Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng cao
Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc 9 tháng qua là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng qua, kim ngạch ước đạt 124,5 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,3 tỷ USD, tăng 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73,3 tỷ USD, tăng 20,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, nhập khẩu đạt 130,4 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 14,1% của 9 tháng năm 2014.
Riêng nhập siêu từ Trung Quốc 9 tháng là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014.(Ảnh minh họa: KT)
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp và sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện tử máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; vải; sắt thép; ô tô; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép; sản phẩm chất dẻo; bông; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Còn một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Chất dẻo, xăng dầu, hóa chất, gỗ và sản phẩm gỗ, sợi dệt.
Video đang HOT
Về cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 91,1% tổng kim ngạch. Nhập khẩu nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 8,9% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 9 tháng qua, với kim ngạch ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau là các thị trường như: Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.
Xuất khẩu ngày càng phụ thuộc lớn vào gia công, lắp ráp
Ở chiều xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước tính chung 9 tháng ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, xuất khẩu đạt 125,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 35,5 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng kim ngạch và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,2 tỷ USD, chiếm 70,6% và tăng 15,8%. Nếu trừ dầu thô thì khu vực này đạt 82,1 tỷ USD, chiếm 68,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 21,1%.
Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử máy tính và linh kiện; giày dép; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; túi xách, va li, mũ, ô dù; hạt điều.
Một số mặt hàng giảm cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu: Than đá, cà phê, gạo, sắt thép, chè. Riêng xuất khẩu dầu thô tuy tăng 4,7% về lượng nhưng lại giảm tới 47% kim ngạch (tương đương 2,7 tỷ USD).
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp chế tạo ước tính chiếm 45,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 39,6%. Đáng chú ý là xuất khẩu của 2 nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản đều giảm.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu với kim ngạch đạt 24,9 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp đến là EU, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tổng cục Thống kê đánh giá: “Xuất khẩu 9 tháng năm 2015 tiếp tục thể hiện sự phụ thuộc ngày càng lớn vào hoạt động gia công, lắp ráp. Nếu không tính 5 nhóm hàng chủ yếu (hàng dệt may, da giày, túi xách, balo, điện tử, điện thoại và linh kiện) thì giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước”.
Như vậy, tính chung 9 tháng, nhập siêu ở mức 3,9 tỷ USD, bằng 3,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu cao ở mức 15,8 tỷ USD (cùng kỳ năm 2014 là 4,1 tỷ USD); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục xuất siêu 11,9 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 3,7 tỷ USD).
Riêng nhập siêu từ Trung Quốc 9 tháng là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tác động của việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc và Việt Nam chưa thể hiện rõ trong kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu 9 tháng qua, nhưng trong quý IV có thể sẽ bị ảnh hưởng và nhập siêu từ Trung Quốc có khả năng tiếp tục tăng cao./.
Xuân Thân
Theo_VOV
TP HCM: 9 tháng lượng kiều hối đạt hơn 3,2 tỷ USD
Theo số liệu mới nhất của UBND TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 9-2015, lượng kiều hối về thành phố ước đạt 3,204 tỷ USD, bằng 65,3% so với cả năm 2014.
Sáng nay (24-9), UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố tháng 9, 9 tháng đầu năm, ước cả năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
Theo số liệu của UBND TP Hồ Chí Minh, về tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm ước đạt 649.499 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của 3 năm liên tiếp gần đây. Cả năm 2015, GDP thành phố ước tăng 9,8%, vượt kế hoạch đề ra (cùng kỳ tăng 9,6%).
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tháng 9-2015 tiếp tục giảm 0,47% so với tháng trước (cùng kỳ tăng 1,13%) với 6/11 nhóm hàng giảm. Trong đó, nhóm giao thông có mức giảm cao nhất, tác động mạnh đến CPI chung của thành phố. Dự kiến cả năm 2015, CPI của thành phố ước tăng thấp hơn 3%.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2016, UBND TP Hồ Chí Minh đã đề ra 30 chỉ tiêu. Trong đó, nhóm kinh tế (4 chỉ tiêu), nhóm xã hội (8 chỉ tiêu), nhóm môi trường (18 chỉ tiêu).
Năm 2016 cũng là năm đầu tiên thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) của cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng. Đây cũng là năm quan trọng thực hiện Đề án tái cấu trúc kinh tế TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020, vì vậy, thành phố phấn đấu GDP tăng trưởng từ 7,8% trở lên. Tin, ảnh: Nguyễn Lê
Theo_Hà Nội Mới
Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch 5 năm tới với tinh thần "tiến công" Trong hai ngày 16 và 17/9/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Tĩnh về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương. Thủ tướng quán triệt tinh thần "tiến công" khi giao nhiệm vụ thời gian tới cho địa phương. Thủ tướng chủ trì cuộc...