Nhập khẩu ô tô tăng trở lại sau thời gian bị đứt nguồn cung
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan ngày 2/6/2020, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam bắt đầu tăng trở lại sau 4 tháng lao dốc do đứt nguồn cung.
Các dòng xe MPV cỡ nhỏ giá rẻ được nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, ước tính trong tháng 5/2020, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam là 5 nghìn chiếc, tăng ( 5,7%) về số lượng và tổng trị giá là 110 triệu USD, giảm (-15,8%) so với tháng trước.
Lượng nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2020 là 37 nghìn chiếc và trị giá là 800 triệu USD.
So với cùng kỳ năm 2019, lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm 2020 giảm 42,5% về lượng và giảm 44% về trị giá.
Nguồn cung từ ASEAN vẫn chưa được khơi thông, là nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng nhập khẩu lao dốc suốt 4 tháng đầu năm, đến tháng 5 mới tăng trở lại.
Các thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất vào Việt Nam là Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, trong đó khu vực ASEAN chiếm 80% kim ngạch.
Ngày 1/6/2020, đại diện truyền thông của công ty Visuco ( Suzuki Việt Nam) cũng xác nhận việc hãng phải hoãn ra mắt mẫu xe Suzuki XL7 do nhà máy Suzuki Indonesia phải tạm ngừng hoạt động kể từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5.
Cách tính giá xe nhập khẩu khi lăn bánh và được áp mọi loại thuế phí mới nhất
Có 3 loại thuế nhập khẩu ô tô và 5 loại phí mà một chiếc xe mới phải chịu khi nhập về nước ảnh hưởng lớn tới giá xe sau cùng. So với xe trong nước, ô tô nhập khẩu chịu nhiều thuế hơn. Vậy ô tô nhập khẩu phải chịu những thuế, phí gì?
Ô tô nhập khẩu từ các thị trường về Việt Nam phải chịu các loại thuế phí gì? Để nhập một chiếc xe về Việt Nam và lăn bánh ngoài đường, xe phải chịu nhiều loại thuế nhập khẩu ô tô. Trong đó, đáng kể là các loại thuế, phí sau:
1. Thuế nhập khẩu (50-70% giá trị xe)
Thuế nhập khẩu ô tô được hiểu là việc thu thuế của nhà nước đối với mặt hàng ô tô có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia khác khi được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Việc tính thuế nhập khẩu với mặt hàng ô tô cũng rất đặc biệt so với các mặt hàng khác trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chính sách đổi mới đã phần nào giảm bớt thuế cho ô tô tại một số thị trường.
Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia tại ASEAN: Dựa vào nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN kể từ 1/1/2018 sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn / Có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài / Có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe / Phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu / Bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng / Có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.
Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia khác: Hiện nay, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mẫu xe được sản xuất ngoài các quốc gia thuộc ASEAN là 70%.
Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được thông qua, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình bỏ thuế quan đối với ô tô con và linh kiện sau 9 đến 10 năm kể từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức thuế 0% sẽ được áp dụng: Sau 7 năm đối với các loại phụ tùng ô tô / Sau 9 năm đối với ô tô dung tích động cơ trên 2.5 L (với xe chạy diesel) hoặc trên 3.0L (đối với xe chạy xăng) / Sau 10 năm các loại ô tô khác.
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (40-150% giá trị xe)
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế áp dụng với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm hướng dẫn tiêu dùng xã hội và điều tiết một phần thu nhập của người nộp thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô nhập khẩu ở Việt Nam sẽ dựa vào dung tích xi-lanh để tính thuế. Căn cứ vào quy định tại văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH năm 2016 về hướng dẫn luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định.
STT
Hàng hóa, dịch vụ
Thuế suất (%)
4
Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
Video đang HOT
35
- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
40
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3
50
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
60
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3
90
- Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3
110
- Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3
130
- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3
150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống
15
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
20
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3
25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng
Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học
Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống
15
- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ
10
- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ
5
- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng
10
h) Xe motorhome (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh
75
3. Thuế giá trị gia tăng (VAT - 10% giá trị xe)
Thuế giá trị giá tăng (GTGT) áp dụng cho hầu hết các mặt hàng ở Việt Nam, bao gồm cả ô tô là 10%. Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật thuế Giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2016, cách tính thuế Giá trị gia tăng như sau:
Thuế giá trị gia tăng = (Giá nhập tại cửa khẩu Thuế nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng (10%). Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Do ô tô nhập khẩu không nằm trong danh sách miễn thuế (VAT = 0%) nên chủ sở hữu xe phải trả thêm 10% cho VAT.
