Nhập “rác không tiêu hủy” dễ biến Việt Nam thành bãi thải của thế giới
Kim loại, hợp kim, nhựa, thủy tinh… phế liệu vẫn được đề xuất cho phép nhập khẩu. Quy định này trong dự luật Bảo vệ môi trường “vấp” nhiều băn khoăn, lo ngại của UB Thường vụ QH vì thứ “rác không tiêu hủy” này dễ biến Việt Nam thành bãi thải của thế giới.
Ngày 20/2, UB Thường vụ QH khai mạc phiên họp thứ 25, thảo luận về luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Báo cáo về một số vấn đề lớn giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) của UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH-CN&MT) của Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu trong lần đầu cho ý kiến tại kỳ họp cuối năm 2013, cơ quan soạn thảo hướng phạm vi điều chỉnh của luật vào quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, quy định như vậy bao quát trách nhiệm của các tổ chức đối với bảo vệ môi trường, trong đó có trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khai mạc phiên họp thứ 25 của UB Thường vụ QH (ảnh: TTXVN).
Về vấn đề nhập khẩu phế liệu, dự thảo luật lần này đã chỉnh sửa lại quy định về nhập khẩu phế liệu, quy định cụ thể “phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: kim loại và hợp kim, giấy, thủy tinh và nhựa” yêu cầu phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có quy định chặt chẽ về danh mục phế liệu được nhập khẩu và điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu như tại Điều 78 “Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định rõ trong Luật nhóm phế liệu được phép nhập khẩu; bổ sung quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu được phép nhập khẩu; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước đồng thời cần có quy định chặt chẽ việc cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu nếu không Việt Nam sẽ trở thành bãi rác thải của thế giới.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cảnh báo, cần cân nhắc việc cho phép nhập phế liệu vì đó là nguồn nguyên liệu bỏ đi, các nước có trình độ khoa học cao hơn loại bỏ, không nên nhập lại. Ông Hiển chỉ rõ, dự thảo luật đưa ra danh mục nguyên liệu rất rộng, rất nhiều, kể cả những loại không thể tiêu hủy như sắt, thép, nhựa…
Video đang HOT
“Tôi cho rằng điều này cần cân nhắc, nếu không chúng ta thành bãi rác thải của thế giới” – ông Hiển nhắc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng không phản đối việc cho phép nhập khẩu phế liệu nhưng đề nghị cần có sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về yêu cầu đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư lớn có khả năng tác động xấu đến môi trường, UB KH-CN&MT tán thành quan điểm quy định 2 bước lập, đánh giá tác động môi trường. Cơ quan thẩm tra lập luận, thực tiễn trong thời gian qua, có một số dự án phải lập báo cáo đầu tư, xin chủ trương đầu tư nhưng sau khi lập đánh giá tác động môi trường thấy xuất hiện những tác động xấu đến môi trường, buộc phải đình chỉ dự án, gây lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội.
Dù đại đa số ủy viên Thường vụ tán thành hướng quy định này, vẫn có ý kiến cho cho rằng, đánh giá tác động môi trường 2 bước có thể dẫn đến sự phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà, tốn kém cho doanh nghiệp và đề nghị chỉ cần đánh giá một bước nhưng đảm bảo hiệu quả.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền đề nghị phân cấp quy hoạch bảo vệ môi trường có 2 cấp – cấp quốc gia và tỉnh. Còn đánh giá tác động môi trường 2 bước, theo ông Hiền, nên thực hiện nghiêm đánh giá bước đầu, nếu không sẽ khó khăn sau này khi dự án đã triển khai đi vào sâu sẽ rất khó khi quyết định dừng, đình chỉ dự án.
Cũng có ý kiến cho rằng, vấn đề làm thế nào đánh giá được đúng tác động đối với môi trường còn không nên quy định để cho nhà nước quyền quá lớn, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư. Kinh nghiệm của các nước là làm sao kịp thời, hiệu quả nhất, tránh phải “đẻ” bộ máy cồng kềnh, tiêu hao nhân lực.
P.Thảo
Theo Dantri
Đề xuất cho phép phụ nữ 16 tuổi được lấy chồng
Về độ tuổi kết hôn, đại diện Bộ Tư pháp và một số ý kiến đề nghị cân nhắc bổ sung quy định ngoại lệ đối với trường hợp nữ chưa đủ 18 tuổi.
Hạ tuổi kết hôn là không hợp lý
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, thực trạng kết hôn sớm theo tập quán vẫn diễn ra khá phổ biến ở một số vùng, miền dù quy định về độ tuổi kết hôn hiện hành đã được thực hiện ổn định trong thời gian dài.
