Nhật Bản “bao vây”, Trung Quốc cảnh cáo: Đừng chọc giận!
Hôm nay 14/6, hãng Xinhuanet đã có bài bình luận về chiến lược ngoại giao “bao vây” Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Bài viết đã cảnh cáo Nhật Bản hãy tự lượng sức bởi Trung Quốc đã không còn là nước yếu như trước đây.
Ngoại giao “bao vây”
Gần 6 tháng kể từ khi lên nắm quyền đến nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liên tiếp triển khai các hoạt động ngoại giao nhằm vào Trung Quốc hòng xây dựng cái gọi là “vòng vây kiềm chế Trung Quốc. Ông Shinzo Abe và thành viên nội cách liên tiếp sang thăm gần 30 quốc gia xung quanh Trung Quốc; Mặt khác, Tokyo cũng không quên “mời sang thăm”, lần lượt đón tiếp nhà lãnh đạo của hơn 10 quốc gia như Ấn Độ, Myanma… sang thăm Nhật Bản.
Xinhuanet cho rằng, trong bối cảnh vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku vẫn đang rất căng thẳng như hiện nay, không ít hãng thông tấn nước ngoài cho rằng những hoạt động ngoại giao này của ông Shinzo Abe nhằm âm mưu lôi kéo một số quốc gia đối đầu, bao vây, kiềm chế Trung Quốc, cùng với việc giảm tải sức ép cho mình, Nhật Bản muốn xác lập lại vị thế chủ đạo tại châu Á.
Tuy nhiên, dù là “ngoại giao giá trị quan”, xây dựng “vòng cung tự do và phồn vinh” hay kiến thiết cái gọi là “vòng vây đảm bảo về mặt an ninh”, chắc chắn âm mưu “bao vây” Trung Quốc của ông Shinzo Abe sẽ đổ bể.
Video đang HOT
Ngay từ năm 2006, chính quyền Shinzo Abe đã tung ra lộ trình ngoại giao giá trị quang “vòng cung tự do phồn vinh”. Và hiện tại, ông Shinzo Abe lại một lần nữa lặp lại khái niệm ngoại giao của năm xưa, coi việc lôi kéo Mỹ và các nước xung quanh Trung Quốc “kiềm chế” Trung Quốc là trọng tâm trong chiến lược ngoại giao của mình.
Xinhuanet phân tích, kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Shinzo Abe đã nhanh chóng tung ra cái gọi là ba nguyên tắc “ngoại giao chiến lược”, “ngoại giao giá trị quan” và “ngoại giao tích cực chủ động”.
Báo này cho rằng ba nguyên tắc ngoại giao của ông Shinzo Abe chỉ là lặp lại lối tư duy cũ rích của thời kỳ Chiến tranh lạnh, chơi bài hình thái ý thức cộng với lợi ích kinh tế để lôi kéo một số quốc gia chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc. Từ hành động thực tế có thể thấy, chính quyền ông Shinzo Abe đã thực sự “lao tâm khổ tứ” để thực hiện ba nguyên tắc này.
Xét về khu vực, ông Shinzo Abe tập trung vào các nước lân cận Trung Quốc, đặc biệt là Đông Nam Á. Ông Shinzo Abe đã sang thăm Myanma – nước có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Trung Quốc nhằm ý định “chia rẽ”, đồng thời còng không quên đến viếng mộ của quân xâm lược Nhật Bản năm xưa bị quân dân địa phương và quân tình nguyện Trung Quốc bắn chết. Shinzo Abe và nội các gần như đã đặt chân lên hầu hết các nước Đông Nam Á và Australia, nhằm xây dựng cái gọi là “vòng vây đảm bảo về mặt an ninh”, đồng thời còn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh quân sự với Philippines.
Xét về phương thức, cùng với việc tăng cường hợp tác về mặt thương mại, Tokyo chú trọng hơn đến lĩnh vực chính trị, an ninh. Về kinh tế thông qua những miếng mồi dụ “ngon ngọt” như miễn giảm các khoản nợ, gia tăng viện trợ, tăng vốn đầu tư.. nhằm dồn ép sự ảnh hưởng và không gian của kinh tế Trung Quốc; Về mặt chính trị liên kết với các nước có mối tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Ấn Độ hòng giành được sự đồng tình và ủng hộ, gây dựng cái gọi là “mặt trận thống nhất”.
Xinhuanet cho rằng, để làm được những điều này, ông Shinzo Abe đã vung tiền không tiếc tay, thanh thế rầm rộ, nhìn bề ngoài sẽ thấy đạt được hiệu quả nhất định. Nhưng xét về căn bản, âm mưu “bao vây” Trung Quốc của Shinzo Abe sẽ không thành công.
Đừng “chọc giận Trung Quốc”
Theo báo này, xét về kinh tế, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các nước xung quanh ngày càng mật thiết, không phải chỉ cần có nguyện vọng là Nhật Bản sẽ thay đổi được thế cờ. Như với ASEAN, mặc dù Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của khu vực này, nhưng Trung Quốc mới là “anh cả” trong đối tác thương mại của ASEAN. Sau khi xây dựng khu vực mậu dịch tự do với ASEAN, kim ngạch trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai bên tăng mạnh, năm 2012, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt mức kỷ lục 400 tỉ USD, đầu tư song phương đã lên tới 100 tỉ USD. Cũng chính vì thế mà hãng Reuters đã bình luận rằng, khi quan hệ với Shinzo Abe, các nước Đông Nam Á sẽ phải cân nhắc để không “chọc giận Trung Quốc”.
