Nhập ngũ không mất cơ hội học hành
Đại tá Bùi Văn Tâm, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP HCM, gửi gắm: “Thanh niên trúng tuyển ĐH, CĐ hãy yên tâm nhập ngũ nếu được tuyển chọn, việc nhập ngũ không làm mất cơ hội học hành và giấc mơ của các em”.
Phóng viên: Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân vừa yêu cầu Bộ Tư lệnh TP có trách nhiệm chỉ đạo ban chỉ huy quân sự các địa phương về việc nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2013. Vậy, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đang được tiến hành như thế nào?
- ại tá Bùi Văn Tâm: Bộ Tư lệnh đã chỉ đạo ban chỉ huy quân sự các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tiếp tục thực hiện nghiêm việc tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ hằng năm.
Từ đợt 2 năm 2013 trở đi, sẽ tiếp tục đột phá nâng cao chất lượng trong công tác tuyển quân, ưu tiên tuyển chọn những cán bộ công chức, viên chức đang làm việc ở các cơ quan ảng, nhà nước, đoàn thể xã hội còn trong độ tuổi; thanh niên có trình độ từ trung cấp đến H. Chọn hết thanh niên có sức khỏe loại 1, loại 2 và hạn chế thấp nhất loại 3.
Hiện nay, rất nhiều học sinh trúng tuyển kỳ thi H, C vừa rồi rất băn khoăn chuyện phải nhập ngũ. Ông có thể giải tỏa băn khoăn này?
- Vào cuối tháng 8, hầu hết các thí sinh trúng tuyển đã nhận được giấy báo nhập học vào các trường H, C trong cả nước. ây cũng là thời điểm hội đồng xét tuyển nghĩa vụ quân sự tại các địa phương phát lệnh gọi nhập ngũ cho những thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt 2. Nhiều thí sinh vừa biết kết quả trúng tuyển H, C đồng thời với lệnh gọi nhập ngũ.
Theo Thông tư liên tịch số 13/2013 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và ào tạo sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học trong cùng thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Video đang HOT
Thanh niên TP HCM hăng hái lên đường nhập ngũ trong đợt 1 năm 2013 Ảnh: Phan Anh
ối với công dân đã vào quân đội, nếu có giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ H, C, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nơi phát hành giấy báo nhập học bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Với những trường hợp có giấy báo nhập học sau khi đã nhập ngũ, kết quả sẽ được bảo lưu cho tới khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, thí sinh đã đăng ký nhập học rồi mới nhận lệnh gọi nhập ngũ, nhà trường có trách nhiệm báo cáo đơn vị tuyển quân và chính quyền địa phương là thí sinh này đã làm thủ tục nhập học và đề nghị học xong mới thực hiện lệnh nhập ngũ.
Ông đánh giá như thế nào về chất lượng công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2013?
- Rõ ràng là chất lượng công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2013 cao hơn nhiều so với trước đây. Những năm trước, nhiều trường hợp chỉ cần có giấy báo nhập học (có trường hợp không học – PV) nộp cho địa phương vẫn được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự. Tất cả thí sinh trúng tuyển H, C đều được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự nên chất lượng thanh niên nhập ngũ thấp, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa quân đội.
Thông tư liên tịch ra đời đã giải quyết công bằng xã hội, không những nâng chất lượng và trình độ văn hóa trong lực lượng thanh niên nhập ngũ mà còn tạo điều kiện cho các thanh niên được học tập, rèn luyện và hoàn thiện trong môi trường mới. Cụ thể, thanh niên có trình độ H, C, trung cấp đạt gần 26% (tăng hơn 7,95% so với đợt 2 năm 2012); sức khỏe đạt loại 1 và loại 2 cũng tăng hơn 11% so với cùng kỳ.
Nhiều phụ huynh, thí sinh lo lắng sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, việc tiếp tục học tập ra sao, ngành nghề liệu có còn phù hợp?
