Nhật Bản cho phép lực lượng tuần duyên được bắn tàu tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Theo cách diễn giải mới, lực lượng tuần duyên của Nhật có thể bắn vào tàu nước ngoài cố tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với cáo buộc gây bạo lực.
Lực lượng tuần duyên của Nhật Bản có thể trực tiếp khai hỏa đối phó tàu công vụ của nước ngoài cố tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku (theo cách gọi của Nhật)/Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) nằm ở biển Hoa Đông, các thành viên của đảng cầm quyền dẫn nguồn tin từ các quan chức chính phủ nước này hôm qua (25/2) cho biết.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. (Ảnh: Kyodo News)
Trong cuộc họp về chính sách quốc phòng của đảng Dân chủ Tự do (LDP) hôm 25/2, các quan chức chính phủ đã thông báo về cách diễn giải mới về các luật hiện hành của Nhật Bản. Động thái nhằm phản ứng trước việc Trung Quốc thông qua luật mới cho phép lực lượng hải cảnh của nước này sử dụng vũ khí đối với tàu thuyền nước ngoài mà Bắc Kinh cho là “xâm phạm vùng biển của họ một cách bất hợp pháp”.
Video đang HOT
Các quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, trước đó, lực lượng tuần duyên của nước này chỉ được phép nổ súng trực tiếp vào tàu nước ngoài trong trường hợp tự vệ hoặc thoát hiểm khẩn cấp. Tuy nhiên, theo cách diễn giải mới, lực lượng tuần duyên của Nhật có thể bắn vào tàu nước ngoài cố tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với cáo buộc gây bạo lực.
Ông Taku Otsuka, người đứng đầu Ban phòng vệ quốc gia của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên các quan chức chính phủ đề cập việc lực lượng tuần duyên có thể nổ súng vào các tàu thuyền nước ngoài cố ý tiếp cận lãnh thổ của Nhật Bản”. Đã có nhiều lo ngại gia tăng tại Nhật Bản cho rằng nước này vẫn chưa hành động đủ để đối phó với các hành động quyết liệt của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cùng ngày, phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng môi trường an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở nên xấu hơn. Ông bày tỏ lo ngại về “việc mở rộng sức mạnh quân sự một cách thiếu minh bạch và các nỗ lực đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc các hành vi cưỡng ép vẫn tiếp diễn”. Thủ tướng Suga cho rằng “một trật tự tự do, rộng mở, căn cứ vào luật lệ, không sử dụng vũ lực hoặc các hành vi cưỡng ép sẽ mang đến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực và cho thế giới”.
Nhật phản đối hải cảnh Trung Quốc
Nhật Bản yêu cầu lực lượng hải cảnh Trung Quốc ngừng áp sát tàu cá và rời khỏi vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ qua các kênh ngoại giao cả ở Tokyo và Bắc Kinh, yêu cầu họ ngừng tìm cách áp sát tàu cá Nhật Bản và nhanh chóng rời vùng biển chủ quyền của Nhật Bản. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận những động thái như vậy", Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsubonu Kato cho biết hôm 8/2.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2013. Ảnh: Reuters.
Phát biểu được đưa ra sau vụ hai tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào sáng sớm 6/2. Bộ Chỉ huy Cảnh sát biển Vùng 11 của Nhật Bản cho biết nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc hướng mũi về phía hai tàu cá Nhật Bản trong khu vực, dường như tìm cách tiếp cận chúng.
"Các tàu cảnh sát biển Nhật Bản đã liên tiếp yêu cầu họ rời đi, đồng thời bảo đảm an toàn cho tàu cá", ông Kato nói thêm.
Hai tàu hải cảnh khác của Trung Quốc, trong đó một chiếc trang bị pháo, cũng hoạt động tại khu vực giáp vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh nhóm đảo tranh chấp.
Đây là lần đầu tiên tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi Luật Hải cảnh được Trung Quốc thông qua có hiệu lực từ ngày 1/2. Luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc được nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài mà Bắc Kinh cho là "hoạt động trái phép" trong vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters .
Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuất hiện quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu đưa nước này trở thành "cường quốc hàng hải". Hải cảnh Trung Quốc từ đầu năm đã bốn lần áp sát nhóm đảo tranh chấp, khiến chính phủ Nhật phải thành lập tổ công tác đặc biệt tại văn phòng thủ tướng để phân tích tình hình.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tháng 1 điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, tái khẳng định "cam kết kiên định" của nước này trong việc bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư theo hiệp ước an ninh giữa hai nước.
Mỹ cam kết bảo vệ đảo tranh chấp Trung - Nhật Tân Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định cam kết của Mỹ với Nhật trong việc bảo vệ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. Trong cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Nhật Nobuo Kishi ngày 24/1, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định Điều 5 của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật quy...