Lấy chiến lược “chăm sóc đặc biệt Myanma” của Nhật Bản làm ví dụ, cách đây không lâu, tại Tam Á, Tổng thống Thein Sein đã cho biết Myanma rất trân trọng tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Trung Quốc. Myanma đang tập trung cho công cuộc cải cách đất nước và sự phát triển ổn định của quốc gia, mong muốn tiếp tục được sự ủng hộ của Bắc Kinh, chào đón các công ty Trung Quốc tiếp tục tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế của Myanma. Trong cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida, ngoại trưởng Australia Bob Carr đã thẳng thắn bày tỏ Australia không thể hiện lập trường xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Điều quan trọng hơn là, Trung Quốc đã không còn là Trung Quốc nghèo đói, suy yếu như thời chiến tranh Thanh – Nhật năm 1894, cũng không còn là đất nước Trung Quốc tản mạn như một nắm cát trong cuộc chính biến ngày 18-9-1931 – ngày diên ra biến cố Mãn Châu mà Nhât Bản đã lây cớ đê xâm chiêm nhiêu phân lãnh thô Trung Quôc trước chiến tranh thế giới lân thứ II.. Hiện tại, sức mạnh kinh tế, quốc phòng của Trung Quốc đều không còn như ngày trước, sự phồn vinh và ổn định của thế giới cũng không thể tách rời khỏi Trung Quốc, đâu phải chỉ dựa vào lôi kéo là Nhật Bản có thể “bao vây” Trung Quốc? Nói đến “bao vây Trung Quốc”, Nhật Bản chắc chắn đã không lường được sức mình.
Theo Dantri
Đẩy mạnh hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mê Kông
Từ ngày 7 - 10/5/2013, tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanma đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng về Hợp tác phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mê Công (MOU).
Tham dự hội nghị có gần 100 đại biêu chính thức từ các nước Campuchia, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc, Lào, Việt Nam và Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC). Đoàn đại biểu Việt Nam do Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị.
Đoàn chủ tịch Hội nghị MOU tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanma.
Ra đời năm 1993, Bản thỏa thuận MOU đã thể hiện cam kết của các nước tiểu vùng trong việc hợp tác phòng, chống ma túy, mà trọng tâm là xóa bỏ cây thuốc phiện, vốn là vấn đề quan tâm chung của khu vực. Trong 20 năm qua, thực hiện kế hoạch hành động tiểu vùng, các nước thành viên đạt được những kêt quả đáng khích lê, như: giảm cơ bản diện tích gieo trồng thuốc phiện; thiết lập được 74 Văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO) nhằm tăng cường hợp tác chống buôn bán ma túy qua biên giới; triển khai chương trình tập huấn trên máy tính (CBT) cho lực lượng hành pháp; phối hợp đấu tranh bóc gỡ được nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia; huy động được một nguồn lực đáng kể từ cộng đồng quốc tế cho các hoạt động phòng, chống ma túy trong khu vực...
Tại Hội nghị lần này, các đại biểu đã tập trung đánh giá tình hình ma túy khu vực, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện bản Kế hoạch Hành động Tiểu vùng VIII được thông qua tại Hội nghị MOU cấp Bộ trưởng tổ chức ở Lào năm 2011. Hội nghị thống nhất cho rằng cơ chê hợp tác tiểu vùng là một khuôn khổ hợp tác năng động, hiệu quả của khu vực, tiêp tục đóng vai trò như môt diên đàn đê trao đôi thông tin, chia sẻ kinh nghiêm, tăng cường hợp tác giữa các nước trong phòng, chống ma túy.
Tuy nhiên, xu hướng gia tăng trở lại của việc trồng cây thuốc phiện và sản xuất, buôn bán ma túy tổng hợp cũng như sự suy giảm của nguồn tài trợ đang đặt ra những thách thức lớn cho cơ chế hợp tác tiểu vùng. Hội nghị cho rằng, tương lai và hiệu quả hợp tác trong khuôn khổ cơ chế này sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn nội lực của mỗi nước, cũng như sự tham gia tích cực và nâng cao hơn nữa vai trò chủ đạo của các nước thành viên trong xây dựng các chính sách, chiến lược kiểm soát ma túy của tiểu vùng, chia sẻ trách nhiệm huy động các nguồn lực theo tinh thần cam kết trong Bản ghi nhớ.
Để tiếp tục khẳng định cam kết và thể hiện nỗ lực củng cố và đẩy mạnh cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông về phòng, chống ma túy, Trưởng đoàn các nước tham dự hội nghị đã ký Tuyên bố chung Nay Pyi Taw, trong đó đưa ra một số hướng ưu tiên trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam - đã nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống ma túy; phân tích những khó khăn thách thức đang đặt ra cho khu vực hiện nay; đồng thời đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế hợp tác tiểu vùng trong thời gian tới.
Nhân dịp này Đoàn đại biểu Việt Nam đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Myanma, đoàn đại biểu Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) để trao đổi và thúc đẩy quan hệ hợp tác phòng, chống ma túy giữa Việt Nam và các đối tác này.
Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông về phòng, chống ma túy tiếp theo sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2015.
Theo Dantri
Myanmar dỡ bỏ lệnh cấm tụ tập Chính phủ Myanmar ngày 29.1 thông báo dỡ bỏ Sắc lệnh số 2/88 cấm tụ tập trên 5 người ở nơi công cộng, vốn được ban hành hồi năm 1988 sau khi xuất hiện các cuộc biểu tình đòi dân chủ. Theo báo Ahlin, điều luật này giờ đây bị bãi bỏ do không phù hợp với hiến pháp, trong đó có nội...