Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuố.c vào tay
Sau khi nhờ người nhà tiêm thuố.c 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.
Người phụ nữ 54 tuổ.i (trú tại xã Mỹ Thuận, Tân Sơn, Phú Thọ) được đưa vào Trung tâm y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) cấp cứu trong tình trạng tức ngực, kích động.
Trước đó, bệnh nhân đã được người nhà có chuyên môn y tế tiêm 1 lọ thuố.c Neutrivit 5000mg vào vùng bắp tay. Sau tiêm, bà đau nhức, căng tức vùng cánh tay phải, tức ngực, khó thở, choáng váng đầu óc, buồn nôn, nôn nhiều lần ra thức ăn lẫn dịch dạ dày.
Tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, bệnh nhân bị tình trạng kích động, sưng nề căng cứng vùng bắp tay phải lan lên cổ ngực và lan xuống bàn tay, mất vận động và cảm giác các ngón tay cùng bên.
Các bác sĩ cho bệnh nhân làm xét nghiệm có nhiều chỉ số bất thường, bao gồm tình trạng tiêu cơ vân cấp. Bà được điều trị bằng các biện pháp hồi sức tích cực như đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch, lợi tiểu…
Video đang HOT
Hiện tại, tay phải bệnh nhân đã đỡ sưng nề, bớt đau nhức. Người bệnh vẫn cần tiếp tục điều trị thêm cho đến khi các chỉ số xét nghiệm về giới hạn bình thường.
Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo khi người dân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe hãy đến địa chỉ đảm bảo chất lượng chuyên môn và đáng tin cậy để được chăm sóc sức khỏe an toàn và tốt nhất.
Tiêm thuố.c đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như: ống tiêm, kim tiêm, kim truyền thì phải có bộ dây truyền và vô trùng. Người tiêm thuố.c không thông thạo cách tiêm có thể gây ra tai biến như tiêm tĩnh mạch calcium clorid phải tiêm thật chậm, tiêm thuố.c không đúng chỗ sẽ làm thương tổn dây thần kinh.
Thuố.c tiêm có tác dụng nhanh và tiếp thu trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn thì rất tai hại, thậm chí nguy đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính.
Nhập viện với bàn chân sưng phù do đắp lá trị rắn cắn
Bệnh nhi 15 tuổ.i đến viện với bàn chân sưng phù, rối loạn đông má.u do tự đắp lá trị rắn cắn tại nhà.
Trong lúc đi ra sau nhà, em N.T.T.A. (15 tuổ.i, Đồng Thắng, Triệu Sơn) đột nhiên bị rắn cắn vào gót chân trái. Ngay sau đó, vị trí bị cắn bắt đầu sưng to.
Tuy nhiên, gia đình không đưa trẻ đến bệnh viện mà tự xử trí bằng cách đắp lá. Đến khi các triệu chứng sưng, đau tăng, phụ huynh mới chuyển bệnh nhi xuống Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để điều trị.
Sức khỏe bệnh nhi đã ổn định và được xuất viện sau 4 ngày. Ảnh: BVCC.
Người bệnh nhập viện trong tình trạng vùng gót chân trái có vết rắn cắn, sưng nề, bầm tím xung quanh, rối loạn đông má.u. Qua tìm hiểu, gia đình cho biết loại rắn cắn vào chân em A. là rắn lục tre.
Ngay lập tức, các bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu đã tiến hành sơ cứu, bất động, băng ép, vệ sinh, sát khuẩn tại chỗ vết cắn, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn lục tre theo phác đồ của Bộ Y tế.
Sau khi được điều trị, tình trạng bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, các chỉ sốt xét nghiệm ổn định dần, vết thương cũng tiến triển tốt hơn. Người bệnh ổn định sức khỏe và được ra viện sau 4 ngày điều trị.
Hàng năm, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong tình trạng ngộ độc cấp do rắn độc cắn. Một số loại rắn thường gặp có thể kể đến như rắn hổ, rắn lục, rắn cạp nia.
Một sai lầm phổ biến khi bị rắn cắn là vẫn còn nhiều bệnh nhân sơ cứu bằng các bài thuố.c dân gian không rõ nguồn gốc, dẫn đến khi vào viện tình trạng đã rất nặng, nhiều biến chứng, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo khi bị rắn cắn, dù là rắn thường hay rắn độc, người bệnh cũng phải giữ được bình tĩnh, không hoảng sợ. Cần hạn chế cử động chân tay, nhất là ở vùng bị rắn cắn vì chất độc có thể đi vào cơ thể và lây lan nhanh.
Bên cạnh đó, nạ.n nhâ.n nên lập tức cởi bỏ trang sức ở tay, chân nơi bị cắn để tránh làm phù nề. Áp dụng các biện pháp băng ép bất động đối với một số loài rắn hổ, không băng ép khi bị rắn lục cắn.
Khi sơ cứu xong, cần đưa ngay nạ.n nhâ.n đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tránh bỏ lỡ "thời gian vàng" làm ảnh hưởng đến tính mạng.
Tập thể thao quá sức, gặp hiểm họa khôn lường Rèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động thể lực luôn là phương pháp đem lại lợi ích, song không có nghĩa là càng tập nhiều càng tốt. Thực tế thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục tiếp nhận những trường hợp nhập viện do luyện tập thể dục, thể thao quá sức, không đúng cách,...