Nhập viện vì đau bụng nhưng không ngờ bị cắt bỏ hoàn toàn lách
Trước nhập viện một ngày, bé gái 6 tuổi than đau bụng, nôn ói, gia đình chỉ nghĩ bé bị rối loạn tiêu hóa như thông thường.
Chiều 7-9, TS-BS Hoàng Đình Tuy, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện (BV) Quận 2 cho biết đơn vị vừa xử lý lá lách hoại tử cho bé gái NBTN (6 tuổi, ngụ Đồng Nai) bị xoắn lá lách hiếm gặp.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau vùng hông bên trái trước đó 24 tiếng. Tại Khoa cấp cứu, khi thăm khám, bé có biểu hiện ấn đau vùng bụng bên trái, không thấy nhiễm trùng mất máu. Kết quả siêu âm cho thấy lách của bé khá to, gấp đôi bình thường và không nằm ở vùng mạn sườn bên trái như thông thường mà nằm ở vùng hông bên trái. Do đó, các bác sĩ nghi ngờ lách của bệnh nhi bị lạc chỗ và có thể có tổn thương gây nhồi máu lách. Tiếp tục chụp CT scan có cản quang, các bác sĩ thấy mạch máu nuôi lách bị tắc nên nghĩ nhiều đến nhồi máu lách do xoắn lách.
Do đó, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật nội soi gấp để mong giữ được lách cho bé. Quá trình phẫu thuật, ê kip thám sát thấy lách nằm thấp hơn so với bình thường, lách sưng to, hoàn toàn tím đen, có vài điểm hoại tử. Bên cạnh đó, lách hoàn toàn không có dây chằng cố định lách với thành bụng trước và thành bụng sau.
Bé gái 6 tuổi bị cắt bỏ lách hoàn toàn vì bị xoắn lá lách hiếm gặp. Ảnh: HL
Theo BS Tuy, do thời gian nhập viện kéo dài trên 24 tiếng, lách đã hoại tử nên các bác sĩ bắt buộc phải cắt hoàn toàn lách cho bé. Sau phẫu thuật, bé hết đau, ổn định và có thể được xuất viện vài ngày tới.
Lách là cơ quan quan trọng sản sinh miễn dịch chống chọi lại các loại vi khuẩn thường gặp như tụ cầu, vi khuẩn gây viêm não. Sau ca mổ, bé được tiến hành tiêm vắc xin ngừa các bệnh lý này.
Video đang HOT
Anh Bùi Minh Đ., ba bệnh nhi cho hay vào một ngày trước khi nhập viện, bé bị đau bụng, ói, người nhà nghĩ bé bị rối loạn tiêu hóa nên mua thuốc cho uống thì sau đó bé bớt đau. Tuy nhiên, sau đó bé lại đau lại nên người nhà chở bé ra một phòng khám và được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, cho thuốc uống. Cơn đau không thuyên giảm và ngày càng tăng nên người nhà đưa bé nhập BV Quận 2.
BS Tuy khuyến cáo thời gian vàng để tháo xoắn lách, cố định lại lách là 6 tiếng kể từ khi có triệu chứng đau. Nếu nhập viện trễ, ngoài nguy cơ bị cắt bỏ lách, phần lách hoại tử có thể sản sinh ra huyết khối gây tắc mạch ở vị trí khác như não, tim, ruột…Bên cạnh đó, lách hoại tử quá lâu có thể tạo thành ổ áp xe gây nhiễm trùng cho bệnh nhân.
Theo BS Tuy, lách nằm ở vị trí bất thường, không có dây chằng là một bệnh lý bẩm sinh rất hiếm gặp. Bệnh thường vô tình được phát hiện trong lúc khám cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bỗng dưng bị đau bụng bất chợt sau đó cơn đau giảm dần hoặc đau dồn dập, nôn ói, chướng bụng thì nghi ngờ nguy cơ bị xoắn lách. Lúc này, người nhà nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Ăn hải sản theo cách này chẳng khác gì nạp "thạch tín" vào cơ thể, nhiều người vẫn vô tư mắc phải
Ăn các món hải sản không đúng cách sẽ khiến dinh dưỡng biến thành "thạch tín", đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.
