Nhật Bản bất ngờ thế chân Trung Quốc để làm điều này với Mỹ
Nhật Bản đã thế chân Trung Quốc để trở thành chủ nợ hàng đầu của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2017, theo Sputnik.
Theo báo cáo, Nhật Bản đã trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Tokyo đã lấy lại vị thế trước đây từ Bắc Kinh với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Washington lần đầu tiên kể từ năm 2017, theo báo cáo của Bộ Tài chính Quốc tế (TIC), được công bố hôm thứ Năm.
Theo một báo cáo, số nợ công của Mỹ mà Nhật Bản nắm giữ đã tăng 21,9 tỉ USD vào tháng 6, đạt mức 1,1229 ngàn tỉ USD, theo dữ liệu từ bộ. Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở thành chủ sở hữu lớn nhất của nợ công Mỹ trong hai năm qua.
Trong khi đó, Trung Quốc nắm giữ 1,1125 ngàn tỉ USD nợ công của Mỹ vào tháng 6, tăng nhẹ 2,3 tỉ USD so với tháng trước sau khi sụt giảm trong ba tháng liên tiếp.
Video đang HOT
Nhìn chung, tổng giá trị trái phiếu kho bạc của các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng 97 tỷ đô la, lên tới 6,636 nghìn tỷ đô la trong tháng 6, báo cáo cho biết.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành luật mới đình chỉ mọi giới hạn pháp lý đối với trần nợ liên bang của Mỹ trong hai năm tài chính tiếp theo. Trump và chính quyền của ông đã đồng ý tăng khoản nợ liên bang trị giá 320 tỷ USD sau khi hứa hẹn trong chiến dịch bầu cử năm 2016 nhằm giảm và loại bỏ nó.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt của Mỹ trong mười tháng đầu năm tài chính 2019 đã tăng lên 866,8 tỷ đô la, vượt quá con số cả năm của năm ngoái là 779 tỷ đô la. Chi tiêu quốc phòng tăng 9,5% lên 568,2 tỷ USD trong cùng thời gian mười tháng. Chỉ riêng trong tháng 7, thâm hụt đã tăng lên tới 119,7 tỷ USD, cao hơn 48 tỷ USD so với cùng tháng năm ngoái.
Trong khi đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự kiến thâm hụt sẽ phá vỡ mốc 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2020 phần lớn là do việc cắt giảm thuế khổng lồ của Tổng thống Donald Trump.
Trước đó, CBO dự đoán rằng những thay đổi trong luật thuế của Mỹ và sự suy giảm dự đoán về tăng trưởng kinh tế của Mỹ dự kiến sẽ đẩy thâm hụt ngân sách lên mức cao trong lịch sử, tổng cộng gần 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2028.
CBO dự đoán một nền kinh tế trì trệ trong phần lớn thập kỷ tới; điều này mâu thuẫn với tuyên bố trước đó của Trump rằng các chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của ông sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP ít nhất 3% và có thể 4%.
Theo Danviet
Trung Quốc có thể hạn chế bán đất hiếm cho Mỹ
Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc Hồ Tích Tiến ngày 28/5 nhận định Bắc Kinh "đang nghiêm túc cân nhắc" hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ.
Trung Quốc có thể hạn chế bán đất hiếm cho Mỹ. Ảnh: theverge.com
Gia tăng căng thẳng song phương đã làm nảy sinh quan ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng vị thế số một trong việc cung cấp đất hiếm để tạo lợi thế trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.
Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, ông Hồ Tích Tiến cho rằng: "Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể tiến hành các biện pháp đáp trả khác trong tương lai".
Theo một quan chức cấp cao thuộc Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia, Trung Quốc sẽ ưu tiên cho nhu cầu trong nước nhưng cũng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hợp lý của một số nước khác đối với nguồn đất hiếm.
80% nguồn đất hiếm Mỹ nhập khẩu trong giai đoạn từ 2014-2017 là từ Trung Quốc. Đất hiếm là một hợp chất chứa 17 thành phần hóa chất được dùng trong các sản phẩm điện tử công nghệ cao và thiết bị quân sự.
Cho đến nay, đất hiếm và một số khoáng chất quan trọng khác của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ vẫn được miễn thuế. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tăng mức thuế nhập khẩu từ 10%-25% đối với mặt hàng quặng kim loại hiếm của Mỹ.
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới kéo dài gần một năm qua. Tiến trình đàm phán thương mại tưởng như đang đi đến hồi kết đã bất ngờ quay lại vạch xuất phát sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh "quay lưng" với những cam kết giữa hai bên, liên quan việc phía Trung Quốc muốn điều chỉnh một số điểm trong dự thảo thỏa thuận thương mại đã được dày công xây dựng sau 10 vòng đàm phán.
Căng thẳng gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 ra lệnh áp mức thuế bổ sung, tăng từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, đúng thời điểm hai bên đang tiến hành đàm phán.
Ông chủ Nhà Trắng thậm chí còn đe dọa áp thuế 25% đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị khoảng 325 tỷ USD, bất chấp những cảnh báo của giới chuyên gia cũng như các đồng minh trong đảng Cộng hòa rằng mức thuế mới có thể khiến Trung Quốc đáp trả và đẩy cuộc chiến thương mại tưởng như sắp kết thúc này leo thang trở lại. Trung Quốc cũng thông báo sẽ tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ ngày 1/6 tới.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Trung Quốc phản ứng gì khi Mỹ tăng thuế và "cấm cửa" China Mobile Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục leo thang sau khi Mỹ "cấm cửa" công ty viễn thông China Mobile và tăng thuế với 200 hàng hóa TQ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/5 đã chỉ trích Mỹ về "sự đàn áp vô lý" đối với China...