Nhập ngũ sau khi trúng tuyển đại học: Cần công bằng để tránh tiêu cực
Ngay sau khi Bộ Quốc phòng, Bộ GD-ĐT đưa ra Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT bổ sung, sửa đổi về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng không ít băn khoăn về sự công bằng và tránh phát sinh tiêu cực.
Môi trường quân đội sẽ giúp thanh niên thực sự trưởng thành
Chỉ được tạm hoãn nhập ngũ nếu đã nhập học
Đại tá, Tiến sĩ, Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ GD-ĐT cho biết, quy định mới này xuất phát từ mục tiêu xây dựng nguồn lực quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong tình hình mới. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hành chiến đấu, hợp đồng tác chiến quân binh chủng phải tuyển chọn những công dân ưu tú, có sức khỏe, có trình độ văn hóa tốt, đặc biệt với những binh chủng, quân chủng được ưu tiên trang bị vũ khí hiện đại như phòng không – không quân, hải quân, tác chiến điện tử… càng cần người có trình độ cao, đáp ứng hình thức tác chiến công nghệ cao để bảo đảm thắng lợi.
Ông Minh cho biết, Thông tư liên tịch số 13 quy định công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường cùng một thời điểm thì thực hiện lệnh nhập ngũ, báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho trường bảo lưu kết quả nhập học để được tiếp tục học tập sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Trường hợp cùng nhận được giấy báo nhập học thời hạn phải có mặt nhập học trước, lệnh gọi nhập ngũ có thời gian quy định có mặt sau thời gian nhập học, công dân vẫn thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Chỉ những trường hợp đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương.
Video đang HOT
Thích ứng tốt với môi trường kỷ luật
Đây là tâm sự của thủ khoa ĐH Dược Hà Nội năm 2012 Lê Đức Duẩn. Duẩn đã chính thức trở thành chiến sỹ quân đội khi được gọi nhập học vào Học viện Quân y từ năm học 2012-2013. “Môi trường kỷ luật chắc chắn khiến nhiều thanh niên như chúng em chưa thể thích ứng ngay. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, chế độ nghỉ ngơi, học tập, rèn luyện sức khỏe, tăng gia sản xuất đều phát huy tính tích cực trong mỗi cá nhân” – Lê Đức Duẩn chia sẻ. Thay vì ngủ nướng do thức khuya trong thời kỳ ôn thi ĐH cộng với việc ít tham gia hoạt động thể chất, Duẩn cho biết, các bạn sinh viên dù là học sinh thành phố đều nhanh chóng quen với nếp sinh hoạt quân đội. “Bây giờ dù được về thăm nhà thì chúng em đều giữ thói quen dậy rất sớm, tập thể dục và tác phong ăn mặc, thu dọn đồ dùng gọn gàng”. Lê Đức Duẩn cho biết, so với thời kỳ mới vào trường, sức khỏe của cậu học trò nghèo vốn khá gầy gò đã cải thiện rõ rệt. “Mỗi bữa trưa em có thể ăn tới 4 bát cơm, bữa sáng 2 bát, bữa tối 3 bát. Kết quả là tăng cân nhanh chóng” – Duẩn vui vẻ.
Lo ngại tiêu cực
Dù nhất trí với thay đổi trong quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ, GS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh vẫn cho rằng cần có sự điều chỉnh cho hợp lý để đảm bảo công bằng giữa các thí sinh cùng tham gia thi tuyển ĐH. “Sẽ nảy sinh tâm lý căng thẳng nếu so với bạn mình được đi học vì nhận giấy báo trúng tuyển sớm hơn mình, trong khi bản thân chỉ chậm một vài ngày so với thời gian nhận giấy gọi nhập ngũ, phải gác việc học tập tận 2 năm. Theo tôi, cần có sự điều chỉnh thời gian cụ thể để các trường gọi thí sinh trúng tuyển cách thời gian gọi nhập ngũ khoảng 10 – 20 ngày” – GS. Văn Như Cương kiến nghị.
Bàn về khía cạnh khác, ông Vũ Xuân Hồng, Hiệu trưởng trường THCS -THPT Trần Quốc Tuấn trực thuộc Học viện Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng cho rằng, điều khiến nhiều người lo ngại là sự công khai, minh bạch trong công tác tuyển nghĩa vụ quân sự. “Nếu không thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, chỉ vì tác động, quan hệ cá nhân mà người này dù trúng tuyển ĐH cũng vẫn phải nhập ngũ còn người kia không đỗ vào đâu lại không phải nhập ngũ sẽ không công bằng” – ông Vũ Xuân Hồng cho biết. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm là người đã từng phục vụ trong quân ngũ, ông Vũ Xuân Hồng cho rằng việc nâng cao chất lượng lực lượng quân đội không chỉ quyết định bằng chất lượng chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ mà phụ thuộc chính vào lực lượng sĩ quan chuyên nghiệp. “Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ hơn nữa để hút được nhân tài, chất xám tham gia lực lượng quân đội”.
