Nhật Bản chính thức thành lập Lực lượng tác chiến vũ trụ
Nhật Bản vừa chính thức ra mắt Lực lượng tác chiến vũ trụ với nhiệm vụ chính là theo dõi các hoạt động ngoài không gian.
Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Taro Kono đã trao cờ thành lập cho đại diện của Lực lượng tác chiến vũ trụ. Đơn vị này sẽ một đầu mối nằm trong Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản.
Theo ông Kono: “Môi trường an ninh hiện nay đang thay đổi. Ngoài phạm vi chủ quyền truyền thống là trên bộ, trên không và trên biển, Nhật Bản cần đảm bảo sự vượt trội cả trong đảm bảo chủ quyền ngoài không gian”.
Lực lượng tác chiến vũ trụ sẽ một đầu mối nằm trong Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản.
Video đang HOT
Trụ sở của đơn vị này sẽ đặt tại căn cứ của Lực lượng phòng vệ trên không tại thành phố Fuchu. Hiện tại, đơn vị này có biên chế 20 nhân viên nhưng sẽ tăng trong thời gian tới để tăng cường năng lực giám sát không gian.
Nhật Bản đặt mục tiêu cho tới năm 2023, sẽ bắt đầu triển khai các nhiệm vụ giám sát rác thải ngoài không gian, vệ tinh và các hoạt động của thiên thạch. Bộ Phòng vệ đánh giá lĩnh vực mới này sẽ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường an ninh trong tương lai, tương tự như lĩnh vực an ninh không gian mạng.
Ngoài ra, Nhật Bản có kế hoạch phối hợp và chia sẻ thông tin với Mỹ trong lĩnh vực này. Hồi cuối năm ngoái, Mỹ cũng chính thức ra mắt Bộ tư lệnh vũ trụ, là bước đi tiến tới thành lập Quân chủng vũ trụ. Quân chủng này có cơ cấu, chức năng ngang hàng các quân chủng truyền thống của Mỹ là Lục quân, Hải quân, Không quân, Lính thủy đánh bộ và Tuần duyên.
Giới quan sát lo ngại việc thành lập Quân chủng vũ trụ của Mỹ sẽ dẫn tới quân sự hóa, chạy đua vũ trang thậm chí là chiến tranh không gian trong tương lai.
Đề thi đại học ở Hong Kong gây tranh cãi
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay ở Hong Kong, môn thi lịch sử có câu hỏi về việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ 20 và đề thi này khiến dư luận bàn tán xôn xao, Xinhua đưa tin ngày 16/5.
Cô giáo giảng bài cho học sinh tại trường Wong Cho Bau ở Hong Kong Ảnh: Xinhua
Đề thi môn lịch sử yêu cầu thí sinh đọc 2 đoạn trích và vận dụng kiến thức để bày tỏ chính kiến của mình trước câu hỏi: Liệu việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc giai đoạn 1900-1945 lợi nhiều hơn hại hay ngược lại.
Một đoạn trích là từ một bài báo do một nhà giáo dục người Nhật Bản viết năm 1905, miêu tả thỏa thuận dạy môn luật và môn chính trị cho học sinh, sinh viên Trung Quốc. Một đoạn trích là từ một bức thư viết năm 1912 của một nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ, gửi tới một chính trị gia Nhật Bản đề nghị giúp đỡ tài chính. Đoạn trích này cũng bao gồm một hợp đồng ký năm 1912, theo đó, một công ty Nhật Bản cho Trung Quốc vay tiền trong 1 năm.
Những người ủng hộ kiểu "học tập tự do" cho rằng, những câu hỏi như vậy khuyến khích học sinh, sinh viên có tư duy phản biện. Tuy nhiên, nhiều người khác cho rằng, việc cung cấp thông tin không toàn diện, thiên kiến khiến học sinh có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đại lục.
"Câu hỏi cực kỳ không phù hợp. Nó cũng giống như hỏi sinh viên ở các nước phương Tây rằng, liệu Adolf Hitler làm lợi nhiều hơn hại ở châu Âu", ông Chan Wai-keung (Đại học Bách khoa Hong Kong) nhận định. Ông nói rằng, nội dung câu hỏi không hề đề cập hậu quả thảm khốc của việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc, khiến sinh viên hiểu lầm và vi phạm nguyên tắc học thuật. Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong sẽ yêu cầu cơ quan đánh giá và thi cử Hong Kong có điều chỉnh phù hợp để đảm bảo uy tín và tính hiệu quả của kỳ thi đại học.
Các chuyên gia Trung Quốc nói rằng, vụ đề thi môn lịch sử lần này chỉ là phần nổi của tảng băng và kêu gọi chính phủ gia tăng giám sát hành vi của giáo viên, giảng viên và đảm bảo rằng, họ tuân thủ nguyên tắc chuyên môn. Một số giáo viên ở Hong Kong không giữ được tính khách quan và trung lập khi giảng dạy, nên đã đưa ra những thông tin không đúng thực tế. Tháng trước, một giáo viên của một trường tiểu học dạy học sinh rằng, chiến tranh thuốc phiện năm 1840 bắt đầu khi Anh nỗ lực cấm hút thuốc phiện ở Trung Quốc.
Trên thực tế, người Anh muốn thống trị về mặt thương mại nên đã chống lại việc Trung Quốc cấm thuốc phiện. Với lực lượng quân sự vượt trội, người Anh đã đánh bại quân đội nhà Thanh, ra các yêu sách để các cường quốc phương Tây có đặc quyền giao thương với Trung Quốc.
Dù Hong Kong đã được Anh trao trả lại cho Trung Quốc được gần 23 năm, nhưng lịch sử Trung Quốc chưa được coi là môn học độc lập bắt buộc ở đặc khu này. Trong một cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông ở Hong Kong, vụ thảm sát Nam Kinh chỉ được miêu tả trong vỏn vẹn 75 từ, trong khi Cách mạng Văn hóa và phong trào Đại nhảy vọt được giới thiệu chi tiết trong hơn 18 trang.
Nhật cảnh báo đợt lây nhiễm Covid-19 mới Các cơ sở kinh doanh ở Nhật bắt đầu mở cửa trở lại trong sự cảnh giác về đợt lây nhiễm mới của dịch Covid-19. Trong những ngày nay, các cơ sở kinh doanh bắt đầu mở cửa trở lại trên khắp các khu vực của Nhật Bản trong bối cảnh Chính phủ đã tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở...