 như một trong những điều kiện quan trọng để nới lỏng các quy định về đi lại, nhất là người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản. Trước mắt, từ ngày 1/10, những người này sẽ được giảm thời gian cách ly từ 14 ngày xuống 10 ngày.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ xem xét cho phép các sinh viên quốc tế có thể nhập cảnh vào Nhật Bản trên cơ sở đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan như tiến độ tiêm chủng và tính trạng lây nhiễm COVID-19 tại Nhật Bản cũng như tại từng quốc gia.
Cường quốc biển châu Âu nhìn về châu Á Các cường quốc châu Âu, trong đó có cường quốc biển một thời Anh quốc, đang tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á. Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn các nước phương Tây liên kết với nhau. Nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang thẳng tiến Biển Đông với một số tàu chiến hộ tống đã băng...