Theo ANTD
Thí sinh đỗ NV2 chật vật tìm nhà trọ
Không ít thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 2 ở Hà Nội đã đến trường nhập học thế nhưng họ vẫn phải ở nhờ phòng trọ hoặc thuê phòng với giá cao hàng triệu đồng. Lý do là vì đến thời điểm này cả ký túc xá và phòng trọ cho sinh viên thuê đã kín chỗ.
Từ cuối tuần trước sang đầu tuần này, nhiều sinh viên (SV) trúng tuyển nguyện vọng 2 tại các trường đại học tại Hà Nội đã đến trường làm thủ tục nhập học. Với nhiều SV lần đầu tiên đặt chân đến thủ đô thì điều lo lắng nhất vẫn làm tìm được phòng trọ để ở. Hiện nay, tại nhiều khu vực xung quanh các trường ĐH gần như không có phòng trọ, nếu có thì phòng giá cao ngất ngưởng. Em Đào Dung Huyền, quê ở Tuyên Quang, tân sinh viên ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cho biết: "Hai mẹ con em đã xuống nhập học trước hai ngày, thế nhưng đến khi nhập học rồi mà vẫn chưa tìm được nhà trọ. Mặc dù đã đi nhiều nơi xung quanh khu vực trường nhưng đều nhận câu trả lời hết, hoặc nếu có phòng thì giá 2 đến 3 triệu đồng. Mức giá cao như vậy nên em đang phải ở nhà chị họ để tiếp tìm nhà trọ".
Không tim được nhà trọ, hai mẹ con sinh viên Đào Dung Huyền được chủ nhà cho thuê phòng trên tầng với giá 2.500.000đ/tháng.
Còn Nguyễn Mạnh Hùng, quê ở Quảng Xương (Thanh Hóa), vừa trúng tuyển vào Trường CĐ In Hà Nội tâm sự: "Em đạp xe ba ngày rong ruổi khắp các ngõ ngách của khu Cầu Diễn (Hà Nội) nhưng chưa tìm được phòng trọ. Có lẽ phải thuê phòng trọ tiền triệu chờ người ở ghép".
Hiện tại thị trường nhà trọ ở Hà Nội luôn trong tình trạng cầu quá lớn so với cung, vì vậy đến thời điểm này nhiều SV trúng tuyển nguyện vọng 2 không tìm nhà trọ giá rẻ mà chấp nhận thuê giá cao dành cho hộ gia đình. Không chỉ giá nhà mà giá nước và giá điện đều bị đẩy giá lên. Nguyên nhân mà chủ nhà trọ đưa ra là đồng tiền mất giá, giá các thiết bị đều tăng nên giá cả nhà trọ đều phải tăng. Hiện nay, theo khảo sát của chúng tôi thì giá điện tại các nhà trọ có mức trung bình là 4.000 đồng/KWh. Giá nước trung bình từ 60.000 đến 70.000 đồng/người.
Giá phòng trọ không khép kín ở khu cầu Diễn (Hà Nội) như thế này là khoảng 1 triệu đồng/tháng.
Không ít tân SV không tìm được phòng trọ đành phải thuê nhà dành cho hộ gia đình để chờ tìm người ở ghép. Số tiền thuê nhà quá lớn (2 - 3 triệu đồng) khiến không ít phụ huynh và tân SV sốt ruột như ngồi trên đống lửa. Người thì sợ không tìm được người ở ghép. Người thì sợ nếu ở chung đông người thì không biết có học được không. Còn với Nguyễn Thị Thùy Linh - tân SV khoa Môi trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì còn nỗi lo lắng khác: "Em chỉ sợ bị lừa. Hiện nay không it người xin ở nhờ cuối cùng lừa lấy hết đồ đạc của người khác mang đi, không một lời từ biêt thì khổ lắm".
Nhiều phụ huynh không tìm được nhà trọ cho con nhập học nên đành chấp nhận thuê nhà trọ bình dân một ngày 50.000đ/người để con nhập học xong tiếp tục hành trình đi tìm nhà trọ. Bác Nguyễn Thị Hiền, quê ở Kiến Xương (Thái Bình) kể: "Lên Hà Nội đến nay đã ngày thứ 3 nhưng vẫn chưa tìm phòng trọ nên phải thuê phòng trọ bình dân ở. Mỗi ngày hai mẹ ăn uống, tiền nhà trọ cũng tốn 200.000đ. Thôi vì tương lai của con nên phải chấp nhận".
Tuấn Đức
Theo dân trí
Khổ sở tìm chỗ trọ mùa nhập học Từ đầu tháng 9 đến nay là đợt nhập học cao điểm của các trường trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh niềm vui trúng tuyển, các tân sinh viên và các phụ huynh "đi kèm" về thành phố với nỗi lo tìm kiếm chỗ trọ học, khi hầu hết ký túc xá của các trường chỉ đủ chỗ cho sinh viên thuộc...