4. Lệ phí trước bạ (10-12% giá trị xe)
Theo quy định, lệ phí trước bạ được tính tùy vào từng địa phương. Ngoài ra, kể từ năm 2018 thì loại phí này được áp dụng cho cả xe ô tô mới và cũ. Theo quy định chung tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì mức phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 9 chỗ là 10%. Các tỉnh thành có thể áp mức cao hơn tùy từng địa phương mình nhưng không được trên 15%. Tại TP.HCM, phí trước bạ đang là 10%, tại Hà Nội là 12% (giá niêm yết).
5. Phí đăng kiểm và phí bảo trì đường bộ
Đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi ở Việt đang phải chịu mức phí khi đi đăng kiểm là 340.000 đồng. Phí bảo trì đường bộ là loại phí mới được áp dụng trong khoảng 4 năm trở lại đây với mức giá là 1.560.000 đồng/năm và 3.000.000 đồng/2 năm.
7. Phí đăng ký biển số
Phí đăng ký biển sẽ được áp dụng tùy thuộc tỉnh thành như: tại khu vực TP.HCM sẽ có mức phí đăng ký biển số là 20.000.000 đồng và tương tự mức giá đó tại khu vực Hà Nội. Ngoài ra, các thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã: 1.000.000 đồng và các khu vực khác: 200.000 đồng
8. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm bắt buộc)
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, chủ xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Nếu không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chủ xe sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 46 năm 2016
Biểu phí bảo hiểm bắt buộc được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Loại xe
Phí bảo hiểm năm (đồng)
Xe ô tô không kinh doanh vận tải
Loại xe dưới 6 chỗ ngồi
437.000
Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi
794.000
Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi
1.270.000
Loại xe trên 24 chỗ ngồi
1.825.000
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)
933.000
Trên đây là những chi phí sơ bộ áp dụng cho ô tô tại thị trường Việt Nam. Mặc dù vậy, mức và biểu phí có thể thay đổi theo luật mới nhất.
Lưu ý: Các loại thuế phí từ mục 1 đến mục 3 sẽ tính vào giá bán niêm yết mà hãng đưa ra. Còn các loại thuế, phí từ mục 4 đến mục 8 khách hàng sẽ phải nộp sau khi mua xe, mà thông thường được gọi là chi phí lăn bánh.
II. Giá xe khi đến tay người tiêu dùng bị đội lên bao nhiêu?
Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại thuế khiến cho các xe nhập khẩu có giá bán chênh lệch khá nhiều so với giá gốc. Điều này thể hiện rõ ở các xe nhập Âu Mỹ có dung tích động cơ lớn. Ví dụ như đối với một chiếc Rolls-Royce Cullinan có giá gốc từ 325.000 USD tương đương hơn 7,5 tỷ đồng
Với thuế nhập khẩu kịch khung là 70%, giá xe sẽ lên 552.000 USD (khoảng 12,8 tỷ đồng)
Vì mang động cơ V12 6.75L với thuế tiêu thụ đặc biệt 150%, giá xe sẽ lên 1.380.000 USD (khoảng 32 tỷ đồng)
Với thuế VAT 10%, giá xe tại đại lý sẽ là 1.518.000 USD (khoảng 35 tỷ đồng).
Để lăn bánh, người dùng phải thêm thuế trước bạ và các chi phí khác, khiến xe tăng lên hơn 40 tỷ đồng (tăng gấp 5).
Tuy nhiên, đối với các dòng xe dung tích nhỏ và nhập khẩu từ ASEAN thì thuế nhập khẩu lại không quá lớn. Ví dụ như Mitsubishi Xpander có giá 215 triệu rupeé Indonesia, tương đương 365 triệu đồng.
Khi về Việt Nam, dòng xe này được miễn thuế nhập khẩu và chỉ tính thuế tiêu thụ đặc biệt cùng 1 số chi phí khác. Đến đại lý chính hãng, Xpander chỉ vào khoảng 550-650 triệu đồng.
Do đó, khi đến tay người tiêu dùng, giá lăn bánh Xpander chỉ vào khoảng 600-700 triệu tùy phiên bản (tăng gấp đôi).
Ô tô nhập khẩu từ Thái Lan lật ngược tình thế Thái Lan lại là nước xuất khẩu nhiều ôtô sang Việt Nam nhất trong tháng 4 vừa qua, với hơn 2.400 xe thông quan, cao gấp đôi Indonesia. Việt Nam nhập khẩu toàn bộ xe bán tải và hầu hết SUV 7 chỗ từ Thái Lan. Với 2.416 ôtô nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 4/2020, trị giá 50,5 triệu USD, Thái...