Nhập viện vì nghe theo hàng xóm bỏ cơm ăn miến
Theo nhiều bác sĩ, bệnh nhân bị đái tháo đường họ nghĩ rằng cơm là thủ phạm gây nên đường huyết cao và bắt đầu chuyển sang ăn các thực phẩm khác, đặc biệt là miến dong.
Ăn theo ông hàng xóm
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Cường – Phòng khám Nội tiết, Đái tháo đường, cho biết ông thường xuyên gặp các ca vào khám với đường huyết cao chót vót vì ăn theo thực đơn của ông hàng xóm.
Ví dụ điển hình như trường hợp của bà Ngô Ngọc Lan (Long Biên, Hà Nội) bị đái tháo đường tuyp 2 cách đây hai, ba năm. Bà Lan được bác sĩ điều trị insuline ổn định đường huyết và được khuyến cáo điều trị chủ yếu bằng dinh dưỡng và tập luyện.
Bác sĩ dặn dò kỹ nhưng bệnh nhân không nhớ, về nhà thấy người hàng xóm cũng mắc bệnh giống mình và nghe nói ăn miến không sợ đường huyết tăng nên bà Lan cũng học theo, ngày nào cũng ăn miến. Miến ngan, miến gà thay đổi đủ kiểu. Nhiều lần ăn miến thấy nóng ruột bà lại chuyển sang ăn khoai, ăn sắn vì sợ ăn cơm tăng đường huyết.
Khi thấy người mệt bà tìm tới bác sĩ, lúc này đường huyết khi đói lên 11mmol/l. Bác sĩ cũng bất ngờ vì trong 1 năm vừa qua đường huyết của bệnh nhân kiểm soát rất tốt. Và khi hỏi ra bệnh nhân mới kể ăn theo thực đơn của ông hàng xóm chỉ ăn miến thay cơm vì nghe nói miến không tăng đường huyết mà còn giúp giữ ổn định lâu hơn.
Ảnh minh họa.
Thạc sĩ Cường cho biết không riêng bà Lan có suy nghĩ như vậy mà rất nhiều trường hợp bị đái tháo đường vẫn tin rằng ăn miến dong họ sẽ không lo tăng đường huyết.
Theo BS Cường, miến dong vẫn gây tăng đường huyết như bình thường. Việc quan trọng đó là cân bằng dinh dưỡng. Nếu thay vì ăn 1 bát cơm, ăn 1 bát miến dong thì năng lượng vào còn nhiều hơn vì ít ai ăn miến không mà ăn kèm với các thực phẩm khác.
Video đang HOT
BS Cường kể 20 năm nay ông kiên trì giải thích cho người bệnh đái tháo đường không thay miến dong bằng cơm nhưng đều không có tác dụng nhiều. Đa số bệnh nhân lại tin mạng xã hội, tin những người cùng bị bệnh như mình hơn. Có cặp vợ chồng cả hai cùng bị đái tháo đường và cùng ăn khoai sọ thay các thực phẩm khác trong một thời gian kết quả đường huyết tăng chóng mặt, người chồng biến chứng nặng vào thận gây suy thận.
Dinh dưỡng với từng cá nhân
TS Phan Hương Dương – Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, cho biết tại Bệnh viện cũng gặp nhiều bệnh nhân đã quyết định bỏ cơm rồi chuyển sang ăn khoai sọ, miến dong. Nếu tính theo lượng gluco thì trong miến cao hơn cả phở.
TS Dương cho biết đái tháo đường là bệnh chuyển hóa từ chất dinh dưỡng từ bột đường, nên việc điều chỉnh yếu tố tham gia quá trình chuyển hóa rất quan trọng.
Đến nay các Guidelines về điều trị đái tháo đường vẫn hướng về thay đổi lối sống và tập luyện là nền tảng bắt đầu quá trình điều trị đến khi người bệnh cân bằng được đường huyết.
Dự phòng ở người có tiền đái tháo đường thì các hiệu quả cao nhất vẫn là dinh dưỡng tập luyện chứ không phải là thuốc.
