Nhật Bản cam kết cho Philippines vay ưu đãi 2 tỷ USD
Nhật Bản đã cam kết cho Philippines vay ưu đãi 2 tỷ USD nhằm nâng cấp hệ thống đường sắt của Philippines, sự hỗ trợ lớn nhất của Tokyo từ trước tới nay cho một dự án của quốc gia Đông Nam Á.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong một cuộc gặp hồi tháng 6 (Ảnh: AFP)
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết trong một tuyên bố ngày 6/8 rằng khoản vay ưu đãi 240 tỷ yên là một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác đang gia tăng giữa hai cựu thù thời Thế chiến II, trong đó có hợp tác an ninh gần gũi hơn.
Khoản vay lãi suất thấp sẽ được sử dụng cho một tuyến đường sắt trên cao dài 36,7 km nối thủ đô Manila với thành phố Malolos ở phía bắc.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhận được lời cam kết từ người đồng cấp Nhật Bản Minoru Kiuchi tại một cuộc gặp bên lề Hội nghị Ngoại trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại Malaysia ngày 5/8.
Video đang HOT
Hai ngoại trưởng cũng thảo luận”sự hợp tác an ninh gần gũi hơn, trong đó có việc đẩy nhanh các cuộc thảo luận cho một thỏa tuận về việc chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines nói thêm.
Tokyo và Manila, đều vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đã tăng cường hợp tác về quốc phòng trong một nỗ lực nhằm đối trọng với sự ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho hay khoản vay trên đã cho thấy mối quan hệ song phương mạnh mẽ giữa Philippines và Nhật Bản và hai nước có thể tiếp tục hợp tác cùng nhau về an ninh hàng hải.
“Điều đó xác nhận sự tin tưởng và ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đối với các cải cách mà chính quyền Aquino đang thực hiện”, phát ngôn viên Herminio Coloma nói.
Philippines đang tìm kiếm viện trợ quân sự, trong đó có các thiết bị từ các đồng minh nước ngoài, để hiện đại hóa quân đội.
Nhật Bản hiện là nước viện trợ chính thức lớn nhất cho Philippines.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Thái Lan khai thác lợi ích từ Nhật và Trung Quốc
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat (Nhật), chuyên gia Shang Wu-su ở Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định các thỏa thuận Thái Lan vừa ký kết với Trung Quốc (TQ) và Nhật nhằm nâng cấp đường sắt Thái Lan sẽ giúp Thái Lan trở thành đầu mối giao thông quan trọng của khu vực.
Ảnh minh họa
Tuyến thứ nhất được xây dựng với vốn vay và công nghệ của TQ sẽ nối Bangkok, Ma Ta Phut qua Lào đến Côn Minh, Vân Nam (TQ). Tuyến thứ hai sử dụng nguồn vốn và công nghệ Nhật, bắt đầu từ Dawei (Myanmar) qua Bangkok đến Phnom Penh (Campuchia) và có thể kết nối với TP.HCM và Vũng Tàu.
Hai tuyến này cùng nhiều tuyến đường quốc tế khác đang lên kế hoạch sẽ biến Bangkok thành đầu mối giao thông lớn giúp tăng cường kết nối giữa Thái Lan với TQ, Nhật và ASEAN. Tuyến Bangkok-Côn Minh sẽ khởi công vào năm tới và hoàn thành vào năm 2020, có chiều dài 734 km trên đất Thái với chi phí 12 tỉ USD. Ngược lại, tuyến Dawei-Phnom Penh vẫn đang được nghiên cứu nhưng phần giữa Thái Lan và Myanmar sẽ được xây dựng trước để hỗ trợ cho các dự án của đặc khu kinh tế Dawei ở Myanmar.
Hai tuyến được tài trợ vốn vay với lãi suất thấp, thiết kế theo khổ tiêu chuẩn đường sắt hiện nay (1,435 m) cho phép tàu chạy 160-180 km/giờ. Thái Lan phải mua tàu hỏa, hệ thống tín hiệu và thiết bị liên quan từ TQ và Nhật theo các gói thầu riêng.
Sự kiện Nhật và TQ đầu tư vào hệ thống đường sắt mới ở Thái Lan cho thấy Thái Lan đã khéo léo giữ được cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh và Tokyo. Đối với các tỉnh ven biển TQ như Quảng Đông và Vân Nam, đường sắt chưa phải là lợi thế vì không hoàn toàn thay thế được đường biển giá rẻ. Do đó ý đồ của Bắc Kinh là xây dựng đường sắt nhằm xuất khẩu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ra nước ngoài. Và tuyến đường sắt tới Bangkok sẽ là cách tiếp thị tốt nhất.
Trong khi đó, đối với tuyến thứ hai, tình hình thông thương giữa Campuchia, Myanmar và Thái Lan sẽ tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tất nhiên dự án sẽ ưu tiên phục vụ cho lợi ích của Nhật. Nhật sẽ tăng vốn đầu tư vào ba quốc gia này và nhiều nhất là vào Thái Lan.
Ngoài hai dự án kể trên, Thái Lan cũng đang kêu gọi nguồn vốn nước ngoài cho tuyến đường sắt cao tốc Đông-Tây khác nối liền Myanmar, Lào và Việt Nam cũng như một tuyến nữa ở phía Nam nối với Malaysia. Pháp, Đức và Hàn Quốc đã bày tỏ quan tâm. Dù vậy, các bên liên quan vẫn tỏ ý lo ngại cho khả năng trì hoãn, thậm chí là hủy bỏ các dự án do vấn đề chính trị hoặc tranh chấp lãnh thổ.
Tuy nhiên, một khi thách thức được khắc phục và các dự án đường sắt quốc tế ở Đông Dương được hoàn thành như dự kiến, Thái Lan sẽ trở thành trung tâm giao thông quan trọng, hội đủ yếu tố thuận lợi cho hợp tác kinh tế và chính trị với các nước láng giềng, tăng cường vai trò kết nối trong ASEAN và đẩy mạnh hợp tác khu vực với TQ và Nhật.
Theo Nhật Vũ
Pháp luật TPHCM
Campuchia hợp tác quân sự ngày một lớn với Trung Quốc Được nhận những khoản vay ưu đãi hàng trăm triệu USD từ Trung Quốc, Campuchia đã mua nhiều trực thăng quân sự cùng các thiết bị khác từ Trung Quốc, và mối quan hệ được đánh giá đang ngày một thêm thân thiết. Bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh kiểm tra lô xe quân sự Trung Quốc cung cấp tại tỉnh Kampong...