Nhật Bản cam kết tăng cường khả năng phòng thủ trong 5 năm tới
Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ Nhật Bản “đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế.”
Binh sỹ Mỹ tham gia cuộc tập trận chung với các thành viên lực lượng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tại Yamato, tỉnh Kumamoto, Tây Nam Nhật Bản, ngày 28/8/2022. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Ngày 26/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cam kết tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong 5 năm tới sau khi chính phủ nước này đã cập nhật ba văn kiện quan trọng về quốc phòng vào cuối năm ngoái.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Quốc phòng ở thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa, phía Nam thủ đô Tokyo, Thủ tướng Kishida nói: “Chúng tôi sẽ củng cố hoàn toàn năng lực phòng thủ của đất nước trong 5 năm tới.” Nhiệm vụ này “sẽ chỉ hoàn thành sau khi các biện pháp được nêu ra trong ba văn kiện về quốc phòng được triển khai thực hiện.”
Video đang HOT
Theo Thủ tướng Kishida, chính phủ Nhật Bản “đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế.”
Trước đó, vào tháng 12/2022, nội các Nhật Bản đã thông qua các dự thảo sửa đổi ba văn bản quan trọng về quốc phòng, gồm bản cập nhật Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Quốc phòng Trung hạn.
Trong chiến lược mới sửa đổi, chính phủ Nhật Bản khẳng định Nhật Bản đang phải đối mặt “với môi trường an ninh phức tạp và xấu nhất” kể từ Thế chiến Thứ hai. Vì vậy, việc phòng thủ tên lửa là chưa đủ để đối phó với “sự tăng cường đáng kể các lực lượng tên lửa” của các quốc gia láng giềng.
Xuất phát từ thực trạng đó, trong NSS, chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh nước này cần sở hữu năng lực “thực hiện các cuộc phản công hiệu quả vào lãnh thổ của kẻ thù như một biện pháp tự vệ tối thiểu.”
Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản trong thời hậu chiến, vốn trước đó chỉ tập trung vào phòng vệ. Để tăng cường năng lực quốc phòng, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng hằng năm lên tương đương 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào tài khóa 2027./.
Tổng thống Hàn Quốc thăm chính thức Nhật Bản
Ngày 16/3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol lên đường sang Nhật Bản để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Fumio Kishida.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải) và phu nhân lên máy bay trong chuyến thăm Nhật Bản tại căn cứ không quân ở Seongnam, phía Nam Seoul, ngày 16/3/2023. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Chuyến đi được dự báo là đánh dấu sự cải thiện đáng kể mối quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai nước đồng minh tại khu vực Đông Bắc Á sau khi hai bên giải quyết được tranh cãi về vấn đề lao động cưỡng bức trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chuyến thăm kéo dài 2 ngày là chuyến thăm song phương đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc tới quốc gia láng giềng sau 12 năm. Chuyến thăm diễn ra chưa đầy 2 tuần sau khi Seoul công bố giải pháp cho cuộc tranh chấp kéo dài về bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động cho các công ty Nhật Bản trong giai đoạn 1910-1945.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Sung-han cho biết chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk-yeol có ý nghĩa báo hiệu rằng mối quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản vốn căng thẳng cho đến nay đã bước vào giai đoạn bình thường hóa. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các biện pháp tổng thể cho bình thường hóa cho mối quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản. Đây cũng là cơ hội để hai nước thảo luận cách thức giải quyết các rào cản chính sách cản trở hợp tác kinh tế và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Theo kế hoạch, Tổng thống Yoon Suk-yeol sẽ tiến hành hội đàm cấp cao với Thủ tướng Fumio Kishida ngay trong ngày 16/3, thảo luận một loạt các vấn đề bao gồm Thỏa thuận An ninh chung về thông tin quân sự, một hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo quân sự, vấn đề bãi bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu các mặt hàng linh kiện chủ chốt của Nhật Bản sang Hàn Quốc... Sau cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo sẽ tổ chức tổ chức họp báo chung.
Trong thời gian ở thăm Nhật Bản, Tổng thống Yoon Suk-yeol có kế hoạch gặp gỡ các thành viên của Liên minh Nghị sĩ Nhật Bản-Hàn Quốc và Ủy ban Hợp tác Hàn Quốc-Nhật Bản, tổ chức một hội nghị bàn tròn doanh nghiệp với lãnh đạo các doanh nghiệp chủ chốt của cả hai nước, nói chuyện với sinh viên Nhật Bản và Hàn Quốc tại trường Đại học Keio.
Tổng thống Hàn Quốc thăm Nhật Bản
Nhật Bản và Hàn Quốc đã đình chỉ các chuyến thăm qua lại lẫn nhau của các nhà lãnh đạo hai nước từ tháng 12/2011. Lần gần đây nhất một tổng thống Hàn Quốc tới Nhật Bản là tháng 6/2019, nhưng là để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka.
Vì vậy, chuyến thăm Nhật Bản lần này của Tổng thống Yoon Suk-yeol có nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước láng giềng, vốn khá căng thẳng trong nhiều năm qua do các vấn đề lịch sử. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Yoon sẽ đánh dấu việc nối lại các chuyến thăm qua lại lẫn nhau của các nhà lãnh đạo hai nước, vốn đã bị đình trệ trong 12 năm qua, đồng thời gọi đây là "dấu mốc quan trọng" hướng tới việc cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm 9/3, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno khẳng định Hàn Quốc là "đối tác quan trọng" của Nhật Bản và hai nước "đang hợp tác để đối phó với nhiều thách thức trong cộng đồng quốc tế". Ông Matsuno cũng nhấn mạnh chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể sẽ giúp phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước.
Cùng việc mời Tổng thống Yoon Suk-yeol thăm Nhật Bản, Tokyo đang cân nhắc mời nhà lãnh đạo này tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Hiroshima vào tháng 5 tới, với tư cách khách mời. Phía Hàn Quốc đã bày tỏ sẵn sàng bố trí để Tổng thống Yoon Suk-yeol tham dự hội nghị thượng đỉnh này. Nếu Tổng thống Yoon Suk-yeol tham dự, Thủ tướng Kishida có thể sẽ xúc tiến hội nghị thượng đỉnh ba bên Nhật-Mỹ-Hàn với sự tham gia của cả Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cảnh báo về 'ngưỡng cửa tồn vong' khi dân số liên tục giảm Tokyo đã đánh hồi chuông cảnh tỉnh cảnh báo mức sinh chỉ bằng một nửa số người tử vong trong năm qua. Năm 2022 chứng kiến lần đầu tiên tỷ lệ sinh xuống dưới mức 800.000 tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters Theo bà Masako Mori - một cố vấn cho Thủ tướng Fumio Kishida, Nhật Bản sẽ tiêu tan nếu như tình trạng...