Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của châu Âu tăng vọt
Ngày 28/2, Cơ quan Năng lượng quốc tế ( IEA) cho biết nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng ( LNG) của châu Âu đã tăng vọt trong năm 2022 khi các quốc gia khu vực tìm cách bù đắp sự sụt giảm nguồn cung từ Nga.
Trạm trung chuyển khí đốt tại Werne, miền Tây nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo hằng quý về thị trường khí đốt công bố ngày 28/2, IEA cho biết trong năm 2022, châu Âu dẫn đầu mức tăng trưởng nhập khẩu LNG của thế giới, với mức tăng 66 tỷ m3, tương đương 63%, trong đó gần 70% do Mỹ cung cấp. Nhu cầu LNG tăng vọt từ các nước châu Âu đã đẩy giá mặt hàng này tăng cao, với doanh thu toàn cầu tăng gấp đôi lên 450 tỷ USD mặc dù khối lượng chỉ tăng 5,5%.
Theo IEA, LNG đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động khi Nga cắt giảm mạnh nguồn cung khí đốt cho châu Âu và là công cụ giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt trong năm 2022.
Video đang HOT
IEA dự báo năm 2023, nhu cầu khí đốt của châu Âu sẽ giảm 3% sau khi giảm 13% năm 2022. IEA cho rằng ngành điện châu Âu tiếp tục giảm tiêu thụ khí đốt do việc mở rộng năng lượng tái tạo và gia tăng sản xuất điện hạt nhân của Pháp sau khi công tác sửa chữa hoàn thành.
Việc sử dụng khí đốt trong công nghiệp dự kiến phục hồi 10%, trong khi việc tăng sử dụng khí đốt để sưởi ấm trong sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào thời tiết. Mùa Đông 2022-2023 ở châu Âu không quá khắc nghiệt đã giúp khu vực này tránh được tình trạng thiếu hụt khí đốt.
Theo cơ quan trên, châu Âu sẽ cần giảm 8% nhu cầu sử dụng nếu dừng hoàn toàn nguồn khí đốt của Nga vận chuyển qua đường ống. Mức tiêu thụ khí đốt toàn cầu giảm 1,6% năm 2022, xuống 4.042 tỷ m3 và sẽ chững lại trong năm 2023.
IEA: Thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, cho rằng các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.
Một cơ sở lọc dầu ở gần thị trấn Szazhalombatta, Hungary. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng và khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc phục hồi sẽ khiến thị trường thắt chặt, khi công suất LNG chỉ tăng thêm 20 tỷ m3 trong năm tới.
Trong khi đó, quyết định gần đây của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh về việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày là một quyết định "rủi ro" khi IEA nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ ở mức gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Đó là điều đặc biệt rủi ro khi một số nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Giá cả tăng trên toàn cầu đối với một số nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đang khiến người tiêu dùng thêm khó khăn khi lạm phát giá thực phẩm và dịch vụ đang tăng. Giá cao và khả năng phân phối có thể là điều bất lợi cho người tiêu dùng châu Âu khi mùa Đông sắp tới.
Với dầu mỏ, mức tiêu thụ dự kiến tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, khiến thế giới sẽ cần đến dầu mỏ của Nga để đáp ứng nhu cầu.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đề xuất cơ chế cho phép các nước mới nổi mua dầu của Nga nhưng với giá thấp để hạn chế nguồn thu của nước này sau xung đột tại Ukraine. Cơ chế này vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ tuần trước cho rằng thế giới vẫn cần dầu của Nga. Một tỷ lệ 80 - 90% lượng dầu của Nga được cung cấp ra bên ngoài là mức đáng khuyến khích để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, dù vẫn còn một lượng lớn dầu trong các kho dự trữ chiến lược có thể được giải phóng khi nguồn cung gián đoạn, hiện chưa có kế hoạch cho điều này.
EU thuê công ty khởi động việc mua khí đốt chung Ủy ban châu Âu hy vọng việc mua khí đốt chung sẽ giúp Liên minh châu Âu (EU) nạp đầy các kho dự trữ đã cạn kiệt trước mùa đông tới và thương lượng giá thấp hơn bằng cách sử dụng sức mua tập thể của các nước EU. EU đang xúc tiến việc mua khí đốt chung để đạt mức giá thấp...