Nhập viện vì đau lưng, bác sĩ phát hiện hàng trăm viên sỏi trong thận
Mới đây, ông N.V.T., 62 tuổi (trú Sơn Dương – Tuyên Quang) nhập viện vì đau lưng nhiều. Ông T. có tiền sử 20 năm phát hiện sỏi thận.
Nhập viện vì đau lưng, bác sĩ phát hiện hàng trăm viên sỏi trong thận
Cả trăm viên sỏi trong thận
Ông T. nhập viện trong tình trạng đau nhiều thắt lưng phải, kết quả cận lâm sàng cho thấy hình ảnh nhiều sỏi thận phải, đài bể thận giãn độ III. Ngay khi có kết quả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được bác sỹ tư vấn cần phẫu thuật lấy sỏi thận phải càng sớm càng tốt để có thể cứu thận phải của bệnh nhân,báo Infornet cho biết.
Theo người nhà bệnh nhân: bệnh nhân phát hiện sỏi thận cách đây hơn 20 năm, có uống thuốc nam điều trị tại nhà và sau đó không thấy đau hoặc những dấu hiệu bất thường của cơ thể nên cũng chủ quan không đi khám lại. Gần đây bệnh nhân đau bụng và lưng nhiều nên gia đình đưa đến viện khám.
Bác sỹ Hứa Văn Đức – Bác sỹ nội trú chuyên khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương người điều trị cho ông T. cho biết: thận phải của nam bệnh nhân có rất nhiều sỏi, nhiều viên sỏi kích thước lớn nên nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật rất cao, thậm chí xấu hơn là phải cắt thận để cầm máu có thể xảy ra.
Phẫu thuật trên bệnh nhân cao tuổi có tiền sử cao huyết áp có rất nhiều nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong ca mổ tuy nhiên với sự phối hợp ăn ý của cả kíp phẫu thuật hơn 100 viên sỏi trong thận phải của bệnh nhân đã được lấy ra, thận phải được bảo tồn và hiện tại bệnh nhân đã hồi mê đang được theo dõi tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện.
Các bác sỹ cho biết sỏi hình thành trong thận do nhiều yếu tố, chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng ảnh hưởng một phần đến quá trình hình thành sỏi. Để ngăn ngừa tái phát sỏi thận bệnh nhân cần phải tái khám sau phẫu thuật, uống nhiều nước (trên 2l/ngày) và thay đổi chế độ ăn uống.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ cho biết các dấu hiệu nhận biết sỏi thận.
Dấu hiệu cảnh báo sỏi thận
Theo bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Quang Cừ, Bệnh viện Đa khoa An Việt có nhiều loại sỏi thận nhưng hay gặp nhất là sỏi canxi, ngoài ra còn có sỏi cystin và sỏi acid uric.
Video đang HOT
Các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu cho biết, sỏi thận có nhiều dấu hiệu để cảnh báo trong đó những người có ba dấu hiệu dưới đây nhất định đừng chủ quan mà phải đi khám bác sĩ để có thể điều trị sớm.
Thứ nhất: đau lưng, bụng hoặc đau một bên
Người bệnh sẽ cảm giác đau đớn quanh thận (ở phần giữa lưng) và cơn đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi. Nếu cơn đau khiến không thể ngồi được thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Thứ hai: tiểu nhiều, tiểu buốt
Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Tiểu nhiều do sỏi làm cản trở việc đào thải nước tiểu ra ngoài, dẫn đến người bệnh không thể đẩy hết nước tiểu ra trong một lần tiểu, gây nên cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.
Viên sỏi không nằm yên trong thận mà di chuyển theo dòng nước tiểu. Hơn nữa, sỏi thường có nhiều gai sắc, nếu viên sỏi có kích thước lớn không thể trôi ra ngoài theo nước tiểu chúng sẽ cọ xát, tổn thương niêm mạc, gây nên cảm giác đau rát, tiểu buốt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Cảm giác đau buốt khi tiểu tiện xuất hiện rõ nhất khi sỏi trôi xuống niệu đạo hay nằm ở đoạn dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo.
Thứ ba: Nước tiểu có máu bất thường
Ở người bình thường, nước tiểu thường có trong, không màu hoặc hơi vàng. Nếu nước tiểu của bạn đục hoặc màu hồng, đi kèm một trong các triệu chứng phía trên, thì khả năng mắc sỏi thận của bạn là rất cao.
Màu đục của nước tiểu là do việc lắng đọng nhiều cặn bã hoặc do viêm nhiễm tạo mủ trong đường niệu. Còn nếu nước tiểu có màu hồng thì có thể đường tiết niệu của bạn đã bị tổn thương do sỏi va chạm, cọ xát vào niêm mạc. Ngoài ra, nước tiểu có màu bất thường xuất hiện kèm mùi hôi cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nếu phát hiện sỏi thận, người bệnh có thể được điều trị bằng một số phương pháp tán sỏi thương dùng hiện nay là tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng… Đây là những phương pháp tiên tiến được sử dụng nhiều hiện nay.
