Nhật Bản có bảo vệ Đài Loan nếu Đài Bắc bị Trung Quốc tấn công?
Một vấn đề khác được dư luận đặt câu hỏi là với Hiến pháp sửa đổi mới thì nước Nhật sẽ áp dụng những sửa đổi này tại đâu, với ai.
Theo truyền thông của Nhật Bản Nội các nước này ngày 1/7/2014 đã chính thức thông qua thay đổi lớn trong chính sách an ninh của nước này, cụ thể là diễn giải lại hay nói chính xác là sửa đổi Điều 9, Hiến pháp, mở đường cho việc quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài.
Theo hiến pháp của Nhật, Tokyo bị cấm sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, trừ trường hợp phòng vệ. Nhưng việc diễn giải lại luật sẽ cho phép “phòng vệ tập thể” tức là cho phép quân đội của Tokyo dùng vũ lực để bảo vệ các đồng minh bị tấn công.
Các nhà lập pháp của liên minh cầm quyền thông qua thay đổi trên vào sáng 1/7/2014 và Nội các Nhật sau đó cũng có bước đi tương tự trong cùng ngày. Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy mạnh mẽ cho thay đổi này, ông lập luận rằng Nhật cần phải thích nghi với môi trường an ninh đang thay đổi ở vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Mỹ – một trong những cường quốc mà Nhật Bản có quan hệ đồng minh về an ninh từ hàng chục năm qua cũng đã bày tỏ thái độ hoan nghênh bước đi này, tuy nhiên, Trung Quốc, nước vốn đang có quan hệ căng thẳng với Tokyo lại tỏ ra rất tức giận.
Về sự kiện này của Tokyo, giới chuyên gia phân tích cho rằng mặc dù không nói ra nhưng ai cũng ngầm hiểu một điều là Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản được sửa đổi là một phần của kế hoạch chuẩn bị cho tương lai có khả năng bị Trung Quốc dùng vũ lực “thu hồi” trong tương lai.
Các chuyên gia cho rằng mục đích của việc diễn giải, sửa đổi Điều 9 trong hiến pháp của Nhật là cung cấp cho lực lượng vũ trang của nước này thứ quyền cố hữu đối với hoạt động tự vệ tập thể, nội dung được đánh dấu, quy định khá nổi bật trong Điều 51, Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản đem lại cho quân đội nước này nhiều giới hạn hơn giới hạn trước đó trong các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo an ninh cho nước Nhật.
Nhật Bản, Mỹ diễn tập trung trên biển (ảnh minh họa)
Dư luận vẫn đang có một câu hỏi “tò mò lớn” về việc vì sao TQ vẫn tiếp tục phát hành các bản đồ đứt đoạn đối với tuyên bố (phi pháp-PV) của Bắc Kinh trên BĐ.
Không giống hoàn toàn như Điều 51 trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc, điều quy định cho phép tất cả các quốc gia có quyền cố hữu tham gia vào các hoạt động trợ giúp đồng minh, thậm chí trong cả trường hợp bản thân những nước (cung cấp hỗ trợ cho đồng minh) không bị đe dọa một cách trực tiếp từ các thế lực thù địch, Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản chỉ cho phéo Tokyo tiến hành các hoạt động bản vệ đồng minh nếu những nước đồng minh này có mối quan hệ, có ảnh hưởng trực tiếp đối với an ninh của Nhật.
Ông Kazuo Kitagawa – Phó chủ tịch đảng Tân Komeito – đối tác liên minh với đảng LDP cầm quyền tại Nhật Bản cũng đã giải thích rằng: “Tự vệ tập thể theo luật pháp quốc tế có nghĩa là bảo vệ các quốc gia mà không cần cân nhắc điều đó có vi phạm an ninh của chính nước (có hành động bảo vệ) hay không. Tuy nhiên, với Nhật Bản thì chúng tôi coi đây là một phần của chiến lược tự vệ”.
Một vấn đề khác được dư luận đặt câu hỏi là với Hiến pháp sửa đổi mới thì nước Nhật sẽ áp dụng những sửa đổi này tại đâu, với ai.
Video đang HOT
1 loại tên lửa tấn công của Không quân Đài Loan
Bài báo của TQ dường như quên mất lịch sử, không biết rằng một khi đã xảy ra chiến sự thì vũ khí thôi không quyết định được chiến thắng.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, Nhật Bản sẽ áp dụng những sửa đổi mới này trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ, trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên (rất có thể là hoạt động phối hợp bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng trong trường hợp Bắc Triều Tiên phát động tấn công nhằm vào các mục tiêu của Mỹ).
Còn một đối tượng nữa mặc dù không được nhắc đến nhưng ai cũng ngầm hiểu đó là vấn đề Đài Loan, một trong những đồng minh của Tokyo. Không ai có thể phủ nhận rằng Đài Loan là quốc gia thân thiện, đối tác tin cậy nhất của Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á.
Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản đã được sửa đổi và thông qua, như vậy Tokyo hoàn toàn có khả năng can thiệp, bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công, khống chế đảo này bằng vũ lực.
Cũng có nhiều chuyên gia không cho rằng Nhật Bản sẽ dùng quân đội tấn công chống lại các thế lực muốn thu hồi Đài Loan (nói thẳng là Trung Quốc) nhưng ông Zachary Keck – Biên tập viên quản lý của tạp chí Học giả ngoại giao danh tiếng có trụ sở tại Tokyo cho rằng khả năng Nhật Bản bảo vệ Đài Loan là hoàn toàn có thể.
Điều kiện để Nhật Bản ra tay
Đài Loan, Senkaku và khoảng cách với Trung Quốc, Nhật Bản
Chuyên gia Zachary Keck có biết tờ Thời báo Nhật Bản mới đây có một báo cáo cho hay, dưới những sửa đổi của Điều 9 trong Hiến pháp Nhật, có điều kiện để Nhật Bản tiến hành hành động trợ giúp các đồng minh của mình, trong đó bao gồm:
Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép).
- Hành động tấn công vào quốc gia (đồng minh của Nhật Bản – PV) tạo ra sự nguy hiểm với sự tồn vong của Nhật Bản hoặc làm nguy hại, ảnh hưởng cơ bản đến quyền được số, mưu cầu tự do, hạnh phúc của công dân Nhật Bản.
- Không còn các nào khác trong việc đẩy lui tấn công, bảo vệ nước Nhật và công dân nước Nhật.
- Sử dụng lực lượng (vũ trang) có giới hạn để đạt được sự cần thiết tối thiểu.
Trước khi, sửa đổi Điều 9 hiến pháp được chính thức thông qua hôm 1/7/2014, Thời báo Nhật Bản cũng đã nói rằng nội dung dự thảo sửa đổi hiến pháp của Nội các Nhật Bản đề cập rằng Nhật Bản có thể can thiệp quân sự “khi nước đồng minh bị tấn công có quan hệ mật thiết với Nhật Bản, tạo ra mối nguy hiểm đe dọa sự tồn vong của nước Nhật cũng như làm nguy hại đến những quyền cơ bản (bao gồm quyền sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc) của công dân Nhật”.
Chuyên gia Zachary Keck tin chắc rằng Tokyo sẽ hành động vì Đài Loàn bởi: Thứ nhất, ở khu vực Đông Bắc Á, Đài Loan là đối tác, đồng minh thân thiện nhất đối với Nhật Bản. Thứ hai, nếu Trung Quốc dùng vũ lực tấn công, tái kiểm soát hòn đảo này chắc chắn sẽ tạo ra mối nguy hại sống còn đối với nước Nhật, chính vì vậy tấn công vào Đài Loan cũng là tấn công vào Nhật Bản.
Quần đảo Senkaku (hiện Nhật Bản đang kiểm soát) nằm cách xa Trung Quốc hơn đảo Đài Loan nửa khoảng cách. Chính điều này tạo lợi thế cho Bắc Kinh trong việc sử dụng lực lượng quân sự vốn đông đảo của mình trong một cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào Đài Loan.
