Nhật Bản: Các hãng thời trang bình dân thông báo sẽ sử dụng và tính phí với túi mua sắm thân thiện với môi trường
Các thương hiệu thời trang bình dân đang được yêu thích tại Nhật Bản sẽ thực hiện một bước tiến đồng loạt nữa trong việc bảo vệ môi trường.
Tại Nhật Bản, các công ty tư nhân đang thực hiện rất nhiều hành động để chống lại biến đổi khí hậu. Từ việc phát triển các ngôi nhà đô thị thân thiện với môi trường tại thành phố Tokyo cho đến việc quyên góp các chai nhựa để tái chế. Mọi cấp độ hành động từ nhỏ nhất đều được đất nước này thực hiện để bảo vệ môi trường.
Và không đứng ngoài, các công ty thời trang bình dân cũng đang bắt đầu triển khai các hành động cổ vũ của mình. Cụ thể các thương hiệu thời trang bình dân được yêu thích đang dần thay thế túi nhựa bằng các loại túi giấy bảo vệ môi trường.
Việc ngừng cung cấp túi nhựa miễn phí và tính phí 10 yên (tương đương 2.000 đồng) cho mỗi chiếc túi giấy, những thương hiệu thời trang này đang hi vọng khách hàng sẽ có ý thức hơn trong việc tự mang những chiếc túi có thể tái sử dụng từ nhà đi.
Những chiếc túi giấy thân thiện với môi trường có thiết kế khá đơn giản, kích thước hai loại là trung bình, vừa và lớn. Ngoài ra, một vài thương hiệu thời trang như Uniqlo đã thông báo trên trang web của họ về dự định sẽ giảm thiểu số lượng bao bì nhựa trên sản phẩm. Airism cũng bỏ các thẻ thông tin sản phẩm, bao bì nhựa bọc dép đi trong nhà,… Trong năm tới, hãng thời trang áo lót Heat Tech và GU cũng sẽ tiến hành làm lại bao bì sản phẩm. Các công ty khác như Kit-Kat cũng đã bắt đầu sử dụng bao bì giấy.
Đây là những hành động tích cực để giảm thiểu rác thải bảo vệ môi trường, truyền cảm hứng tới người tiêu dùng sử dụng những món đồ tái sử dụng khi ra ngoài mua sắm.
Video đang HOT
NuNu
Virus corona ảnh hưởng đến ngành thời trang thế giới như thế nào?
Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra là nguyên nhân khiến các tuần lễ thời trang trên thế giới có thể bị trì hoãn vô thời hạn.
"Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), chúng tôi thường thấy khoảng 600-800 người đi bộ qua cửa, trong đó có đến 90-120 khách vào mua hàng" là báo cáo mới nhất của Vogue khi thực hiện cuộc khảo sát trước dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Chỉ sau một thời gian ngắn, bức tranh tấp nập ở Sanlitun - khu mua sắm sầm uất bậc nhất Bắc Kinh - đã biến mất chỉ vì virus mang tên corona.
Hiện tại, 5 người vào xem đồ cũng trở nên quá xa xỉ với các hãng thời trang tại đất nước đông dân nhất thế giới.
Sanlitun từng là khu mua sắm sầm uất tại Trung Quốc trước khi có dịch. Ảnh: Stringer.
Không chỉ vấn đề tiêu thụ sản phẩm tại Trung Quốc, việc đảm bảo các đơn đặt hàng của các hãng thời trang lớn ở châu Âu cũng gặp khó khăn.
Thông thường, hầu hết đơn đặt hàng bộ sưu tập mùa thu 2020 từ châu Âu đến vào tháng 2. Việc sản xuất sẽ diễn ra tại Trung Quốc để kịp giao hàng vào tháng 4. Hiện tại, mọi hoạt động có thể bị trì hoãn đến tháng 5 hoặc tháng 6.
Gillian Meek - chủ tịch của hãng giày Keds - cho biết công ty đã phải tổ chức cuộc họp gấp lúc nửa đêm để bàn về các chiến dịch sắp tới.
"Châu Á thực sự quan trọng với chúng tôi", vị đại diện nói.
Beth Cross - CEO của thương hiệu giày Ariat - thừa nhận Trung Quốc là đối tác sản xuất chính của công ty. Người này cho biết mọi thứ trở nên hỗn loạn khi một số nhân sự về Trung Quốc mà không biết bao giờ mới quay lại. Bên cạnh đó, các nhà máy công ty này hợp tác tại Trung Quốc cũng đóng cửa, không có dấu hiệu mở trở lại.
Trước cơn khủng hoảng vì virus corona, chủ tịch và giám đốc điều hành LVMH - Bernard Arnault - phát biểu: "Nếu được giải quyết trong vòng 2 tháng tới, mọi thứ sẽ không khủng khiếp. Còn 2 năm thì là câu chuyện khác".
Nhiều người trong ngành cũng đã chia sẻ mối quan tâm về việc liệu các chương trình thời trang lớn sắp tới như Tuần lễ thời trang Milan (cuối tháng 2) và Tuần lễ thời trang Thượng Hải (cuối tháng 3) có bị hoãn để ngăn chặn khả năng lây lan virus.
Việc hoãn các show trình diễn thời trang cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng thời trang.
Các show diễn thời trang lớn có thể bị hoãn. Ảnh: CGTN.
Theo nghiên cứu của Bain & Company, 35% các giao dịch mua hàng xa xỉ (thời trang, đồng hồ và trang sức) vào năm 2019 được thực hiện tại Trung Quốc hoặc bởi các công dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.
Ngành công nghiệp thời trang xa xỉ toàn cầu vốn phụ thuộc nhiều vào sức mạnh sản xuất và tiêu thụ khổng lồ của Trung Quốc. Theo nhiều báo cáo, đất nước này cũng là nơi cung cấp hơn một nửa số sản xuất dệt may trên thế giới. Tuy nhiên, mọi thứ đã chậm lại trước tình hình virus lây lan rộng.
Theo news.zing.vn
Nhà thiết kế Mỹ may khẩu trang, đồ bảo hộ cho bệnh viện chống dịch COVID-19 Các nhà thiết kế Mỹ đã trở lại làm việc để giúp khắc phục tình trạng thiếu khẩu trang và đồ bảo hộ tại đât nươc nay. Tuần trước, tuân theo nghị định của Chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, ngành công nghiệp thời trang Mỹ chìm trong 'bóng tối' khi hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa. Mơi...