Nhật Bản ‘bật đèn xanh’ cho việc tái khởi động nhà máy điện hạt nhân
Ngày 27/12, Cơ quan Quản lý Hạt nhân của Nhật Bản (NRA) đã dỡ bỏ lệnh cấm vận hành được áp đặt cách đây 2 năm đối với nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), qua đó mở đường cho quá trình hướng tới tái khởi động cơ sở này.
Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa thuộc công ty điện lực TEPCO tại tỉnh Niigata, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Viện dẫn những cải thiện trong hệ thống quản lý an toàn, NRA đã dỡ bỏ lệnh cấm TEPCO vận chuyển nhiên liệu uranium mới đến nhà máy hoặc nạp các thanh nhiên liệu vào các lò phản ứng của cơ sở này.
Với công suất 8.212 megawatt (MW), nhà máy Kashiwazaki-Kariwa, được đặt tại tỉnh Niigata trên bờ biển Nhật Bản, đã ngừng hoạt động kể từ khoảng năm 2011, khi thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 khiến tất cả các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản phải đóng cửa vào thời điểm đó. Năm 2021, NRA đã cấm TEPCO khởi động lại nhà máy Kashiwazaki-Kariwa sau khi phát hiện những sai sót nghiêm trọng trong đảm bảo an toàn .
Hiện TEPCO hy vọng sẽ sớm đưa nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới này hoạt động trở lại để cắt giảm chi phí vận hành. Tuy nhiên, việc nối lại hoạt động của nhà máy Kashiwazaki-Kariwa vẫn cần có sự chấp thuận của chính quyền tỉnh Niigata.
Hồi năm 2021, NRA cho biết do TEPCO phải đối mặt với các khoản tiền bồi thường khổng lồ và các khoản chi phí khác bắt nguồn từ sự cố rò rỉ phóng xạ hồi năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, công ty này muốn nhà máy Kashiwazaki-Kariwa tiếp tục hoạt động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của các nhà máy nhiệt điện vào việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch vốn được cho là tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.
Nhật Bản không có kế hoạch di tản dân quanh 6 nhà máy điện hạt nhân
Trong khu vực quanh 6/15 nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản không có kế hoạch đối phó khẩn cấp nhằm đề phòng xảy ra tai nạn hạt nhân nghiêm trọng.
Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa ở tỉnh Niigata - Ảnh: Asahi Shimbun
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thúc đẩy chính sách sử dụng lại điện hạt nhân, nhưng các thách thức phòng chống tai nạn vẫn chưa được giải quyết, khiến người dân địa phương có nhà máy điện hạt nhân bày tỏ sự lo ngại, theo báo Asahi Shimbun.
Các kế hoạch ứng phó khẩn cấp là cần thiết, sau thảm họa rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) hồi tháng 3.2011.
Video đang HOT
Sau vụ tai nạn này, chính phủ Nhật Bản đã lập một quy định hướng dẫn ứng phó sự cố hạt nhân.
Trước đó, các vùng cần có một kế hoạch di tản những người dân trong bán kính từ 8 - 10km của các nhà máy điện hạt nhân.
Thế nhưng vụ tai nạn ở nhà máy Fukushima số 1 đã cho thấy chất phóng xạ có thể lan rộng hơn, nên chính phủ Nhật Bản nâng vùng bán kính lên 30km và buộc chính quyền các thành phố trong vùng này phải lập kế hoạch di tản người dân.
Vậy mà hơn 10 năm sau đó, nhiều vùng dân cư vẫn chưa có kế hoạch di tản.
Tuyết rơi dày còn nguy hiểm hơn cả khủng bố
TEPCO có nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa tại tỉnh Niigata. Ngày 7.3 diễn ra hội nghị hằng năm trực tuyến tại tỉnh này, với sự tham gia của quan chức văn phòng chính phủ Nhật Bản và quan chức TEPCO, bàn về vấn đề các kế hoạch ứng phó sự cố hạt nhân.
Một vấn đề được nêu ra là liệu người dân có được di tản an toàn, nếu như xảy ra một tai nạn nghiêm trọng ở nhà máy trong một ngày có tuyết rơi dày.
"Đối với cư dân chúng tôi, tuyết rơi dày là một đe dọa lớn hơn cả khủng bố, và nó có thể gây ra rủi ro lớn cùng sự lo sợ", theo một quan chức chính quyền thành phố Nagaoka kêu gọi chính quyền tỉnh Niigata kiểm tra các kế hoạch di tản trong điều kiện tuyết rơi dày.
Theo quy định, chính quyền các thành phố trong bán kính 30km của một nhà máy điện hạt nhân phải lập kế hoạch di tản đề phòng những tai nạn hạt nhân nghiêm trọng, và thảo luận quy trình ứng phó khẩn cấp với chính phủ.
Tiếp đó, các kế hoạch ứng phó khẩn cấp tai nạn hạt nhân này có được phê duyệt (hay không) còn tùy thuộc một cuộc họp do thủ tướng Nhật chủ trì.
Tuy nhiên, không hề có các kế hoạch ứng phó tại vùng Kashiwazaki-Kariwa vốn có 437.000 dân. Các quan chức địa phương nói họ bị lúng túng trong việc lập kế hoạch di tản trong điều kiện tuyết rơi dày.