Quân đội Đài Loan
Vị trí của Đài Loan cũng sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai hoạt động tấn công tiềm tàng từ 2 hướng. Hơn nữa vị trí chiến lược của hòn đảo này một khi rơi vào tay Trung Quốc sẽ cho Bắc Kinh thêm quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải đến và đi từ Nhật Bản.
Chính vì vậy mà một cuộc tấn công khống chế bằng vũ lực của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan sẽ được cho là mối đe dọa khủng khiếp đối với sự toàn vẹ lãnh thổ cũng như ảnh hưởng đến quyền sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc của công dân Nhật.
Điều còn chưa bàn đến đó là đảo Đài Loan còn liên quan trực tiếp đến chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Washington. Việc quân đội Mỹ phải ra tay hỗ trợ Đài Loan là điều chắc chắn, hơn nữa Mỹ và Nhật Bản là hai đồng minh rất quan trọng trong trục quan hệ Mỹ- Nhật – Đài ở châu Á, chắc chắn Tokyo sẽ can thiệp quân sự để ủng hộ Đài Loan.
Hiện nay Tokyo chưa công khai khả năng can thiệp giúp đảo Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công là bởi một số lý do liên quan đến dư luận, đặc biệt là tuân thủ chiến thuật và chiến lược ngoại giao sâu sắc, chắc chắn của Nhật Bản.
Theo Giáo Dục
Nhân tố Đài Loan và những căng thẳng đang gia tăng giữa Mỹ Trung Quốc
Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận rằng giữa Mỹ và Trung Quốc đều đang tồn tại những quan điểm, giá trị khác nhau.
Bà Hillary Clinton (bên trái) đang bắt tay cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm đến Bắc Kinh ngày 5/9/2012 (ảnh tư liệu)
Trong tháng 5/2014 vừa qua chính quyền Mỹ đã lên tiếng phản đối, bày tỏ quan ngại đồng thời yêu cầu Trung Quốc giải thích về tuyên bố (đường lưỡi bò 9 đoạn phi pháp - PV) của mình trên khu vực Biển Đông, nơi mà nước này đã gây hấn với Philippines và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thêm vào đó, cơ quan chức năng của Hoa Kỳ đã buộc tội, chỉ đích danh, phát lệnh truy nã các sỹ quan quân đội Trung Quốc vì hành vi tin tặc, hoạt động gián điệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đánh cắp các bĩ mật của các công ty Mỹ.
Gần đây nhất, quan hệ Trung Quốc - Mỹ đã căng thẳng thêm một nấc mới khi Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích hoạt động tập trận song phương giữa quân đội của Washington và Manila ở gần Bãi cạn Scarborough trên khu vực Biển Đông, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ không can thiệp vào các vụ việc ở khu vực (do TQ gây ra - PV).
Tuy nhiên, mặc dù có những xích mích khá nghiêm trọng những xét về tổng thổng cả Mỹ và Trung Quốc đều đang để tình hình không vượt quá tầm kiểm soát, cả hai bên đều đã có những nỗ lực để giảm căng thẳng, đối đầu thông qua các cuộc đối thoại và gặp gỡ.
Mỹ cũng đã mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất tại khu vực vào cuối tháng 6/2014 - đó là cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2014.
Một tờ báo xuất bản ở Đài Loan hôm 29/6/2014 cho biết, trong cuốn sách mới nhất của mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - một trong những quan chức ủng hộ mạnh mẽ nhất cho chính sách hướng Đông, tức là xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ trong thời kỳ đương nhiệm đã viết rằng hiện tại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh vẫn duy trì và chia sẻ những lợi ích chung trong việc duy trì ổn định khu vực, hợp tác kinh tế - thương mại.
Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận rằng giữa Mỹ và Trung Quốc đều đang tồn tại những quan điểm, giá trị khác nhau trong một số lĩnh vực, trong đó có vấn đề nhân quyền.
Bà Hillary Clinton được báo Đài Loan dẫn lời cho rằng tư duy Chiến tranh Lạnh của Washington đã khiến mối quan hệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc lâm vào khủng hoảng. Theo bà Hillary Clinton, có lẽ những toan tính như vậy sẽ không đi song hành với các lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Các bình luận được cho là trích dẫn từ cuốn sách mới được bà Hillary Clinton xuất bản cho thấy dường như bà không mong muốn Trung Quốc và Mỹ đối đầu, leo thang căng thẳng mặc dù hiện nay bà Hillary Clinton đã nghỉ hưu, không còn tham gia nhiều các hoạt động của chính quyền Mỹ đương nhiệm.
Về vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo Business Weekly có trụ sở tại thủ đô Đài Bắc, đảo Đài Loan, bà Hillary Clinton nhận định rằng hiện nay Đài Loan được ví nhưng đang đứng ở vị trí điểm xoay, sẽ buộc phải quyết định cấp độ lệ thuộc của kinh tế Đài Loan với nền kinh tế và chế độ chính trị của Trung Quốc.
Cựu quan chức Mỹ cũng đã lấy trường hợp của Ucraine ở Đông Âu làm ví dụ. Ucraine có nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào Nga và hậu quả là những gì đã và đang được cộng đồng quốc tế chứng kiến.
Bà Hillary cho rằng Đài Loan cần phải xác định rõ sẽ "đi được bao xa" trước khi mất hoàn toàn sự độc lập, tự chủ về kinh tế trước Trung Quốc đại lục, bởi theo bà "sự độc lập về kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến độc lập về chính trị".
Báo chí Đài Loan đánh giá rằng những bình luận của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton về việc nước Mỹ hy vọng nhìn thấy hòa bình trên đảo Đài Loan, không muốn thấy nền độc lập của Đài Loan bị đe dọa hay kinh tế của Đài Loan bị tổn thương bởi các cuộc tranh tranh không công bằng từ phía Trung Quốc cho thấy Mỹ vẫn muốn duy trì con bài Đài Loan với vị thế kiềm chế chiến lược nhằm vào Trung Quốc.
Gần đây, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có những phát biểu tại một cuộc đối thoại do Hội đồng Các mối quan hệ đối ngoại tổ chức tại thủ đô Washington, Mỹ trong đó ông Lý nhận định rằng Đài Loan có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn gia nhập hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi những căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ông Lý Hiển Long cho rằng sự tham gia của Đài Loan vào các cuộc đàm phán gia nhập TPP không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà nó còn là vấn đề chính trị bởi sự tham gia của Đài Loan phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Trung Quốc cũng như quan điểm của các quốc gia khác trong nhóm TPP (một số thành viên chưa công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập - PV).
Từ bình luận của 1 nhân vật cấp cao trong chính quyền của Singapore và cựu lãnh đạo ngành ngoại giao của Mỹ cho thấy một thực tế là Đài Loan đang đứng trước một áp lực, một nhu cầu lớn đó là tham gia vào cộc đồng kinh tế toàn cầu nhưng vẫn phải dè chừng, thậm chí phải thông quan các mối quan hệ với Trung Quốc.
Ông Lý Hiển Long
Dư luận báo chí Đài Loan cho rằng "đã đến lúc các chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau ở Đài Loan phải định hình được đường đi để củng cố sức mạnh của hòn đảo, thậm chí giới chức Đài Loan cũng phải cân nhắc việc thuyết phục Mỹ ủng hộ Đài Loan quan hệ mật thiết hơn với Bắc Kinh để đổi lại được những giá trị khác mặc dù yêu cầu này dường như khó có thể được Washington chấp thuận".
Theo Giáo Dục
Philippines ủng hộ Nhật Bản mở rộng vai trò của quân đội Theo Thời báo Phố Wall (WSJ), hôm 24/6, trong chuyến thăm tới Tokyo, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc Nhật Bản nới lỏng các hạn chế đối với quân đội. WSJ dẫn lời ông Aquino cho hay, ông tin rằng việc vai trò của quân đội Nhật Bản được mở rộng sẽ góp phần...