Theo bác sĩ Cừ, việc chữa trị sỏi thận hiện giờ không quá khó nhưng người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín, tránh những biến chứng có thể cho sức khỏe.
Ung thư tụy, căn bệnh nguy hiểm, rất dễ bị bỏ qua dấu hiệu sớm
Khi bệnh nhân ung thư tụy có dấu hiệu vàng da, giảm cân, khối u đã di căn sang các cơ quan khác. Chỉ có khoảng 10-15% trường hợp kịp phát hiện bệnh lúc có thể phẫu thuật được.
Cách đây hơn 1 tháng, nhạc sĩ Phó Đức Phương phát hiện mắc ung thư tụy trong tình trạng khá nặng. Hiện ông đang được điều trị tại bệnh viện ở Hà Nội.
Ung thư tụy là bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì khó phát hiện sớm. Thông thường, khi bệnh nhân nghi ngờ mình mắc bệnh và đi khám thì đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Trước đây, có nhiều nhân vật nổi tiếng mắc căn bệnh này. Đó là "Nữ hoàng nhạc soul" Aretha Franklin, Steve Jobs - nhà sáng lập Apple và bốn thành viên gia đình cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter.
Tụy nằm ở giữa các mạch máu nên việc phẫu thuật nhiều khó khăn. Ảnh: Mskcc
Tụy nằm ở đâu?
Tụy thuộc hệ tiêu hóa, nằm phía sau dạ dày, gần túi mật. Cơ quan này có hai chức năng chính là tiết ra men đổ vào tá tràng, giúp tiêu hóa thức ăn ở ruột non và tiết ra hormone insulin và glucagon đi vào máu tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể.
Triệu chứng và nguyên nhân của thư tụy
Các biểu hiện bệnh phổ biến là giảm cân không rõ lý do, đau bụng trên hoặc đau lưng, vàng da (không kèm đau, sốt)... Đây là các hiện tượng xảy ra do khối u đã xâm lấn vào đường mật, ống tụy, tá tràng.
Các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng đưa ra một số yếu tố khiến một người có nguy cơ cao. Đó là yếu tố di truyền và tiền sử gia đình (5-10% bệnh nhân có người nhà từng mắc bệnh).
Ngoài ra, hơn một nửa số người bệnh ung thư biểu mô tuyến tụy (dạng ung thư tụy phổ biến nhất) trên 70 tuổi.
Thêm vào đó, môi trường độc hại cũng là tác nhân gây bệnh như tiếp xúc khói thuốc, xăng dầu, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể phẫu thuật cắt tụy. Ảnh: 92newshd
Vì sao ung thư tụy nguy hiểm?
Tuy tỷ lệ người nhiễm ung thư tụy không cao so với các loại ung thư khác nhưng triệu chứng chỉ xuất hiện rõ khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Lúc đó, khối u đã quá lớn, chèn vào các cơ quan khác và việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.
Chỉ có khoảng 10-15% người kịp phát hiện bệnh lúc có thể phẫu thuật được. Thậm chí, sau khi điều trị, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát tới 85%. Ở trường hợp khả quan nhất, lượng bệnh nhân có thể sống trên 5 năm chỉ chiếm 25-30%.
Cách chữa ung thư tụy
Việc chữa trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và sức khỏe của người nhiễm. Cũng như các căn bệnh khác, việc phát hiện sớm sẽ tăng cơ hội bình phục tốt hơn.
Giải pháp hiệu quả nhất là phẫu thuật với nhiều hình thức khác nhau như cắt bỏ tụy hoặc một phần tụy; cắt bỏ đầu tụy, hang vị đoạn cuối ống mật chủ, các hạch lân cận.
Mặc dù có thể sống thiếu tụy nhưng nhiều bệnh nhân vẫn bị tử vong sau đó do gan hỏng.
Khi không thể phẫu thuật, bác sĩ có thể áp dụng xạ trị, hóa trị kéo dài sự sống cho người bệnh.
Nửa đêm đau lưng dữ dội, mẹ 3 con ngơ ngác phát hiện mang bầu, 20 phút sau đã đẻ Trải qua 3 lần mang thai, sinh nở nhưng bà mẹ này vẫn bị em bé thứ 4 "trốn" trong bụng suốt 9 tháng mà không hề hay biết. Thời gian gần đây, nhiều câu chuyện mẹ mang bầu suốt 9 tháng mà không hề biết, đến khi chuyển dạ mới bất ngờ nhận ra đã khiến nhiều người thắc mắc. Hầu hết...