Ngày 18.12.2022, tuyết bắt đầu rơi ở thành phố Kashiwazaki, nơi xây nhà máy điện hạt nhân. Tuyến cao tốc Hokuriku chạy qua thành phố đã phải đóng lại suốt 52 giờ. Quốc lộ số 8 chạy song song với tuyến cao tốc cũng phải đóng 38 giờ và dòng xe phải ngưng chạy đã kéo dài 22km trong màn tuyết trắng.
Xe tải bị kẹt do tuyết rơi dày trên quốc lộ 8 ở tỉnh Niigata - Ảnh: Asahi Shimbun
Chính quyền thành phố Kashiwazaki ước tính khoảng 60.000 đến 79.000 dân sẽ được sơ tán về phía tây, nếu xảy ra một sự cố tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân.
Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch di tản nào của thành phố này cũng sẽ bị cản trở, nếu như không thể sử dụng quốc lộ 8 và tuyến cao tốc Hokuriku.
Ngày 11.2, TEPCO đã có các cuộc họp với cư dân của 5 vùng trong tỉnh Niigata để giải thích kế hoạch nối lại hoạt động của các lò phản ứng.
Tổng cộng 71 người dân đã đặt các câu hỏi. Một phụ nữ phát biểu: "Nếu TEPCO không thể bảo vệ người dân không thể di tản vì tuyết rơi dày, thì tôi không muốn công ty nối lại hoạt động".
Đại diện TEPCO ở tỉnh Niigata là Masaya Kitta trả lời: "Chúng tôi đang lên kế hoạch di tản. Có vẻ như chúng tôi để việc này cho ai khác lập, nhưng chúng tôi đang nỗ lực hết sức để tăng tối đa hiệu quả của kế hoạch di tản".
Vùng đông dân di tản nhất nhưng chính quyền "lúng túng"
Ngày 10.2.2023, chính phủ Thủ tướng Kishida thông qua chính sách chuyển đổi xanh, đánh dấu một sự thay đổi đáng kế trong quan điểm của chính phủ về điện hạt nhân.
Chính sách mới cho phép xây các lò phản ứng hạt nhân mới, gia hạn tuổi thọ của các lò hiện có lên quá 60 năm.
Từ đó, 10 lò phản ứng đã nối lại hoạt động. 7 lò khác, gồm hai lò số 6 và số 7 của nhà máy Kashiwazaki-Kariwa, có thể sẽ tái hoạt động kể từ mùa hè năm nay.
TEPCO cũng muốn nối lại hoạt động của lò số 7 từ tháng 10 tới. Cơ quan Quản lý hạt nhân (NRA) của Nhật Bản đã cấm lò này hoạt động do những vi phạm trong những biện pháp phòng chống khủng bố, nhưng có lẽ lệnh cấm sẽ được dở bỏ trong tháng 3 này.
Một khi lệnh cấm được dở bỏ, các điều kiện còn lại để lò phản ứng số 7 tái hoạt động sẽ là phải có sự đồng ý của cư dân địa phương, và lập một kế hoạch di tản trên diện rộng.
Nhà máy điện hạt nhân Tokai số 2 ở tỉnh Ibaraki - Ảnh: Asahi Shimbun
Trong 7 lò phản ứng mà chính phủ Nhật Bản lên kế hoạch tái hoạt động trong hoặc sau mùa hè năm nay, có 2 lò ở các nhà máy không có kế hoạch di tản do chính quyền địa phương lập: nhà máy ĐHN Kashiwazaki-Kariwa và nhà máy ĐHN Tokai số 2 của công ty Atomic Power ở thành phố Tokai thuộc tỉnh Ibaraki.
Hồi tháng 8.2022, tỉnh trưởng Ibaraki là ông Kazuhiko Oigawa cho biết: "Nhà máy điện hạt nhân Tokai số 2 nằm trong vùng rất đông dân cư, và chính quyền tỉnh ở trong tình thế cực kỳ khó khăn, lúng túng vì phải đối mặt với những khó khăn lớn trong việc lập một kế hoạch di tản hiệu quả".
Có khoảng 940.000 dân sống trong bán kính 30km của nhà máy Tokai số 2, họ sẽ phải sơ tán nếu xảy ra một tai nạn hạt nhân. Đây là số người di tản lớn nhất tại Nhật Bản.
Các quan chức cơ quan phòng chống thiên tai gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập các phương án bảo đảm có các tuyến đường vận chuyển thật nhiều người cùng một lúc
Trong một kế hoạch di tản diện rộng của chính quyền tỉnh Ibaraki, người dân được cho là sẽ dùng xe của họ để sơ tán. Chính quyền tỉnh sẽ kêu gọi các công ty xe buýt hợp tác để sơ tán người già và người khuyết tật, và ước tính sẽ cần đến 400 chiếc xe buýt làm nhiệm vụ di tản. Nhưng chính quyền tỉnh chưa biết làm thế nào để có được số xe buýt đó.
Nhật Bản bắt đầu đợt xả thải lần thứ hai từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Ngày 5/10, Nhật Bản đã bắt đầu đợt hai xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương, sau khi đợt xả thứ nhất đã được thực hiện trong các giới hạn an toàn cho phép từ ngày 24/8 - 11/9. Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh...