Nhật Bản bày tỏ quan ngại về các hành động quân sự của Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản cho biết, trong thời gian gần đây, ngoài việc xâm phạm không phận, hải phận của Nhật Bản, Trung Quốc còn mở rộng nhiều hoạt động quân sự ở các khu vực lân cận.
Chính phủ Nhật Bản bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với những động thái này.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, Trung Quốc đã có 2 động thái khiến Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bị đặt trong tình trạng báo động. Thứ nhất là vụ việc một máy bay trinh sát quân sự Y9 của Trung Quốc xâm nhập sâu vào không phận Nhật Bản tại khu vực quần đảo Danjyo ngoài khơi tỉnh Nagasaki hôm 26/8.
Video đang HOT
Bộ trưởng Hayashi trong cuộc họp báo hôm nay tại Tokyo. (Ảnh do Văn phòng Nội các Nhật Bản cung cấp)
Tiếp theo, vào hôm 31/8, một tàu quan trắc hải dương của Hải quân Trung Quốc đã đi vào vùng biển Nhật Bản tại khu vực ngoài khơi tỉnh Kagoshima với hải trình kéo dài khoảng 1h50 phút. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã kháng nghị với phía Trung Quốc về những vấn đề này. Trong cuộc họp báo vừa diễn ra hôm nay tại Tokyo, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa một lần nữa nêu bật vấn đề.
Ông Hayashi nói: “Nhật Bản đã thông qua con đường ngoại giao bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và kháng nghị với Chính phủ Trung Quốc.
Đây là sự kháng nghị về hành động xâm phạm vùng trời Nhật Bản của máy bay quân sự Trung Quốc, cũng như những hoạt động gần đây của các tàu quân sự Trung Quốc trên biển”.
Ông Hayashi cũng nhấn mạnh: “Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể về mục đích của tàu Hải quân Trung Quốc khi đi vào vùng biển Nhật Bản cũng như hành động này có liên quan tới vụ máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận hay không, nhưng thời gian gần đây, Trung Quốc đang triển khai mạnh và mở rộng nhiều hoạt động quân sự ở các khu vực xung quanh Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản sẽ tiếp thục theo dõi các động thái liên quan với sự cảnh giác cao độ”.
Mưa lớn gây thiệt hại tại Trung Quốc
Giới chức Trung Quốc cho biết thời không khí đối lưu mạnh tại tỉnh Cam Túc, Tây Bắc nước này, trong ngày 24/8 đã làm 2 người thiệt mạng và cắt đứt nguồn cung cấp nước ở một số khu vực.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, ngày 24/6/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Từ 18 - 22h theo giờ địa phương, mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực dọc theo Hành lang Hà Tây ở tỉnh Cam Túc, với lượng mưa tích lũy lên tới 78,8 mm ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của thành phố Kim Xương xác nhận mưa đã khiến 2 người thiệt mạng tại thị trấn Shuangwan.
Những trận mưa lớn cũng gây ngập úng trên một số con đường ở các khu vực đô thị của thành phố Kim Xương và Vũ Uy, cắt đứt nguồn cung cấp nước ở một số địa điểm của huyện Shandan, thành phố Trương Dịch, khi đường ống dẫn nước chính bị hư hại.
Hiện tại, hầu hết các khu vực của Hành lang Hà Tây đã không còn ghi nhận mưa lớn. Các lực lượng đã được triển khai để đẩy nhanh quá trình thoát nước và thực hiện công tác cứu hộ. Giới chức địa phương đang đánh giá mức độ thiệt hại sau mưa lũ.
Bão mạnh sắp đổ bộ Nhật Bản
Tại Nhật Bản, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) dự báo một cơn bão mạnh đang chuẩn bị đổ bộ vào miền Tây và miền Đông nước này, sớm nhất là vào ngày 28/8 và có khả năng gây gián đoạn các dịch vụ tàu cao tốc trên diện rộng.
Theo JMA, bão Shanshan hiện nằm ở phía Nam quần đảo Nhật Bản trên Thái Bình Dương, đang di chuyển về phía Tây Bắc với tốc độ 30 km/h. Trong bối cảnh cơn bão đang tiến gần, JMA đã cảnh báo về nguy cơ sét, lốc xoáy, gió giật mạnh và mưa đá ở các khu vực miền Tây và miền Đông Nhật Bản, cũng như chuỗi đảo Nansei ở Tây Nam nước này ngay từ ngày 25/8. Dịch vụ tàu cao tốc trên các tuyến Tokaido, Sanyo, Joetsu và Hokuriku có thể bị hủy một phần hoặc toàn bộ vào các ngày 27 và 28/8.
Trước đó, khi bão Ampil tiến gần miền Đông Nhật Bản, các dịch vụ trên tuyến tàu cao tốc Tokaido giữa Tokyo và Nagoya đã bị hủy trong cả ngày, trong khi khoảng 650 chuyến bay quốc tế và nội địa đến và đi từ sân bay Haneda của Tokyo và sân bay Narita, phía Đông thủ đô, cũng bị hủy.
Nhật Bản nỗ lực tái cấu trúc chuỗi cung ứng Do những cú sốc như cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung, đại dịch COVID-19, xung đột ở Ukraine và căng thẳng ở nhiều khu vực khác, Nhật Bản đang tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu của mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc và đầu tư mạnh vào sản xuất trong nước cũng như ở Đông Nam Á....