“Nhật Bản coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, tăng cường quân sự”
Nhật tích cực chuẩn bị ứng phó với khả năng Trung Quốc “xâm lược đảo nhỏ” theo 3 giai đoạn, tăng cường khả năng hành động liên hợp phòng thủ đảo.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 16 tháng 6 có bài viết nói ra nói vào về một số động thái gần đây của Nhật Bản, cho rằng, trọng tâm chiến lược của Nhật Bản không ngừng chuyển xuống tây nam. Một loạt động thái nhằm vào Trung Quốc cho thấy, chính sách quân sự của Nhật Bản hoàn toàn lấy Trung Quốc làm đối tượng.
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập đánh chiếm đảo
Theo bài báo, trước dư luận quốc tế, Nhật Bản liên tiếp lên án Trung Quốc cho máy bay quân sự áp sát một cách bất thường, đồng thời khẳng định radar điều khiển hỏa lực tàu chiến Trung Quốc đã ngắm bắn họ… Nhật Bản lên tiếng như vậy là để được cộng đồng quốc tế đồng tình và ủng hộ (điều này là đương nhiên, bất cứ nước nào cũng phải thông báo khi an ninh của mình bị đe dọa -PV).
Báo Trung Quốc chỉ trích những hành động này của Nhật Bản là “bôi đen” Trung Quốc, không chỉ vậy, Nhật Bản còn tiến hành triển khai thực tế vũ khí trang bị đối phó. Đây chính là sách lược “chơi cờ” của Nhật Bản đối với Trung Quốc.
Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 15 tháng 6 cho rằng, Nhật tích cực chuẩn bị ứng phó với việc Trung Quốc “xâm lược đảo nhỏ”, phòng thủ đảo nhỏ trước Trung Quốc cần tiến hành ứng phó trong 3 giai đoạn, tức là phòng thủ theo các tầng nấc: khu vực ven bờ, khu vực chuyển tiếp bờ biển và khu vực đất liền.
Ở khu vực ven bờ tức giai đoạn đầu tiên, tên lửa đất đối hạm có vai trò rất quan trọng đối với việc áp chế và đánh chìm tàu chiến quân địch. Phương thức có thể phát động cuộc chiến đoạt đảo của quân đội Trung Quốc là dùng tàu vận tải chở rất nhiều xe chiến đấu đổ bộ tiến hành tác chiến đổ bộ, đồng thời điều rất nhiều tàu khu trục tên lửa và tàu pháo yểm trợ. Để ngăn chặn hành vi như vậy, tập trung bố trí rất nhiều tên lửa đất đối hạm, sớm đánh chìm hạm đội đổ bộ quân địch xâm phạm rất cần thiết.
Lực lượng nhảy dù Nhật Bản tập trận đoạt lại đảo nhỏ
Bài báo còn cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin để tiến hành truyền số liệu trực tiếp những “thông tin vị trí tàu địch” do máy bay trinh sát P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển dò được, tăng cường hành động thống nhất của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không, nâng cao khả năng đối kháng với tàu chiến hải quân Trung Quốc.
Giáo sư Trương Triệu Trung, Đai hoc Quôc phong Trung Quốc cho rằng: “Nhật Bản hiểu rât rõ, Trung Quốc sẽ không chủ động đổ bộ lên đảo tác chiến, nhưng họ muốn triển khai quân sự nhằm vào Trung Quốc”.
Theo góc nhìn của ông này, về công nghệ, tên lửa đất đối hạm Type 88 của Nhật Bản có thể phong tỏa eo biển Miyako, nhưng vùng biển này là tuyến đường hàng hải quốc tế giống như eo biển Malacca, Nhật Bản không có quyền, cũng không thể phong tỏa nó. Nhật Bản thực ra đang nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc để hoàn thiện triển khai nhằm vào Trung Quốc.
Học giả Lư Hạo, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, ở một ý nghĩa nào đó, chính sách quân sự của Nhật Bản đã bị Trung Quốc ảnh hưởng hoàn toàn, từ việc chi tiêu quân sự những năm gần đây của Nhật Bản, đặc biệt là cơ cấu chi tiêu vũ khí trang bị và nghiên cứu phát triển công nghệ sẽ thấy, Nhật Bản tập trung chi tiêu quân sự cho tăng cường lực lượng tác chiến trên biển, trên không, thành lập binh chủng mới như “thủy quân lục chiến”, “lực lượng theo dõi đảo nhỏ”, Nhật Bản triển khai quân sự rõ ràng lấy Trung Quốc làm đối tượng tác chiến.
Video đang HOT
Nhật Bản tiến hành tập trận tên lửa đất đối hạm
“Thể hiện cơ bắp với Trung Quốc”
Tờ “Thơi bao Hoan Câu” Trung Quốc ngày 16 tháng 6 còn có bài viết cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hoàn thành triển khai tên lửa ở đảo Miyako, nơi cách rất gần đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ triển khai tên lửa tiên tiến nhất ở cực tây nam Kyushu để đề phòng Trung Quốc phát động tấn công vũ trang đối với đảo Senkaku…
Cùng với một loại triển khai quân sự nhằm vào Trung Quốc, nha câm quyên Nhật Bản tiếp tục thể hiện thái độ “võ sĩ cầm đao đầy sát khí”. Gần đây, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc và tranh chấp Trung-Nhật trầm trọng hơn, trọng tâm chiến lược của Nhật Bản không ngừng chuyển hướng tây nam.
Nhật Bản triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako nhằm kiểm soát eo biển Miyako, một tuyến đường quốc tế và là tuyến đường ra vào Thái Bình Dương chủ yếu nhất của hải quân Trung Quốc. Nhật Bản triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo này không chỉ có lợi cho phòng vệ đảo Senkaku, mà sẽ còn đe dọa hạm đội hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương.
Nhảy dù đổ bộ
Từ khi tranh chấp Trung-Nhật trầm trọng đến nay, đảo Miyako đã trở thành một trọng điểm Nhật Bản tiến hành triển khai quân sự. Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có kế hoạch xây dựng căn cứ ở 3 đảo gần đảo Senkaku là Miyako, Amami, Ishigaki, triển khai lực lượng cảnh giới.
Tờ “Thời báo Okinawa” ngày 14 tháng 6 cho rằng, dự kiến đợt triển khai lực lượng cảnh giới ở đảo Miyako đầu tiên là 350-400 người. Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda ngày 12 tháng 6 đã tiến hành hội đàm với quan chức chính quyền địa phương ở đảo Miyako, nhấn mạnh Nhật Bản cần “lấp chỗ trống phòng thủ khu vực quần đảo Miyako trong đó có đảo Miyako”.
Đài truyền hình “Nước Nga ngày nay” cho rằng, đảo Miyako cách Tokyo 2.000 km, cách Đài Loan khoảng 200 km, hành động này của Nhật Bản rõ ràng là để tăng cường thực lực phòng vệ trong bối cảnh tranh chấp trên biển Nhật-Trung trầm trọng hơn.
Tờ “Tin tức Toàn cầu” Đức cho rằng, Nhật Bản thể hiện “cơ bắp” quân sự, việc thiết lặp căn cứ tên lửa mới là một phần của mạng lưới phòng thủ tên lửa của Nhật Bản, điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền cho Trung Quốc, tiếp tục lầm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng biển Hoa Đông.
Hạm đội tàu chiến Nhật Bản
Theo Giáo Dục
Báo cáo Mỹ: "Năm 2020 Trung Quốc sẽ có vài tàu sân bay, vài ngàn quả tên lửa"
Báo cáo Mỹ cho rằng: "Sẽ xuất hiện xung đôt, nhưng chung tôi hy vọng giảm bớt các rủi ro nảy sinh từ những tính toán sai lầm và hiểu nhầm".
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông vào tháng 12 năm 2013
Trong báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc thường niên mới công bố, Lầu Năm Góc đã giới thiệu môt sô thành tựu nhưng năm gân đây của Quân đội Trung Quốc, cho biết năm 2013 lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh đa tiên hanh triển khai tầm xa, đây là một cột mốc quan trọng phát triển va hiện đại hóa của Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay, đến cuối thập niên này có thể sẽ có vài chiếc.
Báo cáo cho rằng, sở hữu tàu sân bay có công năng mạnh sẽ nâng cao rất lớn khả năng điều động binh lực cho Trung Quốc ở khu vực này và khu vực khác, làm cho Trung Quốc trở thành nươc lơn toàn cầu về quân sự.
Ngoài tàu sân bay, báo cáo cũng đã giới thiệu tiến triển của Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay không người lái va may bay chiên đâu tang hinh, cho rằng, loại máy bay chiến đấu tàng hình không người lái đầu tiên Lợi Kiếm của Trung Quốc đã tiến hành bay thử lần đầu tiên vào năm 2013, trong khi đó, máy bay chiến đấu J-20 đến năm 2018 mới có thể đưa vào sử dụng, đồng thời chỉ ra Trung Quốc đối mặt với rất nhiều thách thức về nghiên cứu phát triển động cơ phản lực tính năng cao.
Báo cáo cho rằng, đến cuối thập niên này, Quân đội Trung Quốc có thể sẽ có nhiều tàu sân bay, vài nghìn quả tên lửa đạn đạo và hành trình dẫn đường, khả năng tấn công mạng thế hệ mới và may bay chiên đâu tang hinh thế hệ thứ năm.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc
Báo cáo còn cho rằng, quan hê Trung-Mỹ vừa tồn tại hợp tác vừa tồn tại cạnh tranh hoặc điểm va chạm. Báo cáo đã đưa ra một số trường hợp thành công trong hợp tác giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ, nhưng quan chức cấp cao Lầu Năm Góc vẫn cảm thấy lo ngại đối với hành vi ngày càng "tự tin" (thực chất là ngang ngược, bất chấp) của Trung Quốc.
Bao cao cho răng, mức tăng bình quân chi tiêu quốc phòng trong giai đoạn 2004-2013 của Trung Quốc là 9,4%. Tháng 3 năm 2013, ngân sách quân sự thường niên do Trung Quốc tuyên bố là 119,5 tỷ USD, tăng 5,7%.