Để thưởng thức hải sản một cách an toàn và bổ dưỡng nhất, hãy nhớ kỹ những lưu ý dưới đây:
Vừa ăn hải sản vừa uống bia rượu: Cẩn thận bệnh gout
Các loại tôm, cua, cá... khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric. Lượng acid uric dư thừa quá nhiều trong cơ thể chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe con người.
Hải sản và hoa quả: Gây đau bụng
Các loại hải sản như cua, tôm, cá... thường chứa hàm lượng cao protein và canxi. Trong khi đó, hoa quả lại rất giàu acid tannic. Canxi trong hải sản kết hợp với acid tannic trong hoa quả sẽ tạo thành canxi không hòa tan gây kích thích tiêu hóa, dẫn tới các phản ứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và một số triệu chứng ngộ độc khác.
Ăn các món hải sản không đúng cách sẽ khiến dinh dưỡng biến thành "thạch tín" đối với cơ thể. Ảnh minh họa
Uống trà sau khi ăn hải sản: Nguy cơ cao mắc sỏi thận
Lá trà cũng có đặc tính tương tự như hoa quả - rất giàu acid tannic. Uống trà ngay sau khi vừa ăn hải sản sẽ cản trở quá trình hấp thu protein và tạo thành canxi không hòa tan, gây đau bụng và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Thời điểm tốt nhất để thưởng thức trà sau khi ăn hải sản là khoảng 2 tiếng.
Không ăn sống hải sản, nấu tái:
Chị em nội trợ lưu ý, để giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng, độ ngọt và thơm ngon của hải sản, chị em nên nấu chín thực phẩm bằng các phương pháp hấp, luộc, nước, xào, chiên rán. Để khử sạch mùi tanh của hải sản, bạn có thể sử dụng hành, tỏi, muối trắng và rượu nấu ăn. Trong hải sản thường có nhiều ký sinh và vi trùng. Vì vậy, bắt buộc phải nấu chín kỹ mới đảm bảo an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Không luộc hấp hải sản đông lạnh:
Với hải sản đông lạnh, để lâu ngày trong ngăn đá không nên hấp, thay vào đó nên chiên, xào, rán. Với hải sản trữ đông trong thời gian dài sẽ hình thành nhiều vi khuẩn, protein bị tiêu hao, dinh dưỡng và hương vị không còn vẹn nguyên như thủa ban đầu. Thế nên nếu hấp, thịt hải sản sẽ khô, bở, kém ngon.
Không ăn hải sản đã chết ươn, không còn tươi sống:
Chị em nên chọn hải sản tươi sống để đảm bảo trọn vẹn giá trị dinh dưỡng và hương vị của món ăn. Nếu là hải sản ướp đá, bạn nên xem xét thật kỹ, nếu hải sản đã bị sình ươn, chảy nhớt, mềm nhũn, có mùi khó chịu tốt nhất không nên mua.
Hải sản khi chết, được bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đặc biệt là cá ngừ, cá thu,... thịt cá rất dễ biến thành chất độc, do axit amin histidin trong thịt cá biến thành histamine khiến con người bị đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở...
Vì sao bệnh nhân ung thư đại tràng ngày càng trẻ hóa? Từ đầu năm đến nay, Mỹ ghi nhận 18.000 người mắc ung thư đại tràng dưới 50 tuổi. Rachel Winegar (30 tuổi) là bà mẹ 3 con ở Colorado, Mỹ. Trong suốt khoảng thời gian dài, Rachel luôn bị dày vò bởi cơn đau bụng, ra máu trực tràng, đầy hơi, buồn nôn. Người phụ nữ này chỉ nghĩ rằng mình bị rối...