Nhật Bản có thể tiến hành tháo gỡ mìn ở Biển Đông
Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động tháo gỡ mìn đến khu vực Biển Đông và Trung Đông, tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) hôm 30.7 dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực thúc đẩy để mở rộng quyền của quân đội Nhật Bản ra khu vực – Ảnh: Reuters
Tờ Asahi Shimbun dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe trong buổi giải trình hôm 29.7 với một ủy ban đặc biệt của Thượng viện nước này. Theo đó, ông Abe cho biết Nhật Bản có thể sẽ tiến hành hoạt động tháo gỡ mìn tại Biển Đông.
“Chúng ta sẽ nghĩ đến chuyện đó nếu tình hình đáp ứng đủ 3 điều kiện”, Thủ tướng Abe trả lời chất vấn của một nghị sĩ thuộc đảng Thế hệ Tương lai trong buổi giải trình.
Ba điều kiện cho phép sử dụng vũ lực, theo Luật phòng vệ tập thể và được cho phép trong Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, bao gồm: điều kiện thứ nhất, có một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào đồng minh của Nhật Bản, đe dọa Nhật Bản bằng cách tạo ra một mối nguy rõ ràng đến quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của người Nhật. Điều kiện thứ hai, khi không còn biện pháp nào khác hợp lý để bảo vệ người dân Nhật Bản. Điều kiện thứ ba, khi việc sử dụng vũ khí được kiểm soát ở mức thấp nhất.
Giữa tháng 7.2015, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh cho phép quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài; dự luật đang được trình lên Thượng viện.
Video đang HOT
Quân đội Nhật Bản tổ chức hoạt động gỡ mìn với Mỹ trong một cuộc tập dượt bắt đầu từ tuần trước và kết thúc ngày 30.7 ở vịnh Mutsu, miền bắc Nhật Bản. Thủ tướng Abe muốn mở rộng hoạt động tháo gỡ mìn sang khu vực khác như bán đảo Triều Tiên, eo biển Hormuz và Biển Đông
Ông Abe muốn mở rộng hoạt động tháo gỡ mìn của quân đội Nhật Bản đến Biển Đông – Ảnh: Reuters
Thủ tướng Abe giải thích rằng eo biển Hormuz, nằm giữa vịnh Ba Tư và Oman, có ý nghĩa chiến lược quan trọng cho việc cung cấp dầu thô cho Nhật Bản, theo Asahi Shimbun; vì vậy cần thiết phải sử dụng quân đội để tham gia hoạt động tháo gỡ mìn có thể được cài ở khu vực này, loại bỏ những nguy cơ gây hại an ninh, an toàn cho con người và tài sản của Nhật Bản.
Theo các nhà quan sát, việc tháo gỡ mìn ở eo biển Hormuz chưa khẩn cấp bằng bán đảo Triều Tiên trước một mối đe dọa tấn công có thể xảy ra nhắm vào Nhật Bản. Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động tháo gỡ mìn của Tokyo rõ ràng muốn nhắm đến khu vực Biển Đông, nơi môi trường an ninh được cho là đang bị đe dọa trước tình hình khai hoang, xây đảo phi pháp của Trung Quốc, đặc biệt là hoạt động gia tăng quân sự của Bắc Kinh.
Tháo gỡ mìn là một trong những hoạt động mở rộng quyền huy động quân đội của chính phủ Nhật Bản ra nước ngoài. Tuy nhiên phe đối lập chỉ trích chính phủ có thể sử dụng quyền này để gây chiến.
“Nhiều người hiểu hoạt động của Nhật Bản là trái luật, và suy đoán đó cực kỳ sai trái”, ông Abe nói khi bảo vệ dự luật an ninh mới.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đằng sau nỗ lực gửi quân ra nước ngoài của Thủ tướng Abe
Trên con đường biến việc mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản thành hiện thực, ông Shinzo Abe đã có những bước đi thận trọng và chính xác, The Wall Street Journal nhận xét.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) đã thành công bước đầu trong việc cho phép quân Nhật mở rộng phạm vi chiến đấu ra nước ngoài - Ảnh: AFP
Thực tế vào năm 2012, chính quyền của cựu Thủ tướng Naoto Kan và sau đó là Yoshihiko Noda cũng đã ủng hộ việc bình thường hóa vai trò của quân đội Nhật trong việc hoạch định chính sách, cải thiện ngành công nghiệp quốc phòng, phát triển một lực lượng liên quân năng động và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của khu vực, theo The Wall Street Journal.
Điều này cho thấy nếu ông Abe thành công trong việc ký thành luật cho phép quân đội Nhật ra nước ngoài chiến đấu, tức làm được điều các "tiền bối" chưa hoàn thành, uy tín của ông sẽ tăng lên đáng kể.
The Wall Street Journal nhận xét rằng ông Abe đã có những con tính khôn ngoan hơn, dựa vào tình hình thực tế để đưa ra những điều chỉnh được chấp nhận nhiều hơn so với ông Kan và ông Noda.
Theo đó, sở dĩ ông Abe bị các đảng đối lập trong nước chỉ trích rằng đã cố thúc đẩy một "dự luật chiến tranh", vì ông đã im lặng thay vì giải thích. Sự im lặng này theo The Wall Street Journal chẳng qua vì ông Abe vẫn phải cẩn trọng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đặc biệt khi ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tới.
Trong khi đó, ông đã thuyết phục những thành viên Hạ viện về việc thông qua dự luật bằng cách làm bật lên nỗi bức xúc từ những hành động hung hăng của Trung Quốc về mặt quân sự trong khu vực, kể cả những lời lẽ không tốt của Tân Hoa xã về chủ nghĩa hòa bình của Nhật.
Ông Abe khôn khéo lồng ghép ý định đưa quân ra nước ngoài bằng những cam kết phối hợp chặt chẽ hơn với các đồng minh như Mỹ, Philippines hay Hàn Quốc. Như vậy, việc đưa quân ra nước ngoài là một sự phòng vệ chủ động, không phải cố tình gây căng thẳng hay chuẩn bị cho chiến tranh...
Dù vậy, nhiều người dân Nhật Bản biểu tình phản đối dự luật này. Theo ghi nhận của hãng tin Al Jazeera, hàng ngàn người Nhật đã xuống đường giăng biểu ngữ có nội dung "Abe từ chức", "Không chiến tranh, không chết chóc"...
Một cuộc thăm dò công bố hôm 17.7 của báo Asahi Shimbun cho thấy 56% số người được hỏi phản đối các dự án luật, so với 26% ủng hộ.
Trong chuyến thăm Washington hồi tháng 4, ông Abe đã thống nhất với Mỹ về việc nâng cao các thỏa thuận trong hiệp ước an ninh của hai nước. Theo đó, Thủ tướng Abe đã có lời hứa với các nhà lập pháp Mỹ trong việc đưa dự luật cho phép gửi quân ra nước ngoài "trong mùa hè này", theo The Wall Street Journal.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tòa án Philippines yêu cầu chính phủ giải trình việc tập trận với Nhật Theo đơn kiện của một tổ chức chính trị cánh tả, tòa án Tối cao Philippines đã yều cầu chính phủ nước này giải thích về hai cuộc tập trận chung liên tiếp với Nhật Bản trong 2 tháng qua, tờ Manila Times cho hay. Quân đội Nhật Bản và Philippines tập trận ở Biển Đông - Ảnh: AFP Tổ chức Alliance of...