Báo cáo còn nói cụ thể về chiến lược hiện đại hóa quân sự tổng thể của Trung Quốc, chiên lươc nay liên quan đên nhiều lĩnh vực, bao gồm đầu tư đối với các phương diện như tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung tiên tiến, tên lửa hành trình chống hạm, tấn công đối đất tầm xa và phòng không tổng hợp, vũ khí phản vũ trụ, khả năng mạng mang tính tấn công. Báo cáo còn nói rõ Trung Quốc đầu tư cho may bay chiên đâu tiên tiến, tàu ngầm và tàu nổi như tàu sân bay.
Bao cao cho răng, năm 2013, tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc lần đầu tiên đa tiên hanh triển khai tầm xa, đây là một cột mốc quan trọng phát triển va hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh vào tháng 9 năm 2012 bắt đầu đi vào hoạt động, tháng 11 năm 2013 hoạt động ở biển Hoa Đông và Biển Đong. Báo cáo còn tập trung nói đến máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc đã cất cánh thành công từ đường băng tàu sân bay Liêu Ninh.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh ban đầu là tàu sân bay đa năng do Liên Xô chế tạo, sau đã bán cho Trung Quốc, nhưng báo cáo chỉ ra, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay nội địa trong thời gian tới.
Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng: "Trung Quốc đang thảo luận đầu tư chế tạo tàu sân bay của họ. Đến cuối thập niên này, có thể sẽ có vài chiếc".
Sở hữu tàu sân bay có công năng mạnh sẽ nâng cao lớn khả năng điều động binh lực ở khu vực này và khu vực khác, giúp Trung Quốc trở thành nước lớn toàn cầu xuất sắc hơn.
Trên thực tế, quan chức cấp cao Lầu Năm Góc nhắc đến, hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc làm cho Quân đội Trung Quốc, vật tư và các phương diện mở rộng tới khu vực bên ngoài biên giới, vì vậy sẽ thường xuyên va chạm hơn với quân đội các nước khác, những sự kiện gây ra tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục tồn tại. Một quan chức cấp cao cho rằng: "Sẽ xuất hiện xung đôt, nhưng chung tôi hy vọng giảm bớt các rủi ro nảy sinh từ những tính toán sai lầm và hiểu nhầm".
Bao cao cho răng, về may bay chiên đâu, năm 2013 Trung Quốc đã tiếp tục kiểm tra hai loại may bay chiên đâu tang hinh J-20 va J-31. J-20 đến năm 2018 mới có thể đưa vào sử dụng, Trung Quốc đối mặt với thách thức to lớn trong nghiên cứu phát triển động cơ phản lực tính năng cao.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc
Năm 2013, may bay chiên đâu tang hinh không người lái đầu tiên Lợi Kiếm của Trung Quốc cũng đa tiên hanh bay thử, thời gian nghiên cứu phát triển loại may bay chiên đâu này là 4 năm.
Báo cáo chỉ ra, ở trên biển, năm 2013, Trung Quốc đã mua tàu hộ vệ tàng hình cỡ nhỏ Type 056, một tài sản mới trên biển. Tàu chiến có đặc điểm tàng hình, dùng radar khó theo dõi hơn.
Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc cũng đã nhập một hệ thống ngụy trang mới, loại ngụy trang này có lớp sơn đặc biệt nhiều tầng, ngụy trang số hóa, có thể tránh sự phát hiện của các thiết bị ảnh nhiệt và bộ cảm biến hồng ngoại.
Quan chức Lầu Năm Góc còn chỉ ra, duy trì các tuyến đường thương mại thông suốt với Trung Quốc rất quan trọng để quản lý sự bất đồng có thể xảy ra. Quan chức này cho biết: "Chúng ta không thể có ảo tưởng về tính phức tạp của mối quan hệ này".
Khi thảo luận nội dung của báo cáo, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, năm 2013 là một năm có nhiều vấn đề trong phát triển quan hệ quân sự hai nước. Quân đội Trung Quốc và Mỹ năm 2013 đã tiến hành nhiều chuyến thăm quân sự lẫn nhau, ngoài ra hai nước cũng đã tiến hành giao lưu học thuật.
Hơn nữa, tháng 12 năm 2013, Quân đội Mỹ cũng đã tiến hành giao lưu quản lý thảm họa lần đầu tiên với Quân đội Trung Quốc ở Hawaii. Quan chức này cho biết: "Trong vài năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy một số xu thế của quan hệ Trung-Mỹ. Chúng tôi luôn nỗ lực duy trì đối thoại với ý nghĩa thực chất".
Theo Giáo Dục
Lầu 5 góc ủng hộ Nhật phát triển quân sự để kiềm chế Trung Quốc Trước chính sách hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và biển Đông, đặc biệt là việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các nước đều bất bình. Nước Mỹ vốn coi trọng vấn đề an ninh hàng hải đã chỉ trích mạnh mẽ hành động của...