Việc bổ sung quy định ngoại lệ giúp bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, đặc biệt là trẻ em được sinh ra trong trường hợp này. Nếu bổ sung quy định trường hợp ngoại lệ về tuổi kết hôn của nữ thì điều kiện phải chặt chẽ như giảm tối đa không quá 2 tuổi, được hai bên gia đình công nhận hoặc được sự đồng ý của người giám hộ, đã có con chung... Trên cơ sở luật định, Chính phủ sẽ hướng dẫn các trường hợp đặc biệt kết hôn từ đủ 16 tuổi.
Có nhiều phụ nữ - nhất là ở vùng dân tộc thiểu số - lập gia đình từ tuổi thiếu niên (ảnh minh họa)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nêu ý kiến: Theo quy định hiện nay, 17 tuổi 1 ngày nghĩa là thành 18 tuổi, giả sử hạ cũng chỉ là xuống 1 tuổi so với hiện hành.
Tuy nhiên đề xuất trên đã bị nhiều ý kiến phản đối. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: "Làm luật phải theo xu hướng tiến bộ, hạ tuổi của nữ xuống 16 tuổi được lấy chồng liệu có ngược xu hướng? Tuổi kết hôn đa số cao lên, nếu đưa được nữ lên 20 là mừng, đằng này lại đánh tụt xuống là không phù hợp với thực tế".
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện thẳng thắn cho rằng việc quy định hạ tuổi kết hôn sớm cho nữ mở rộng toàn xã hội là không nên. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì bổ sung: Phải có danh mục những đồng bào dân tộc thiểu số nào và độ tuổi kết hôn của họ thực tế thế nào. Phải rà soát kỹ lưỡng chuyện hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu mới đưa ra quy định...
Các ý kiến khác cùng cho rằng độ tuổi kết hôn không nên hạ xuống vì chúng ta đang xây dựng xã hội văn minh, không nên đi ngược lại với xu hướng chung.
Bỏ quy định ly thân
Trong ngày 13/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Theo báo cáo giải trình, tiếp thu: Nếu quy định BHYT bắt buộc cùng với việc Nhà nước hỗ trợ ngân sách cho một số nhóm dân cư tham gia BHYT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay rất khó để quy định về chế tài xử lý với người không tham gia BHYT bắt buộc. Qua thảo luận, các ý kiến đều cho rằng nên luật định việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc toàn dân.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, việc bổ sung chế định ly thân trong luật nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của các bên, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, vì đây là một vấn đề riêng tư, nhiều gia đình không muốn công khai tình trạng ly thân, dự thảo luật sửa đổi theo hướng quy định mềm dẻo hơn để bảo đảm quyền được lựa chọn của vợ chồng, đó là tự thỏa thuận ly thân hoặc thỏa thuận ly thân được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng.
Văn bản thỏa thuận ly thân nếu được công chứng sẽ giúp các bên có thêm cơ sở pháp lý và văn bản này cũng là điều kiện để tòa án giải quyết thuận tình ly hôn mà không cần phải qua thủ tục hòa giải.
Tuy nhiên, chế định này cũng có nhiều ý kiến phản đối. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thẳng thắn: "Không nên đưa chế định này vào luật". Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng: Ban soạn thảo cần rà soát lại vì liên quan đến quyền con người để phù hợp với Hiến pháp và các luật khác.
"Đề ra chế định ly thân là hình thức hóa, hành chính hóa càng làm mâu thuẫn vợ chồng tăng thêm. Mục đích của luật là hướng tới sự tốt đẹp mà lại quy định để vợ chồng thêm cách xa nhau là không phù hợp" - ông Lý nêu quan điểm.
Một số ý kiến nhận định việc đưa ra chế định ly thân là lợi bất cập hại. "Đưa ra chế định ly thân có hợp với văn hóa truyền thống không? Pháp luật phải theo văn hóa truyền thống" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần 1 tại kỳ họp thứ 6. Ban soạn thảo luật đang tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sau.
Theo Lương Kết
Vấn đề hôn nhân đồng giới lại "thổi bùng" tranh luận Dự luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) trở lại bàn nghị sự tại UB Thường vụ ngày 13/1, vấn đề "thổi bùng" tranh luận lại là độ tuổi kết hôn và việc chung sống giữa người đồng giới. Hạ tuổi kết hôn là luật "giật lùi" Với đề nghị hạ tuổi kết hôn của nam từ 20 tuổi như quy định...