Khi tiêm insulin vào cơ thể để đưa đường từ máu vào các mô của cơ thể để tế bào hấp thu được đường giúp cơ thể hoạt động. Buổi sáng bệnh nhân ăn 1 bát phở khoảng 90 gram gluxit, 1 bát xôi bé nhưng gluxit rất lớn phải tăng insuline, nếu ăn cháo thì giảm insuline tiêm vào vì vậy dinh dưỡng trong điều trị rất quan trọng nhưng mang tính cá nhân hóa tùy từng người bệnh chứ không phải chế độ của bất cứ ai cũng mang áp dụng cho nhau được.
Nhiều quan điểm không ăn tinh bột là sai vì khuyến cáo của thế giới một người cần ăn 130 gram tinh bột vì não sử dụng đường chứ không sử dụng thịt, vì vậy bột đường rất quan trọng không phải thấy đường máu cao là bỏ tinh bột sẽ nguy hiểm.
Cân bằng dinh dưỡng trong bệnh nhân đái tháo đường rất quan trọng. TS Dương cho biết người bệnh nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ điều trị cho mình. Nếu kiên trì thay đổi cộng với có thói quen luyện tập tốt chắc chắn đái tháo đường không còn đáng sợ hơn thay vì chỉ tìm cách ăn cái này, cái kia để đường huyết giảm nhưng không chịu luyện tập.
Trị tiểu đường bằng y học cổ truyền
Shao Changchun, bác sĩ, thành lập một bệnh viện y học cổ truyền tại Bắc Kinh ba năm qua chuyên nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Bác sĩ Shao tin rằng bệnh này có thể chữa được bằng y học cổ truyền.
Sử dụng Trung y, phục hồi tuyến tụy
Trong khi y học phương Tây coi tiểu đường là một bệnh nan y, người bệnh có thể phải tiêm insulin lâu dài và sử dụng các loại thuốc Tây y khác để kiểm soát bệnh, thì bác sĩ Shao Changchun lại có quan điểm khác. Năm nay 55 tuổi, bác sĩ Shao đã thăm khám và chữa cho nhiều người bệnh. Ông tập trung vào các bài thuốc giúp phục hồi tuyến tụy.
Bác sĩ Shao cho rằng hầu hết các bệnh viện hiện nay đều sử dụng Tây y, hoặc kết hợp Tây y và Trung y để điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, theo phương pháp của ông, bệnh viện sẽ chỉ sử dụng Trung y để chữa bệnh.
"Bệnh viện của chúng tôi chỉ điều trị bệnh tiểu đường type 2, vì bệnh tiểu đường type 1 có nghĩa là tuyến tụy đã bị hư hỏng. Người bệnh cần phải được tiêm insulin thường xuyên", bác sĩ Shao nói.
Mặc dù hiện nay có các công cụ chẩn đoán tiên tiến, song bác sĩ Shao cho rằng không dễ để phân biệt giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Trong trường hợp type 1, các tế bào của tuyến tụy bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, ngừng sản xuất insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu cho cơ thể. Trong khi ở bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin nhưng tuyến tụy vẫn có khả năng phục hồi.
Bác sĩ Shao cho biết khi chẩn đoán một bệnh nhân nặng, một số bác sĩ cho rằng đó là tiểu đường type 1 nhưng thực tế có thể không phải. Hầu hết trường hợp chẩn đoán nhầm đều liên quan đến thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ em, vì họ có các triệu chứng nghiêm trọng khác khi đi khám bệnh, ví dụ như nhiễm toan xeton, một biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu.
Có trường hợp một bệnh viện hàng đầu đã chẩn đoán một thiếu niên mắc tiểu đường type 1. Cậu được tiêm insulin từ năm 13 tuổi và bắt đầu gặp các vấn đề về phát triển ở tuổi 19 do tác dụng phụ của việc tiêm insulin. Sau khi được bác sĩ Shao điều trị, bệnh nhân này đã tiến triển tốt và theo ông đã được chữa khỏi. Chính từ trường hợp này mà nhiều người đã ủng hộ bác sĩ thành lập bệnh viện chữa trị tiểu đường type 2 bằng y học cổ truyền.