ại tá Bùi Văn Tâm cho biết đợt 2 năm 2013, TP HCM sẽ có 2.550 công dân nhập ngũ; trong đó Công an TP là 350, quân sự 2.200. Số lượng công dân nhập ngũ vào Quân chủng Hải quân năm 2013 là trên 400, tăng hơn 100 so với năm 2012.
- ây là tâm lý dễ hiểu. Tuy nhiên, phụ huynh cũng như thí sinh hãy yên tâm. Việc nhập ngũ không làm mất đi cơ hội học hành và giấc mơ của các em. Nhập ngũ không chỉ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc mà môi trường quân ngũ còn giúp thanh niên rèn luyện ý chí, sức khỏe, tính kỷ luật, bản lĩnh. Ngoài ra, Luật Nghĩa vụ quân sự cũng quy định: Sinh viên đã chấp hành nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp H sẽ được ưu tiên tuyển chọn và giới thiệu việc làm.
à Nẵng: Áp dụng nhưng không cứng nhắc Khánh Hòa: 1.000 thanh niên sẵn sàng nhâp ngũ Ngày 2/9, xung quanh việc tân sinh viên phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước rồi mới được học tiếp, đại tá Huỳnh Minh Chức, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP à Nẵng, cho biết chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, đồng thời tạo ra sự công bằng trong việc tuyển quân. Tuy nhiên, việc áp dụng sẽ không cứng nhắc mà phải vận dụng linh hoạt như tạo điều kiện cho con em những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học H để giúp gia đình sớm thoát nghèo. ối với những thanh niên vừa trúng tuyển H vừa nhận lệnh gọi nhập ngũ thì phải ưu tiên nhập ngũ, đồng thời bảo lưu kết quả thi để tiếp tục học tập sau khi xuất ngũ. Nếu thanh niên nào có nguyện vọng không tham gia nghĩa vụ quân sự để tiếp tục học tập thì phải làm đơn trình bày lý do để tổ dân phố xác nhận rồi gửi lên hội đồng quân sự địa phương xét duyệt. Những đối tượng được ưu tiên xét duyệt là con em gia đình nghèo, học giỏi; gia đình đã có nhiều người tham gia nghĩa vụ quân sự. Thượng tá Lê Thanh Sơn, Trưởng Ban Quân lực Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa, cho biêt tuyển quân đợt 2 năm 2013, tỉnh Khánh Hòa đã chuân bị sẵn sàng cho ngày hôi tuyên quân sắp đên với 1.000 tân binh giao cho 12 đơn vị quân đội trên cả nước. Theo thượng tá Sơn, khó khăn trong công tác tuyển quân năm nay là có nhiêu thanh niên vừa nhận lệnh gọi nhập ngũ vừa trúng tuyên vào các trường H, C. Vì vậy, các đơn vị tuyên quân phải phôi hợp với chính quyền địa phương đến gặp gia đình có con em chuẩn bị nhập ngũ để phân tích cho họ hiêu kết quả trúng tuyển H, C được bảo lưu, con em họ có thể học tiếp sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Theo H.Dũng – K.Nam
Theo Phan Anh (Người lao động)
Ca sĩ, diễn viên cũng phải nhập ngũ
Nam thanh niên đang là diễn viên, ca sĩ, người mẫu... nếu vẫn còn trong độ tuổi 18-25 và không theo học trường nào sẽ thuộc diện đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một thành viên của Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết Bộ Quốc phòng và Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự mới, gộp 4 luật đã sửa đổi, bổ sung từ năm 1981-2005.
Ưu tiên nhập ngũ
Theo vị này, việc Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 13/2013 chỉ nhằm xử lý những vấn đề liên quan đến nhập ngũ, chứ không điều chỉnh đối tượng thuộc diện miễn, hoãn nhập ngũ thời bình như quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự 2005 và nghị định hướng dẫn của Chính phủ. "Nội dung trong Thông tư 13 là hoàn toàn đúng luật. Muốn thay đổi diện miễn, hoãn nhập ngũ thời bình thì phải sửa luật ban hành năm 2005" - vị này nói.
Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định chỉ những người đang đi học mới thuộc diện hoãn nhập ngũ. Thông tư 13 chỉ một lần nữa tái khẳng định: Những người chưa thực sự học thì chưa đủ điều kiện để hoãn, người đang thực sự học thì được hoãn. Vì thế, dù đã trúng tuyển đại học, cao đẳng hoặc đang chờ nhận giấy báo nhập học nhưng có giấy báo nhập ngũ thì phải ưu tiên nhập ngũ trước.
Ông Phạm Quang Nghị - Bí thư thành ủy Thành phố Hà Nội - đến tiễn những người con ưu tú của Thủ đô lên đường nhập ngũ (Ảnh: Hồng Phú/Khampha.vn)
"Bộ Quốc phòng đang có chủ trương báo cáo Chính phủ để Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về việc sửa luật. Nếu được Quốc hội thông qua trong chương trình kỳ họp về xây dựng pháp luật thì năm 2014 mới bắt đầu thực hiện. Việc xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự mới chắc chắn sẽ điều chỉnh, thay đổi quy định liên quan đến đối tượng miễn, hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự thời bình sao cho hợp lý nhất" - vị đại diện Ủy ban Quốc phòng - An ninh nói.
Không có sự phân biệt
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên tư lệnh Quân khu 4 (Bộ Quốc phòng), điều 77 Hiến pháp 1992 quy định "công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia quốc phòng toàn dân".
Tuy nhiên, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được lấy ý kiến nhân dân đã bổ sung một nội dung mới: "Thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định". Điều đó cho thấy những suy nghĩ của ban soạn thảo đạo luật gốc - ảnh hưởng tới toàn bộ các luật khác về sau - trong tình hình xây dựng đất nước hiện nay là bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ xây dựng quốc phòng toàn dân, nhập ngũ để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi cần thiết còn có việc thực hiện những nhiệm vụ khác để xây dựng Tổ quốc về mặt kinh tế, chính trị vững mạnh.
Đại tá Nguyễn Minh Diệp, Cục Quân lực (Bộ Quốc phòng), cho biết trong đợt tuyển nghĩa vụ quân sự sắp tới (dự kiến vào tháng 8), nam thanh niên trong độ tuổi từ 18-25 ở các địa phương sẽ được gọi khám sức khỏe. Tùy theo yêu cầu huấn luyện, các địa phương sẽ được giao số lượng tuyển quân. "Nam ca sĩ, người mẫu hay diễn viên dù đã đi làm nhưng không tham gia học ở các trường lớp theo quy định thì không thuộc diện được miễn, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự và vẫn phải nhập ngũ bình thường, không có sự phân biệt nào cả" - ông Diệp nói.
Cần kịp thời phản ánh hiện tượng tiêu cực
Theo đại tá Nguyễn Minh Diệp, nếu người dân phát hiện những thanh niên đủ tiêu chuẩn nhưng không được gọi đi khám sức khỏe hoặc có dấu hiệu vi phạm, tiêu cực trong việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự (kể cả con em quan chức) thì phản ánh ngay tới chính quyền địa phương. Nếu phát hiện cán bộ làm công tác tuyển chọn, khám sức khỏe lợi dụng quy định về nghĩa vụ quân sự thời bình để vòi vĩnh, sách nhiễu thì người dân phản ánh ngay tới cấp lãnh đạo chính quyền địa phương hoặc ban chỉ huy quân sự quận, huyện để có điều kiện xác minh, xử lý kịp thời.
Theo 24h
Bộ GD lên tiếng về quy định nhập ngũ mới "Quân đội rất cần các em. Các em cần hiểu mình có vai trò rất lớn quyết định sức mạnh quân đội..." - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thiện Minh nói. Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư liên tịch số 13 sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi...