Nhập viện do tin dùng thuốc Nam không rõ nguồn gốc
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nam (49 tuổi, Hà Nội) nhập viện do chỉ số vàng da tăng cao, gan nhiễm độc.
Bệnh nhân nhiễm độc gan vì dùng thuốc nam được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC
Khai thác tiền sử, các bác sĩ phát hiện, bệnh nhân bị sỏi thận nhiều năm nhưng người này không thường xuyên khám và điều trị.
Đáng chú ý, 10 năm trước, bệnh nhân từng uống thuốc Nam và tiểu ra sỏi. Từ đó, bệnh nhân không đi khám vì không thấy đau.
Gần đây, trong lần đưa người nhà đi khám, bệnh nhân “tranh thủ” vào siêu âm có kết quả sỏi thận nhiều 2 bên. Thay vì đến viện để được các bác sĩ tư vấn và điều trị, người bệnh về nhờ hàng xóm mua hộ thuốc Nam không rõ nguồn gốc, không nhãn mác để điều trị sỏi thận.
Uống được nửa tháng, thấy ngứa trong người, mệt mỏi, ăn kém vàng da tăng dần, bệnh nhân mới chủ động đến cơ sở y tế khám. Bệnh nhân được điều trị và theo dõi tại Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Video đang HOT
Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số vàng da tăng rất cao – bilirubin lên đến 322 micromol/lít. Trong khi đó, chỉ số bình thường là dưới 17. Kết quả siêu âm thận có nhiều sỏi.
Sỏi lớn nhất có kích thước lên đến 2,4cm. Sau thời gian điều trị, tình trạng vàng da của bệnh nhân cải thiện rất nhiều. Các chỉ số men gan và bilirubin cũng giảm gần về bình thường.
BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ: “Bản chất của thuốc Nam rất tốt. Tuy nhiên, khi bảo quản, có cơ sở đã dùng diêm sinh hay lưu huỳnh hoặc có một số chất bảo quản, phụ gia khác. Các chất đó có thể gây ra vàng da, men gan tăng cao dẫn đến các chức năng của gan bị suy giảm, không đảm bảo được các chức năng bình thường”.
Khi những chất độc này vào cơ thể, chúng làm hủy hoại tế bào gan, dần dần làm suy giảm chức năng gan. Khi gan không đảm bảo được các chức năng bình thường thì dẫn đến suy gan, suy đa tạng như hội chứng não gan, hội chứng gan thận. Khi đó, bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê gan, tiên lượng tử vong cao.
Suýt mất mạng vì tự ý dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc
Không ít bệnh nhân nhập viện với biến chứng nặng như suy đa tạng, nhiễm độc chì... sau khi tự ý dùng thuốc nam, thuốc đông y cổ truyền không rõ nguồn gốc điều trị bệnh.
Nhiều ca nhập viện biến chứng nặng
Mới đây, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang diễn tiến nặng sau khi mắc thủy đậu.
Trước khi phải nhập viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực kèm theo mệt nhiều. Trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.
Người nhà bệnh nhân mua thuốc nam về sắc cho uống, nhưng không đỡ, được đưa vào cơ sở y tế gần nhà điều trị. Tại đây bệnh nhân được sử dụng thuốc Dexamethasone (một thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh) dạng tiêm.
Bệnh nhân mắc thủy đậu nhập viện trong tình trạng bội nhiễm, nguy cơ tử vong cao vì trước đó tự ý dùng thuốc nam điều trị.
Sau đó, bệnh thủy đậu đột ngột tiến triển nặng lên, mụn phỏng nước nổi dày đặc toàn thân, bệnh nhân sốt cao 40-41 độ C, đau nhiều vùng thắt lưng, không đi lại được, bụng chướng căng, bí trung đại tiện, xuất hiện nhiều mụn mủ trên da. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh rồi chuyển lên Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc thủy đậu mức độ nặng có bội nhiễm; Liệt ruột cơ năng, nguy cơ tử vong cao. Sau một tuần điều trị tích cực, bệnh nhân cũng dần ổn định, sốt giảm, ý thức tỉnh táo, ăn được, bụng đỡ chướng, các xét nghiệm đông máu dần cải thiện.
Theo BS Trần Văn Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khi có các triệu chứng bệnh thủy đậu, người bệnh cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp thủy đậu có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thuộc nhóm cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch) hoặc có biến chứng thủy đậu, thì sẽ được nhập viện để theo dõi sát và điều trị tích cực. Khi bị thủy đậu, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là các thuốc có chứa thành phần corticosteroid, làm tăng nguy cơ diễn biến nặng.
Trong thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi 3 tuổi, ở Thanh Hóa bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch, do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.
Tại Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận không ít bệnh nhân đến cấp cứu trong tình trạng suy đa tạng vì tự ý sử dụng thuốc nam, thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh lý như đái tháo đường, viêm gan B hay sỏi thận, sỏi túi mật...
Cần nói không với thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc
BS Vũ Văn Đại, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện TWQĐ 108 chia sẻ, việc tự ý mua và sử dụng các loại đông dược xuất xứ không rõ nguồn gốc, thuốc rởm, thuốc kém chất lượng và chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đã khiến không ít người bị ngộ độc, suy gan, suy thận, thậm chí tử vong...
Hàng nghìn năm trước khi tiếp cận với thuốc y học hiện đại, cha ông chúng ta đều dùng thuốc y học cổ truyền. Nhìn chung, đây là giải pháp mang đậm tính tự nhiên, gần gũi và thân thiện với cơ thể con người, nhiều loại vừa là thuốc vừa là thực phẩm. Có những vị thuốc có độc tính như: Phụ tử, Ô đầu, Mã tiền, Ba đậu, Thần sa, Hùng hoàng... Tuy nhiên, với sự bào chế đúng cách, được các thầy thuốc chính danh chỉ định và sử dụng với liều lượng phù hợp thì hoàn toàn không có các tác dụng ngoại ý. Nhưng hiện nay, vì mục đích trục lợi hoặc do trình độ hạn chế nên các vị thuốc của đông y đã bị người ta sử dụng bừa bãi, bào chế không đúng cách và cá biệt có nơi trộn thêm tân dược thuộc nhóm Non steroid hoặc Steroid để nhằm đạt hiệu quả nhanh mạnh và từ đó dễ kiềm tiền từ người bệnh.
Người bệnh luôn có tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương" hay "đói thì ăn, đau uống thuốc". Với những lời quảng cáo "có cánh", lại sính thuốc ngoại, nên không ít người tin, thậm chí sẵn sàng bỏ số tiền lớn để mua dùng "điều trị triệt để, dứt điểm 100%" hay "không độc hại với cơ thể, hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên"...
Đặc biệt, với nhiều người mắc bệnh mạn tính như xương khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp... thì việc sử dụng thuốc tân dược kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi. Họ thường cho rằng thuốc đông y lành tính và mang tới hiệu quả cao. Vì vậy, dù chưa thăm khám, người bệnh đã vội "đặt cược" tính mạng, sức khỏe của mình cho những may, rủi, không thể lường trước hậu quả.
Việc tự ý mua và sử dụng các loại đông dược xuất xứ không rõ nguồn gốc, thuốc rởm, thuốc kém chất lượng và chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đã khiến không ít người bị ngộ độc, suy gan, suy thận, thậm chí tử vong...
Sau bữa ăn tối, 2 người tử vong, 5 trường hợp còn lại nhập viện Vài giờ sau bữa ăn tối của 7 bà cháu với món canh nấm hái trên nương và rau bí, 2 trẻ đau bụng dữ dội và lần lượt tử vong tại lán. Các bác sĩ nghi ngờ họ bị ngộ độc nấm. Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lai Châu, địa phương này vừa xảy ra một vụ ngộ độc...