Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lần đầu vượt mốc 4 tỷ USD
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm nay và lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc nói trên.
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu lần đầu vượt mốc 4 tỷ USD. Ảnh: TL.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2021 kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đã đạt gần 4,14 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, đây là lần đầu tiên, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong 1 năm vượt mốc 4 tỷ USD. Trước đây, năm đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất là 2018 với hơn 3,9 tỷ USD.
Video đang HOT
Điều đáng chú ý là mới có 10 tháng đã vượt mốc 4 tỷ USD, vì vậy kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này sẽ còn tăng lên đáng kể khi kết thúc năm.
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu nhiều nhất từ Argentina. Trong 10 tháng năm 2021, nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,45 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2020, chiếm 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của cả nước.
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường Mỹ (thị trường lớn thứ 2) trong 10 tháng đạt 692,36 triệu USD, tăng mạnh 66,3% so với cùng kỳ, chiếm 16,7%.
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường Brazil trong 10 tháng tăng mạnh 42,2% so với cùng kỳ, đạt 487,37 triệu USD, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường EU trong 10 tháng năm 2021 cũng tăng mạnh 47,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 337,76 triệu USD. Nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á tăng 18%, đạt 297,29 triệu USD.
GDP của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 5,4% trong quý III/2021
Ngày 1/11, Cơ quan thống kê Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố số liệu tạm tính cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2021 của Hong Kong tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020 và tính trong ba quý đầu năm nay thì GDP của khu hành chính đặc biệt này tăng 7% so với một năm trước đó.
Cảng container hàng hóa Kwai Tsing tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: EPA/TTXVN
Phân tích theo các yếu tố chính cấu thành GDP, chi tiêu tiêu dùng cá nhân tăng 7% (quý II tăng 7,2%), chi tiêu tiêu dùng chính phủ tăng 4,1% (trong quý II tăng 3%), tổng vốn cố định tăng 11% (quý II tăng 23,9%).
Trong cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 14,3%, chậm lại đáng kể so với mức tăng 20,5% của quý II. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,5% sau khi tăng 21,4% trong quý II. Trong khi đó, xuất khẩu dịch vụ tăng 4%, cao hơn mức 3% của quý II và nhập khẩu dịch vụ tăng 6,4%, thấp hơn mức 10,6% của quý II.
Theo người phát ngôn của chính quyền khu hành chính đặc biệt Hong Kong, cùng với hoạt động kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi và tình hình dịch bệnh của Hong Kong cơ bản được kiểm soát, sự phục hồi của kinh tế Hong Kong ổn định hơn trong quý III. Tốc độ tăng trưởng của quý III tương đối vừa phải chủ yếu là do hiệu ứng cơ sở và hiệu quả kinh tế trong nữa đầu năm tốt hơn kỳ vọng. Tính chung cả ba quý I, II và III/2021, GDP tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, sau khi điều chỉnh theo mùa, GDP quý III tăng nhẹ 0,1% so với quý II.
Về tổng thể, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đáng kể trong quý III, đồng thời các hoạt động tiêu dùng liên quan tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, ngành du lịch của Hong Kong vẫn gần như đóng băng đã hạn chế đà phục hồi của nền kinh tế. Do đó, cộng đồng xã hội cần duy trì cảnh giác, nỗ lực thực hiện tiêm chủng vaccine rộng rãi hơn, điều này sẽ giúp nâng cao sức bền của nền kinh tế, cũng như đặt nền tảng cho sự phục hồi kinh tế toàn diện hơn.
Phân tích theo các yếu tố chính cấu thành chi tiêu, xuất khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng hai con số dưới sự hỗ trợ của nhu cầu bên ngoài vững chắc, trong khi xuất khẩu dịch vụ cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng vừa phải. Dưới tác động tích cực từ việc dịch bệnh được kiểm soát ổn định, tình hình thị trường lao động cải thiện và chương trình phát phiếu tiêu dùng, chi tiêu tiêu dùng cá nhân tiếp tục tăng trưởng khả quan. Đồng thời, triển vọng kinh doanh cải thiện đáng kể trong một năm qua đã thúc đẩy chi tiêu đầu tư tiếp tục tăng trưởng.
Triển vọng thời gian tới, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Hong Kong. Tuy nhiên, diễn biến của tình hình dịch bệnh, đặc biệt là sự đe dọa của các biến thể virus có khả năng lây lan nhanh hơn, cũng như nhiều nền kinh tế xuất hiện tình trạng tắc nghẽn cung ứng sẽ tiếp tục mang lại rủi ro suy giảm đối với triển vọng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, giá năng lượng leo thang và sức ép lạm phát cao của Mỹ, châu Âu khiến cho xu hướng chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương chủ chốt đối diện với sự không chắc chắn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, quan hệ Mỹ-Trung và diễn biến tình hình địa chính trị liên quan cũng rất đáng chú ý.
Dự kiến, số liệu GDP điều chỉnh quý III và dự báo tăng trưởng cả năm 2021 sẽ được công bố vào ngày 12/11/2021.
Mỹ nhập khẩu hàng trăm triệu găng tay y tế đã qua sử dụng, dính máu Một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của Đài CNN phát hiện hàng trăm triệu găng tay y tế đã qua sử dụng được doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu giữa cơn khát vật tư y tế do đại dịch Covid-19. Đài CNN ngày 24.10 công bố kết quả cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng cho thấy 200 triệu găng tay y...