Shao Changchun, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Theo bác sĩ Shao, Tây y chỉ làm giảm lượng đường trong máu bằng cách phân giải đường trong máu tạm thời. Nó không giúp điều trị tận gốc bằng cách khôi phục chức năng tuyến tụy. Vì vậy, phương pháp của bác sĩ Shao sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc với cách tiếp cận tổng thể, bắt đầu từ nguyên nhân, khi điều trị bệnh tiểu đường.
Các bài thuốc của ông sẽ cố gắng giúp người bệnh tái tạo tuyến tụy. Bên cạnh thuốc Trung y, phương pháp điều trị cũng bao gồm các biện pháp khác như châm cứu hoặc sử dụng các miếng dán thuốc cho vùng da phía trên huyệt và làm nóng để tăng khả năng hấp thụ thuốc. Sau khi chữa trị theo Trung y, người bệnh có thể ngừng dùng thuốc Tây trong vòng một tháng và sau đó sẽ có tiến triển tốt.
Cần đánh giá thêm
Các nghiên cứu cho thấy tuyến tụy có thể được phục hồi. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell năm 2017 cho thấy những con chuột thực hiện chế độ ăn kiêng đã được chứng minh là có thể tái tạo tuyến tụy. Các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm liên quan đến các mẫu tế bào của con người cũng đã cho thấy khả năng tương tự.
Theo y học Trung Quốc, nguyên nhân của bệnh tiểu đường là từ sự ẩm ướt và nhiệt. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh cảm thấy có vị đắng trong miệng, khô và đau họng, đau răng, hôi miệng và nước tiểu sủi bọt có mùi nặng. Bác sĩ Shao nói: "Nguyên nhân gây ra nhiệt có thể là do ăn nhiều khiến bụng quá nóng, hoặc tức giận khiến gan quá nóng, hoặc lo lắng khiến tim quá nóng".
Để điều trị tuyến tụy, y học cổ truyền Trung Quốc loại bỏ nhiệt và ẩm trong một quá trình kéo dài khoảng sáu tháng. Những người có nhiều biến chứng hơn có thể cần thêm thời gian. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Shao, bệnh nhân bị tiểu đường càng lâu thì khả năng hồi phục càng nhanh.
Vì người bệnh đã phải uống thuốc và chịu đựng trong một thời gian dài, sẽ tự giác tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập sức khỏe, kiểm soát cảm xúc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Bệnh nhân được khuyên nên ở lại bệnh viện ít nhất một tuần để học cách ăn uống, vệ sinh và luyện tập.
Mặc dù vậy, một số ý kiến trong giới y học hoài nghi cho rằng cần phải nghiên cứu thêm về phương pháp này. Ji Linong, một nhà nội tiết học của Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, nói với trang web y tế Baidu Medical rằng cần đánh giá thêm về việc y học cổ truyền Trung Quốc có thể chữa bệnh tiểu đường type 2.
Theo bác sĩ Ji, có bằng chứng lâm sàng cho thấy việc sử dụng thuốc Trung y có thể kiểm soát mức đường huyết của bệnh nhân type 2 và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, liệu việc điều trị bằng Trung y có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường mạn tính hay không thì cần được nghiên cứu và đánh giá thêm.
Đối với bác sĩ Shao, ông tỏ ra tự tin khi cho biết gần một nửa trong số các bệnh nhân mà ông gặp đã có tiến triển tốt khi chữa bệnh tiểu đường bằng Trung y. Bác sĩ Shao cho biết kế hoạch của ông là phát triển một bệnh viện đa khoa chuyên về bệnh tiểu đường. "Bản thân bệnh tiểu đường không đáng sợ. Điều đáng sợ là những biến chứng của nó. Chúng tôi muốn tuyển dụng các bác sĩ chuyên môn để điều hành các phòng ban khác nhau phục vụ chữa trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chúng sẽ bao gồm da liễu, nhãn khoa và tim mạch", bác sĩ Shao nói.
Cá mòi giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường typ 2 Một nghiên cứu mới từ Đại học Oberta de Catalunya (UOC) và Viện Nghiên cứu Y sinh August Pi i Sunyer (IDIBAPS), đã phát hiện ra rằng việc ăn cá mòi thường xuyên giúp ngăn ngừa khởi phát của bệnh đái tháo đường typ 2. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy với số lượng lớn trong cá mòi như taurine, omega 3,...