Nhật Bản cảnh báo 3 tuần tới là thời gian quan trọng để kiềm chế dịch
Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế, phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, thông báo 3 tuần tới là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng trong việc kiềm chế sự lây lan của dịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/11/2020. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian từ nay tới cuối năm khi mà dịch bệnh nguy hiểm này đang lây lan nhanh ở nhiều tỉnh, thành, nhất là tại các đô thị lớn.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nishimura Yasutoshi, người phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, thông báo 3 tuần sắp tới là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng trong việc kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Video đang HOT
Đài truyền hình NHK cho biết Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ cùng chính quyền các địa phương nghiên cứu những biện pháp khả thi để áp dụng ở những khu vực có số lượng người nhiễm bệnh đang tăng nhanh.
Các biện pháp này có thể bao gồm: yêu cầu các quán bar và nhà hàng rút ngắn thời gian kinh doanh, siết chặt các quy định nhằm hạn chế tổ chức các sự kiện đông người. Ngoài ra, chính phủ sẽ tăng cường kêu gọi người dân làm việc từ xa và tuân thủ triệt để các biện pháp phòng chống dịch cơ bản như đeo khẩu trang.
Nhằm cân bằng giữa việc phòng chống dịch COVID-19 và duy trì các hoạt động kinh tế- xã hội, Chính phủ Nhật Bản muốn tránh phải nâng mức độ cảnh báo về dịch bệnh lên mức cao nhất bởi vì, điều đó có thể dẫn tới việc phải ban bố tình trạng khẩn cấp .
Mặc dù vậy, nhóm chuyên gia cố vấn cho chính phủ về ứng phó với dịch COVID-19 vẫn thúc giục chính phủ cần có hành động quyết liệt hơn trong 3 tuần tới để khống chế dịch bệnh này và đảm bảo người dân có thể trải qua kỳ nghỉ cuối năm một cách an toàn.
Theo các chuyên gia, chính phủ cần kêu gọi người dân hạn chế đi tới hoặc đi ra khỏi các khu vực nơi dịch bệnh đang lây lan nhanh như các thành phố Sapporo, Osaka và Nagoya cùng với 23 quận ở thủ đô Tokyo. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xem xét rút ngắn thời gian mở cửa của các nhà hàng và quán bar phục vụ đồ uống có cồn.
Ngày 25/11, Nhật Bản đã phát hiện thêm 1.948 ca nhiễm mới, trong đó có 401 ca ở thủ đô Tokyo và 318 ca ở tỉnh Osaka. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới ở Tokyo vượt ngưỡng 400 trong 4 ngày gần đây và vượt ngưỡng 300 ở Osaka trong 3 ngày qua. Số người tử vong vì dịch COVID-19 ở nước này đã tăng thêm 21 người lên 2.049 người.
Nhật Bản thêm 750 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên 27.800 ca
Ngày 22/7, Nhật Bản ghi nhận thêm 750 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này lên 27.800 ca.
Đây là số ca mới mắc COVID-19 cao kỷ lục trong một ngày tại Nhật Bản, vượt trên cả mức cao nhất ghi nhận trong tháng 4 năm nay.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga Shinjuku ở Tokyo, Nhật Bản ngày 9/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, thủ đô Tokyo cũng ghi nhận thêm 238 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 ở thành phố này lên 10.054 người. Đây là ngày thứ 14 liên tiếp số ca nhiễm mới ở Tokyo vượt ngưỡng 100 ca. Trong khi đó, tỉnh Osaka cũng ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao kỷ lục (121), nâng tổng số ca tại đây lên 2.662 ca. Ngoài Tokyo và Osaka, số ca nhiễm mới cũng tăng cao kỷ lục ở hai tỉnh Fukuoka và Aichi.
Trong bối cảnh những ngày gần đây, số ca nhiễm mới ở nhiều thành phố lớn tại Nhật Bản đang tăng mạnh, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết chính phủ nước này sẽ duy trì biện pháp hạn chế về số lượng khán giả tham dự các sự kiện thể thao, giải trí quy mô lớn tới ngày 31/8.
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn lời Bộ trưởng Nishimur cho biết trong khuôn khổ cuộc họp với nhóm chuyên gia của chính phủ, các chuyên gia đã cảnh báo về rủi ro của việc nới lỏng hạn chế số lượng khán giả tham dự các sự kiện thể thao, giải trí lớn trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, chính phủ nước này đã quyết định không tiếp tục nới lỏng giới hạn số lượng khán giả như dự kiến.
Trước đó, ngày 10/7, trong nỗ lực khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội đang chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế số lượng khán giả tham dự các sự kiện thể thao và các sự kiện khác. Theo quyết định này, giới chức Nhật Bản đã nâng giới hạn số lượng người tối đa được phép tham gia các sự kiện trên từ 1.000 lên 5.000 người. Kế đó, dự kiến điều chỉnh nâng giới hạn này lên tương ứng với 50% trong số ghế của địa điểm tổ chức các sự kiện từ ngày 1/8.
Trong diễn biến cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản đã kích hoạt chiến dịch hỗ trợ du lịch mang tên "Go To Travel" nhằm giúp phục hồi ngành "công nghiệp không khói" của nước này hiện đang chịu tác động nặng nề do đại dịch COVID-19.
Trong khuôn khổ chiến dịch có tổng giá trị 1.350 tỷ yen (12,6 tỷ USD) nói trên, chính phủ nước này sẽ hỗ trợ một phần, hoặc thậm chí tới 50% chi phí các chuyến du lịch, trong đó có tiền thuê phòng và sử dụng các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, Tokyo không nằm trong danh sách được hưởng gói trợ cấp này do có nhiều quan ngại về việc gia tăng số ca mắc COVID-19 tại đây.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hiện không có kế hoạch loại tỉnh Osaka ra khỏi danh sách được hỗ trợ trong chiến dịch "Go To Travel", cho dù số ca mắc mới COVID-19 tại đây cũng đang có chiều hướng tăng lên.
Nhật Bản xem xét nới lỏng nhập cảnh từ Mỹ và Châu Âu Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cho phép lãnh đạo các doanh nghiệp từ Mỹ và châu Âu nhập cảnh vào Nhật với một số điều kiện nhất định. Đến chiều hôm nay (14/7), Nhật Bản ghi nhận 319 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người nhiễm lên 23. 229 ca. Tuy nhiên, số ca nhiễm tại thủ đô Tokyo có...