Nhật Bản cho phép sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi thứ 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hội đồng chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã quyết định phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer để tiêm mũi thứ 3 cho trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra sau khi hội đồng xem xét các dữ liệu tiêm chủng ở những nước đã bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho trẻ em như Israel và Mỹ. Tỷ lệ gặp phản ứng phụ khi tiêm mũi thứ 3 cho nhóm từ 12-17 tuổi tương tự hoặc thậm chí thấp hơn so với khi tiêm 2 mũi đầu. Điều quan trọng là không có bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào về mặt an toàn. Bên cạnh đó, việc tiêm mũi thứ 3 sẽ góp phần tăng hiệu quả của vaccine, vốn giảm dần theo thời gian sau mũi tiêm thứ 2.
MHLW dự kiến sẽ bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi vào tháng 4 tới. Bộ này hy vọng việc tiêm mũi thứ 3 sẽ có hiệu quả giúp chống lại biến thể Omicron có khả năng lây lan cao.
Video đang HOT
Tháng 2/2021, Nhật Bản lần đầu tiên phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên. 3 tháng sau đó, nước này tiếp tục cấp phép sử dụng vaccine này cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi. Đối với mũi tăng cường, vào tháng 11/2021, MHLW chỉ cấp phép sử dụng vaccine này cho những người từ 18 tuổi trở lên do thời điểm đó vẫn thiếu dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đối với nhóm tuổi từ 12-17.
Liên quan tình hình dịch COVID-19, trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới ở Nhật Bản tiếp tục giảm cho dù đà giảm vẫn khá chậm. Ngày 23/3, Nhật Bản ghi nhận 41.038 ca nhiễm mới, giảm 16.800 ca so với một tuần trước đó, và 122 ca tử vong vì COVID-19. Số bệnh nhân COVID-19 nặng cũng giảm 21 người so với một ngày trước đó, xuống còn 916 người. Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận 6.430 ca nhiễm mới, giảm 3.700 ca so với một tuần trước đó.
Nhật Bản dùng 13 tỷ USD quỹ dự phòng để mua vaccine và thuốc điều trị
Nội các Nhật Bản ngày 27/8 đã quyết định sử dụng 1.400 tỷ yen (13 tỷ USD) trong quỹ dự trữ của tài khóa 2021 để mua thêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như đảm bảo nguồn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong số tiền trên, chính phủ phân bổ khoảng 841,5 tỷ yen để mua thêm vaccine và tăng cường tiêm phòng trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực kiềm chế đà tăng số ca nhiễm mới do biến thể Delta hoành hành mạnh.
Bộ trưởng Tài chính Taro Aso cho biết khoảng 235,2 tỷ yen trong số đó sẽ được dành để mua thuốc casirivimab và imdevimab để điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều nước, các loại thuốc trên có thể giúp giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong.
Biện pháp ngân sách trên được đưa ra hai ngày sau khi Thủ tướng Suga Yoshihide thông báo chính phủ sẽ ứng phó với "các nhiệm vụ khẩn cấp" như đảm bảo đủ nguồn vaccine và thuốc điều trị bằng cách tối ưu hóa các quỹ dự trữ. Nhật Bản đang kém xa so với các nền kinh tế phát triển về tỷ lệ tiêm phòng COVID-19. Nước này đặt mục tiêu tiêm phòng cho tất cả người có đủ điều kiện tiêm và muốn tiêm "sớm" trong khoảng tháng 10 -11 tới.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng dành 154,9 tỷ yen cho một chương trình cho vay không lãi, lên tới 200.000 yen/hộ gia đình, áp dụng với những người bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, sau khi đã gia hạn 3 tháng biện pháp này đến cuối tháng 11. Khoảng 84,1 tỷ yen cũng được phân bổ để hỗ trợ doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên nghỉ làm do dịch bệnh. Biện pháp này sẽ hết hạn vào cuối tháng 9, nhưng đã được gia hạn 2 tháng.
Các động thái trên được đưa ra sau khi chính phủ hồi đầu tháng này quyết định kéo dài thời gian và mở rộng các khu vực áp dụng tình trạng khẩn cấp do dịch. Biện pháp này, liên quan đến 21 trong tổng số 47 tỉnh, thành trên cả nước, sẽ được gia hạn đến ngày 12/9.
Chính phủ Nhật Bản đã để riêng ra tổng cộng 5.000 tỷ yen cho quỹ dự trữ để ứng phó với đại dịch, trong khuôn khổ ngân sách ban đầu 106.600 tỷ yen của tài khóa 2021 bắt đầu từ tháng 4/2021. Sau quyết định mới nhất nói trên, hiện trong ngân quỹ dư phòng còn khoảng 2.600 tỷ yen.
Theo kế hoạch, các bộ, ngành sẽ trình đề xuất ngân sách cho tài khóa 2022 trước ngày 31/8 tới và dự kiến ngân sách sẽ đạt mức cao kỷ lục trong 4 năm liên tiếp vừa qua. Nhiều nguồn tin chính phủ cho biết đề xuất ngân sách cho tài khóa 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022) dự kiến lên tới hơn 110.000 tỷ yen (1.000 tỷ USD).
Nhật Bản: Tiêm kết hợp vaccine giúp tăng kháng thể chống COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa công bố kết quả nghiên cứu ban đầu về hiệu quả và tác dụng phụ của việc tiêm mũi tăng cường bằng một loại vaccine khác với vaccine đã sử dụng để tiêm hai mũi đầu tiên. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19...