Nhật Bản chưa quyết định thời điểm tiêm chủng đại trà vaccine
Nhật Bản sẽ quyết định và công bố thời gian tiến hành tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 sau khi có vaccine được nước này cấp phép. Đây là khẳng định của các quan chức Nhật Bản ngày 20/1, trong bối cảnh có những thông tin rằng chiến dịch sẽ được triển khai trong tháng 5 tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho hành khách tại sân bay Narita, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp báo hằng ngày, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato khẳng định thời gian tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 sẽ được quyết định và công bố sau khi vaccine được cấp phép. Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng phụ trách chiến dịch tiêm chủng Taro Kono cũng bác bỏ thông tin chiến dịch sẽ được triển khai từ tháng 5.
Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ ưu tiên các nhân viên y tế, người già và những người có bệnh lý nền trong chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, dự kiến bắt đầu từ cuối tháng 2 tới. Tuy nhiên kế hoạch tiêm chủng sau thời gian đó chưa được công bố.
Trước đó, các hãng truyền thông trong nước Nhật, trong đó có đài NHK và nhật báo Yomiuri Shimbun đều đưa tin chính phủ nước này có kế hoạch bắt đầu chương trình tiêm chủng đại trà nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 từ tháng 5, tức là chỉ 2 tháng trước khi diễn ra Đại hội Thể thao Olympic Tokyo, dự kiến diễn ra từ ngày 23/7 tới. Nhật báo Yomiuri Shimbun còn cho biết Nhật Bản đặt mục tiêu đến tháng 7 tất cả người dân nước này sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trước thời điểm diễn ra Olympic.
Video đang HOT
Nhật Bản đã ký hợp đồng với nhiều hãng dược phẩm nhằm đảm bảo có đủ liều vaccine cho toàn bộ 126 triệu người dân nước này. Bên cạnh đó, Nhật Bản đang trong quy trình xét duyệt vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer nhằm đưa vaccine này trở thành loại đầu tiên được sử dụng tại “đất nước mặt trời mọc”.
* Tại Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in ngày 20/1 cho biết gần đây công ty công nghệ sinh học SK Bioscience của nước này đang xúc tiến hợp đồng mua vaccine ngừa COVID-19 của hãng Novavax (Mỹ), qua đó nước này có khả năng nhập thêm lượng vaccine dùng cho 20 triệu người từ hãng này.
Phát biểu trong chuyến thăm tới nhà máy của công ty SK Bioscience, ở thành phố Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang, ông cho biết hợp đồng trên sẽ bổ sung cho số vaccine mà nước này đã ký hợp đồng mua để chủng ngừa cho 56 triệu người dân. Số lượng vaccine mà Tổng thống Moon Jae-in nhắc tới lớn gấp đôi so với con số nội dung truyền thông đưa tin trước đó là SK Bioscience đang đàm phán mua vaccine dùng cho 10 triệu người từ Novavax.
Theo nhà lãnh đạo Hàn Quốc, hợp đồng này có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ dừng ở việc sản xuất mà còn bao gồm cả việc chuyển giao công nghệ, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy sớm quá trình phát triển vaccine ngừa COVID-19 trong nước.
Ông Moon Jae-in cho biết ông đã có cuộc thảo luận trực tuyến với Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Novavax, trong đó đề cập đến thỏa thuận sản xuất vaccine giữa Novavax và SK Bioscience. Theo ông Moon, với những thỏa thuận hợp tác sản xuất vaccine cùng hai hãng sản xuất vaccine lớn là Novavax và AstraZeneca, cộng đồng quốc tế đang kỳ vọng vào năng lực sản xuất vaccine của Hàn Quốc.
Hồi tuần trước, Tổng thống Moon Jae-in thông báo chính phủ sẽ tiêm vaccine miễn phí cho tất cả người dân Hàn Quốc, bắt đầu từ tháng 2 tới và nhân viên y tế là những đối tượng chủng ngừa đầu tiên.
*Trong khi đó, một quan chức y tế cấp cao Ấn Độ cho biết khoảng 1.000 liều vaccine “Covishield” ngừa COVID-19 đã bị hỏng trong quá trình bảo quản tại trường Đại học và Cao đẳng Silchar Medical ở bang Đông Bắc Assam của nước này. Theo đó, lô vaccine trên được giao đến Đại học và Cao đẳng Silchar Medical vào ngày 15/1 và đươc bảo quản trong tủ bảo quản vaccine ở nhiệt độ 6 độ C.
Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, các nhân viên y tế phát hiện do một số lỗi kỹ thuật, nhiệt độ trong tủ giảm xuống -14 độ C, khiến toàn bộ 1.000 liều vaccine bên trong bị đóng băng một phần. Nhiệt độ tiêu chuẩn để bảo quản vaccine Covishield là từ 2-8 độ C.
Quan chức này cho biết các cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Nhật Bản xem xét hạ cảnh báo đi lại quốc tế
Ngày 15/10, giới chức Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đang cân nhắc hạ mức cảnh báo đi lại vốn được áp đặt đối với tất cả các nước và khu vực nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Hành khách tới khu vực kiểm dịch tại sân bay Narita, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Hồi cuối tháng 3, các cảnh báo đi lại của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã được nâng lên cấp độ 2 trong thang 4 cấp độ, yêu cầu các công dân tránh các chuyến đi không cần thiết do có nguy cơ bị mắc kẹt, trong bối cảnh nhiều nước siết chặt kiểm soát biên giới và áp đặt lệnh phong tỏa.
Theo một quan chức cấp cao Nhật Bản, trong thời gian gần đây, đã có thêm các chuyến bay quốc tế được nối lại, trong khi các biện pháp kiểm soát biên giới tại các nước cũng đã được nới lỏng. Do đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản có thể hạ mức cảnh báo đi lại xuống cấp độ 1 hoặc có thể dỡ bỏ hoàn toàn đối với các cảnh báo được ban hành do bất ổn chính trị hay các lý do khác. Tuy nhiên, đối với các cảnh báo đi lại cụ thể về bệnh truyền nhiễm, 159 nước và khu vực vẫn đang được áp dụng mức cảnh báo cấp độ 3. Bộ trên dự kiến sẽ hạ mức cảnh báo xuống 1 bậc đối với Việt Nam và các nước khác có số ca mắc COVID-19 thấp.
*Trong khi đó, tại Israel, Chính phủ nước này cùng ngày thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm công dân đáp chuyến bay ra nước ngoài như một phần kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc.
Thông báo của Chính phủ Israeal nêu rõ kể từ ngày 16/10, sắc lệnh khẩn cấp hạn chế vào sân bay đối với những người không đáp ứng các tiêu chí cụ thể sẽ bị hủy bỏ. Lệnh cấm này là một phần trong các biện pháp hạn chế được bổ sung từ ngày 25/9 nhằm siết chặt lệnh phong tỏa. Trước đó, chính phủ chỉ cho phép những người mua vé máy bay trước ngày 25/9 được đáp các chuyến bay. Dự kiến, nội các Israel trong ngày 15/10 sẽ thảo luận về việc nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Israel đã ghi nhận gần 300.000 ca mắc và hơn 2.000 ca tử vong do dịch COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc mới đã giảm mạnh, với 2.000 ca mắc mới được ghi nhận trong ngày 14/10, so với con số hơn 7.500 ca được ghi nhận trước khi lệnh cấm trên được ban hành.
Căng thẳng Mỹ-Trung: Nhật Bản, Hàn Quốc toan tính thế nào? Theo các nhà phân tích, Hàn Quốc sẽ không muốn đối đầu với Trung Quốc khi nghiêng về phía Mỹ, trong khi Nhật Bản có thể tận dụng áp lực từ cuộc đối đầu này. Vốn là những đối tác thân thiết của Mỹ tại Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản được Washington kỳ vọng sẽ là lực lượng đứng bên cạnh...