Nhập siêu tháng 6 ước khoảng 200 triệu USD
Theo số liệu từ cơ quan thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6/2014 ước đạt 24,4 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12,1 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 12,3 tỷ USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 70,9 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 69,6 tỷ USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 70,9 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 69,6 tỷ USD.
Video đang HOT
Như vậy, với mức nhập siêu tháng 6 ước tính 200 triệu USD đã kéo xuất siêu 6 tháng của toàn nền kinh tế Việt Nam ước đạt 1,3 tỷ USD, trong đó, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu khá cao với 8,5 tỷ USD và khu vực trong nước vẫn tiếp tục nhập siêu với 7,2 tỷ USD.
Đối với hoạt động xuất khẩu, kim ngạch tháng 6 ước đạt 12,1 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng 5.
Một số mặt hàng có kim ngạch tăng đáng kể trong tháng 5 là cao su 37,9% (44 triệu USD); hàng dệt may 13,3% (206 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ 14,3% (63 triệu USD)…
Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Đối với hoạt động nhập khẩu, kim ngạch tháng 6 ước đạt 12,3 tỷ USD, giảm 3,7% (478 triệu USD) so với tháng 5.
Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 69,6 tỷ USD, tăng 11%, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39,3 tỷ USD, tăng 11,6%, khu vực các doanh nghiệp trong nước tăng 10,3%.
Điểm đánh chú ý là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp vẫn duy trì ở mức tăng cao so với cùng kỳ như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 22,2% (1,9 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện 6,3% (237 triệu USD); kim loại thường khác 17,4% (244 triệu USD); nguyên phụ liệu dệt may, da giầy 28,5% (515 triệu USD); vải 17,9% (72 triệu USD).
Đây là một tín hiệu tích cực, phản ánh sự phục hồi của hoạt động sản xuất trong nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động được trong sản xuất khi mà các hoạt động nhập khẩu này vẫn chủ yếu phục vụ cho hoạt động gia công, lắp giáp của khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo Vietbao
Giao thương Việt - Trung vẫn bình thường
Ngày 2-6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Về việc Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc, Bộ Công Thương đã nhiều lần đề cập đến tình trạng này và có biện pháp khắc phục. Hiện có 2 cách để giảm nhập siêu từ Trung Quốc.
Một là tăng cường xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh, tới 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều mặt hàng của Việt Nam có giá cả cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Hai là giảm nhập khẩu bằng cách tăng cường sản xuất trong nước. Nhiều mặt hàng trong nước đã được tăng tỷ lệ nội địa hóa. Mặt khác, nếu cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được đẩy mạnh trong bối cảnh hàng Việt Nam đã khẳng định được chất lượng tại nhiều thị trường như: EU, Mỹ... sẽ góp phần tích cực vào việc hạn chế nhập siêu. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng lưu ý, cả người dân và doanh nghiệp không nên để tâm lý về sự kiện Biển Đông tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ANTD
Giật mình cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Nhập siêu tăng 100 lần trong 10 năm Dù được lý giải là gần, hợp trình độ của ta, song việc nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc (TQ) đang biến Việt Nam (VN) thành nền kinh tế "sao chép", lạc hậu mà hậu quả là không nhập khẩu được các hàng hóa tốt, công nghệ nguồn, công nghệ mới... Ngành hàng có thế mạnh, vẫn nhập khẩu Thông tin từ...